Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Giảm phát thải khí nhà kính: Cần sự chung tay của cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều chính sách hỗ trợ và giải pháp giảm phát thải khí nhà kính đã được Hà Nội triển khai thực hiện, tuy nhiên, để giảm phát thải ngoài sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp thì rất cần sự chung tay của cả cộng đồng. Chỉ khi mỗi người dân, doanh nghiệp có ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế được các tác nhân gây ô nhiễm khi đó mới góp phần giảm thải khí nhà kính.
Kiểm soát khí thải từ xe máy: Nhiều lợi ích sao vẫn khó triển khai?
Thắt chặt quy chuẩn phát thải mang lại hiệu quả cải thiện chất lượng không khí
Nhức nhối vấn đề ô nhiễm không khí từ nguồn phát thải công nghiệp

Những nỗ lực đáng ghi nhận

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, năm 2015 tổng phát thải khí nhà kính của Hà Nội là 18,18 triệu tấn, tập trung ở 5 lĩnh vực: Năng lượng (gồm cả giao thông vận tải); các quá trình công nghiệp; nông nghiệp; sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và rừng; chất thải.

Giảm phát thải khí nhà kính: Cần sự chung tay của cộng đồng
Thời gian qua Hà Nội đã áp dụng công nghệ tiên tiến để làm sạch nước sông Tô Lịch.

Trong đó lĩnh vực năng lượng có tỷ lệ cao với 12,17 triệu tấn phát thải, dự báo năm 2030 tăng lên 42,74 triệu tấn, sử dụng điện trong dân sinh chiếm tỷ lệ cao nhất với 52%; phát thải trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 3,27 triệu tấn (2015), phát thải trong lĩnh vực chất thải 2,57 triệu tấn (2015), dự báo năm 2030 là 4,72 triệu tấn, trong đó phát thải CH4 từ bãi chôn lấp rác thải rắn chiếm tỷ lệ 43,2%. Trong hoạt động công nghiệp, tổng lượng phát thải khí nhà kính trên địa bàn Thành phố chủ yếu từ sản xuất xi măng khoảng 171.7 nghìn tấn CO2 (chiếm 100%).

Ðể giải quyết vấn đề nêu trên, từ năm 2016 thành phố Hà Nội đã tiến hành thống kê, đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý phát thải khí nhà kính. Theo đó, cùng với đề xuất các nhóm giải pháp trong hoạt động chôn, đốt rác thải, nước thải công nghiệp, sinh hoạt, hoạt động chăn nuôi, Thành phố còn khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo. Cùng với đó, triển khai các dự án hạn chế phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực quy hoạch đô thị, năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng, y tế, nông nghiệp, du lịch…

Ngoài triển khai các hoạt động tiết kiệm năng lượng nhằm giảm thiểu khí nhà kính, thực hiện nhiệm vụ này, thời gian qua, các sở, ngành liên quan đã triển khai nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực.

Sở Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền về ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố; lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về hành động thích ứng và giảm nhẹ gắn với các nội dung của kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và các hoạt động hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai nhiều giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong trồng trọt, chăn nuôi.

Đặc biệt, trên địa bàn Thành phố triển khai một số hoạt động nhằm giảm ô nhiễm không khí như thực hiện mô hình cánh đồng không đốt rơm rạ và phấn đấu đến năm 2020, không còn tình trạng đốt rơm, rạ trên địa bàn Thành phố; loại bỏ bếp than tổ ong nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường; thực hiện Chương trình 1 triệu cây xanh; tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm…

Còn trong công tác tác quan trắc, giám sát chất lượng môi trường và kiểm soát nguồn chất thải ô nhiễm môi trường, trên địa bàn Thành phố đã đưa vào vận hành các trạm quan trắc không khí, quan trắc môi trường nước…

Cần nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp

Bên cạnh đó với mục tiêu xây dựng kế hoạch hành động nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu với các cam kết giảm thiểu khí nhà kính, thành phố Hà Nội và tổ chức C40 (một mạng lưới của các Thành phố lớn trên toàn thế giới) đã ký thỏa thuận hợp tác nhằm giúp hai bên có cơ sở hợp tác hiệu quả hơn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và ứng phó với biển đổi khí hậu.

Giảm phát thải khí nhà kính: Cần sự chung tay của cộng đồng
Người dân tổ dân phố số 4 phường Khương Trung, quận Thanh Xuân,Hà Nội dọn dẹp, vệ sinh môi trường khu dân cư. (Ảnh: Lương Hằng)

Bà Lưu Thị Thanh Chi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) cho biết từ tháng 7/2019 đến tháng 12/2019, tổ chức C40 đã cử chuyên gia quốc tế và trong nước, cố vấn kỹ thuật của tổ chức C40 phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thu thập số liệu, rà soát các chiến lược, chương trình và kế hoạch hành động có liên quan về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho thành phố Hà Nội.

Trong đó sử dụng mô hình Pathways để cung cấp phân tích chiến lược giúp Thành phố xác định các hành động giảm nhẹ khí nhà kính cũng như các hành động ưu tiên; giúp Thành phố nhanh chóng nhìn rõ tác động giảm nhẹ của các chính sách và dự án đề xuất cũng như giúp xây dựng và so sánh các kịch bản khác nhau, xác định con đường tiến tới phát thải bằng không.

Cùng với đó, hưởng ứng các kế hoạch hành động của Thành phố, tại một số khu dân cư đã phát động các phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường, từ đó nhiều câu lạc bộ, tổ, nhóm tình nguyện được hình thành góp phần làm cho thành phố sạch hơn, văn minh hơn. Những việc làm tình nguyện đó giúp lan tỏa lối sống đẹp và thu hút ngày càng nhiều người chung tay bảo vệ môi trường, tuy nhiên phong trào này chưa phát triển rộng khắp ở các địa phương.

Do đó công tác ứng phó với biến đổi khí hậu của Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn, trong đó nguyên nhân một phần do nhận thức hạn chế của người dân, doanh nghiệp. Trên thực tế nhiều nơi chưa quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường nên rất ít mô hình sản xuất, tiêu dùng chú trọng đến phát thải khí nhà kính, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Vì vậy việc nâng cao nhận thức, huy động cộng đồng, doanh nghiệp chung tay trong cuộc chiến ứng phó với biến đổi khí hậu là rất quan trọng. Bởi chỉ khi các giải pháp được tiến hành đồng bộ, quyết liệt, ý thức cộng đồng được nâng cao thì mới hạn chế được tác nhân gây ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính...

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.
Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Triển khai công tác phòng, chống bão số 3, huyện Thạch Thất đã chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão. Do có sự chủ động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn huyện đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.

Tin khác

Hoài Đức tập trung khắc phục các hậu quả do bão số 3 gây ra

Hoài Đức tập trung khắc phục các hậu quả do bão số 3 gây ra

(LĐTĐ) Từ ngày 7/9 đến sáng 8/9, do chịu sự ảnh hưởng của cơn bão số 3 đổ bộ vào miền Bắc nước ta, trên địa bàn huyện Hoài Đức xảy ra mưa lớn, gây nhiều thiệt hại về tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Huyện Ứng Hòa: Khoảng trên 2.000ha lúa mùa bị đổ do ảnh hưởng của bão số 3

Huyện Ứng Hòa: Khoảng trên 2.000ha lúa mùa bị đổ do ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Sau bão số 3, theo thống kê, huyện Ứng Hòa không có thiệt hại về người do mưa bão. Tuy nhiên, có khoảng 50 cây xanh bị đổ, gây ảnh hưởng đến giao thông; về sản xuất nông nghiệp, ước khoảng trên 2.000ha lúa mùa bị đổ.
Huyện Đan Phượng khắc phục hậu quả sau bão, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống

Huyện Đan Phượng khắc phục hậu quả sau bão, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống

(LĐTĐ) UBND huyện Đan Phượng cho biết, tính đến sáng 8/9, trên địa bàn huyện chưa xảy ra tình trạng úng ngập cũng như sự cố đê điều. Tuy nhiên, mưa bão đã gây ra sự cố về điện, đổ 23 cột điện, 199 cây xanh bị gãy, đổ, nghiêng... Huyện đã huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống, sinh hoạt...
Đường phố Hà Nội ngổn ngang sau bão số 3

Đường phố Hà Nội ngổn ngang sau bão số 3

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đi qua đã gây ra nhiều thiệt hại về cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Ghi nhận sáng 8/9 tại một số tuyến phố trên địa bàn Hà Nội, nhiều tuyến đường tắc nghẽn do cây cối gãy đổ và các công trình công cộng bị hư hại.
Sau bão số 3, Thanh Trì có 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái

Sau bão số 3, Thanh Trì có 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái

(LĐTĐ) May mắn không có thiệt hại về người, sau cơn bão số 3 quét qua vào đêm 7/9, toàn huyện Thanh Trì có 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái. 52 hộ dân với 189 người đã được di chuyển tới nơi an toàn.
Hà Nội báo động lũ trên Sông Tích

Hà Nội báo động lũ trên Sông Tích

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, ngày 8/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã ban hành lệnh báo động lũ trên địa bàn Hà Nội.
Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, bão số 3 (bão Yagi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 8/9: Mưa to đến rất to, nhiều khu vực cảnh báo úng ngập

Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 8/9: Mưa to đến rất to, nhiều khu vực cảnh báo úng ngập

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 3, ngày 8/9, khu vực Hà Nội có mưa to đến rất to, nhiều nơi cảnh báo úng ngập.
Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi

Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi

(LĐTĐ) Báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 19h tối 7/9, trên địa bàn thành phố có thêm 1 người thiệt mạng do cây đổ trên đường Trần Duy Hưng.
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư  trần hỏng, nước tràn vào nhà

Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư trần hỏng, nước tràn vào nhà

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, những cơn mưa lớn kéo dài ở Hà Nội trong ngày 7/9 gây nhiều khó khăn cho người dân. Nhiều cư dân ở chung cư cao tầng bị nước tạt, chảy vào nhà. Trên mạng xã hội, xuất hiện không ít cảnh người dân hì hục thấm nước, tát nước ra khỏi nhà. Một số căn hộ, toà nhà còn bị sập trần.
Xem thêm
Phiên bản di động