Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Gìn giữ vẻ đẹp vốn có của hồ Văn

(LĐTĐ) Hồ Văn nằm trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Tại đây có gò Kim Châu, trước đây là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, nhất là các cuộc bình văn, bình thơ. Hiện nay, thành phố Hà Nội đã có chủ trương cải tạo gò Kim Châu, xây dựng Phương đình trên gò, góp phần gìn giữ vẻ đẹp vốn có của hồ Văn, đồng thời trả lại không gian văn hóa, sáng tạo, phục vụ cộng đồng.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám áp dụng nhiều biện pháp phòng dịch Xây dựng đô thị văn minh và những mô hình hay

Lưu giữ nét đẹp hồ Văn

Không gian hồ Văn rộng gần 12.000 m2, gồm hồ nước, sân vườn, đường dạo và một gò nổi giữa hồ (gò Kim Châu). Nguồn gốc của gò Kim Châu thời Lê và ở nhiều triều đại khác là nơi Nho sinh ra bình thơ, bình văn. Trên thực tế, trên tấm bia đá còn lại trên Hồ Văn cũng ghi rõ thời Lê trên gò Kim Châu có dựng Phán Thủy Đường là nơi tụ họp bình văn, đọc thơ của các sĩ phu Bắc Hà. Đến thời Nguyễn, nơi đây lại dựng đình ngói giữa hồ.

Gìn giữ vẻ đẹp vốn có của hồ Văn
Không gian hồ Văn là một một địa chỉ văn hóa quen thuộc của công chúng Thủ đô.

Hiện nay, Trung tâm Hoạt động văn hóa - khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn đang lưu giữ một số văn bia ghi lại quá trình tu sửa Văn Miếu, trong đó có tu bổ hồ Văn. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến cố lịch sử, tòa Phương đình trên gò Kim Châu đã không còn. Hồ Văn cũng từng có thời gian bị lấn chiếm. Ðến năm 2006, hồ Văn mới được bàn giao trở lại cho Trung tâm Hoạt động văn hóa - khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám quản lý. Tuy nhiên, phải từ sau năm 2016, các hoạt động như triển lãm, Hội chữ Xuân, hoạt động văn hóa trải nghiệm được diễn ra thì Hồ Văn mới bớt phần nhếch nhác.

Đến nay, Trung tâm Hoạt động văn hóa - khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã cải tạo một phần không gian hồ, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật tại đây, như Hội chữ Xuân vào dịp Tết Nguyên đán; các chương trình trải nghiệm văn hóa truyền thống cho trẻ em; tổ chức một số hội sách…, hồ Văn dần trở thành một địa chỉ văn hóa quen thuộc của công chúng Thủ đô. Song, không gian đúng nghĩa cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật để phục vụ cộng đồng, phát huy giá trị di tích vẫn chưa được thực hiện. Trong đó, gò Kim Châu vẫn chưa tìm lại được vẻ đẹp xưa.

“Ðiểm nghẽn” của quá trình khôi phục gò Kim Châu là do những năm trước đây, do sự buông lỏng quản lý, một số người dân đã tự ý xây một điện thờ trên gò. Năm 2016, một lần nữa người dân lại đem vật liệu để xây dựng, cải tạo công trình này. Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao Ủy ban nhân dân quận Ðống Ða chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, Công an thành phố Hà Nội, Sở Xây dựng, Ban Tôn giáo Thành phố xây dựng và thực hiện ngay phương án giải quyết tình trạng xâm hại di tích, giải tỏa, chấm dứt hoạt động xây dựng trái quy định tại khu vực gò Kim Châu.

Cũng cần phải nhắc lại, từ đầu năm 2017, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã cho ý kiến, cơ bản đồng ý về việc thỏa thuận chủ trương phục dựng tòa Phương đình và tôn tạo gò Kim Châu tại Hồ Văn. Tuy nhiên, gần 5 năm trôi qua, dự án vẫn chưa thể thực hiện. Trải qua quá trình lấy ý kiến cộng đồng, hoàn thiện phương án, với mong muốn trả lại không gian văn hóa đích thực cho hồ Văn, thành phố Hà Nội quyết tâm thực hiện và hoàn thành dự án mang tên “Phục dựng tòa Phương đình và tôn tạo gò Kim Châu”. Dự án đã nhận được sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và đã được khởi công trong tháng 7/2021.

Không chỉ dừng ở các chỉ đạo về chuyên ngành, ngày 3/5/2021, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ra văn bản chỉ đạo Sở Văn hóa Thể thao, Công an Thành phố, Ủy ban nhân dân quận Đống Đa, Ban Tôn giáo Thành phố về việc đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình thi công công trình phục dựng tòa Phương đình và tôn tạo gò Kim Châu tại hồ Văn.

Hồi sinh không gian văn hóa

Theo Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa - khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu, một trong những nhiệm vụ của dự án là phục dựng tòa Phương đình. Hiện nay, kiến trúc, chất liệu và phương án kỹ thuật đã được các chuyên gia thống nhất. Tòa Phương đình được phục dựng theo tiêu chí là kiến trúc duy nhất trên gò, nằm ở vị trí trung tâm trên trục thần đạo của tổng thể khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, mang dáng dấp đậm nét của kiến trúc Việt.

Một thay đổi đáng chú ý nữa chính là việc xây chiếc cầu đá dẫn sang gò Kim Châu. Nếu như trước đây mỗi lần di chuyển sang gò đều phải dùng thuyền gây mất an toàn. Sau khi tạm dừng hoạt động khu thờ tự phát, Trung tâm đưa thuyền lên bờ để tránh rủi ro. Cầu đá là giải pháp tối ưu khi tu bổ hồ Văn, đặt ở phía Tây Bắc hồ. Cầu bằng đá xanh Thanh Hóa, dài gần 17m, rộng hơn 2m chia làm 5 nhịp lớn, 4 hàng chân cột. Mảng trang trí cầu gắn với truyền thống dân gian, lan can cầu cao 0,95m được bọc toàn bộ đá xanh đục thô.

Khu vực hồ Văn rộng 11.932m2, trong đó 7.778m2 là diện tích hồ nước bao gồm cả gò Kim Châu, còn lại là phần sân vườn, thảm cỏ. Gò Kim Châu là hòn đảo nhỏ trên Hồ Văn có diện tích hơn 383 m2, trên gò hiện có gian thờ tự phát và hai cây Hương nhỏ nằm giữa gò. Trung tâm Hoạt động văn hóa - khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã chủ trì nhiều cuộc họp lấy ý kiến cộng đồng cư dân, các nhà khoa học về phương án di dời công trình tự phát, nhằm trả lại mặt bằng để phục vụ cho dự án bảo quản, tu bổ di tích.

Cảnh quan sân vườn ở khu vực Hồ Văn cũng được thay áo mới. Toàn bộ nền sân được lát đá xanh Thanh Hóa, bề mặt đục nhám chống trơn, giữa các viên đá được xen kẽ trồng mạch cỏ rộng 5 cm nhằm giảm bớt vẻ khô cứng để hòa nhập, gần gũi với cảnh quan thiên nhiên xung quanh. Ngoài ra còn có hạng mục xây dựng kè hồ, lan can đá. Ngoài ra, dự án lần này sẽ bảo tồn 2 cây si cổ thụ và bia đá. Bởi theo ông Lê Xuân Kiêu, 2 cây si cổ thụ là một trong những thành phần có giá trị lớn nhất trên gò, gắn liền với sự hình thành và phát triển của gò Kim Châu. 2 bia đá trong khu vực thờ tự cũ sẽ được di dời sang vị trí mới trong khuôn viên bồn hoa phía Nam gò Kim Châu. Các phần việc như tôn tạo sân vườn, cảnh quan kè hồ… cũng được chú trọng thực hiện.

Được biết, sau khi việc tạo dựng cơ sở hạ tầng tại hồ Văn được hoàn thành, Trung tâm Hoạt động văn hóa - khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã lên kế hoạch cho việc tổ chức các hoạt động tại không gian này. Do hồ Văn là một không gian mở cho nên đây có thể là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác nhau. Trong bối cảnh Hà Nội triển khai xây dựng thành phố sáng tạo, trung tâm sẽ phối hợp với các câu lạc bộ, các đoàn hội, nhất là các không gian sáng tạo để biến không gian hồ Văn trở thành nơi có nhiều hoạt động văn hóa, sáng tạo, phục vụ cho cộng đồng./.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

Tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội cần tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh; chú trọng việc bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh trong trường học và khu vực cổng trường, an toàn giao thông trên các xe đưa đón học sinh đến trường...
Tặng sách cho các em học sinh vùng bị thiên tai, lũ lụt

Tặng sách cho các em học sinh vùng bị thiên tai, lũ lụt

(LĐTĐ) Hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh đạo thành phố Hà Nội, Ban Tổ chức Hội Sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 về việc ủng hộ, tặng sách cho các Thư viện trường học tại các huyện ngoại thành Hà Nội bị ảnh hưởng bởi bão lụt, đến nay các đơn vị xuất bản trên địa bàn Thành phố đã nhiệt tình chung tay, góp sức ủng hộ với tổng số lượng 16.000 cuốn sách, vở, đồ dùng học tập các loại.
Lan tỏa văn hóa đọc để Hà Nội trở thành “Thủ đô" của sách và tri thức

Lan tỏa văn hóa đọc để Hà Nội trở thành “Thủ đô" của sách và tri thức

(LĐTĐ) Tối 27/9, Hội Sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” đã chính thức khai mạc. Hội Sách không chỉ là sự kiện văn hóa, mà còn là cầu nối của tri thức, là nơi mà mỗi cuốn sách mang theo những câu chuyện, những ý tưởng và tri thức được chia sẻ rộng rãi.
Đã thực hiện 423 công trình, phần việc thanh niên trị giá gần 62 tỷ đồng

Đã thực hiện 423 công trình, phần việc thanh niên trị giá gần 62 tỷ đồng

(LĐTĐ) Tại chương trình tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2024, chiều 27/9, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng - Trưởng ban Chỉ đạo chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè cho biết, các hoạt động trong chiến dịch đã được triển khai rộng khắp. Sau 3 tháng, chiến dịch đã thu hút 132.834 tình nguyện viên tham gia.
Thực hiện xác thực sinh trắc học, số tài khoản nhận tiền lừa đảo giảm đáng kể

Thực hiện xác thực sinh trắc học, số tài khoản nhận tiền lừa đảo giảm đáng kể

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, số tài khoản nhận tiền lừa đảo trong tháng 8 giảm khoảng 72% so với trung bình 7 tháng đầu năm, khi chưa thực hiện xác thực sinh trắc học.
Liên tiếp phá kỷ lục, giá vàng liệu có còn tăng đến mức nào?

Liên tiếp phá kỷ lục, giá vàng liệu có còn tăng đến mức nào?

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước liên tiếp tăng thời gian gần đây, đặc biệt là vàng nhẫn. Nhiều nhà đầu tư quan tâm liệu đà tăng “nóng” có còn kéo dài?
Phổ biến quy định về xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ trong lĩnh vực báo chí

Phổ biến quy định về xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ trong lĩnh vực báo chí

(LĐTĐ) Chiều ngày 27/9, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức hội nghị phổ biến Thông tư số 05/2024/TT-BTTTT hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực báo chí thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ TT&TT.

Tin khác

Tặng sách cho các em học sinh vùng bị thiên tai, lũ lụt

Tặng sách cho các em học sinh vùng bị thiên tai, lũ lụt

(LĐTĐ) Hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh đạo thành phố Hà Nội, Ban Tổ chức Hội Sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 về việc ủng hộ, tặng sách cho các Thư viện trường học tại các huyện ngoại thành Hà Nội bị ảnh hưởng bởi bão lụt, đến nay các đơn vị xuất bản trên địa bàn Thành phố đã nhiệt tình chung tay, góp sức ủng hộ với tổng số lượng 16.000 cuốn sách, vở, đồ dùng học tập các loại.
Nỗ lực ổn định nền nếp, giúp học sinh sớm bắt nhịp trở lại với việc học

Nỗ lực ổn định nền nếp, giúp học sinh sớm bắt nhịp trở lại với việc học

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đang nỗ lực ổn định nền nếp dạy học, giúp học sinh sớm bắt nhịp trở lại với việc học và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025.
Tọa đàm: Nhân chứng lịch sử “Giai cấp Công nhân - Tổ chức Công đoàn Thủ đô: Tự hào quá khứ, xây dựng tương lai”

Tọa đàm: Nhân chứng lịch sử “Giai cấp Công nhân - Tổ chức Công đoàn Thủ đô: Tự hào quá khứ, xây dựng tương lai”

(LĐTĐ) Mới đây, Báo game bài uy tín Thủ đô tổ chức Tọa đàm trực tuyến nhân chứng lịch sử “Giai cấp Công nhân - Tổ chức Công đoàn Thủ đô: Tự hào quá khứ, xây dựng tương lai”.
Huyện Phú Xuyên: Gắn biển 2 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Huyện Phú Xuyên: Gắn biển 2 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 27/9, Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên (Hà Nội) tổ chức Lễ gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Các công trình được gắn biển gồm: Nhà thi đấu thể thao huyện Phú Xuyên và Trường Tiểu học Phú Yên.
Bồi đắp tình yêu, niềm tự hào với Thủ đô ngàn năm văn hiến

Bồi đắp tình yêu, niềm tự hào với Thủ đô ngàn năm văn hiến

(LĐTĐ) Cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi” là cơ hội để các tác giả thể hiện góc nhìn, cảm xúc của mình với Thủ đô Hà Nội; từ đây góp phần khơi dậy, bồi đắp tình yêu, niềm tự hào đối với mảnh đất ngàn năm văn hiến, góp thêm tiếng nói xây dựng Thủ đô ngày một văn minh, hiện đại.
Hà Nội sẽ thông qua gói hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3

Hà Nội sẽ thông qua gói hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 27/9, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện chương trình đến quý III năm 2024 và khắc phục hậu quả bão số 3 gây ra; nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm.
Hà Nội: Rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập đến năm 2050

Hà Nội: Rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập đến năm 2050

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, khuyến khích đầu tư xây dựng trường ngoài công lập, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập đến năm 2050.
Quận Bắc Từ Liêm xem xét việc phê duyệt chủ trương đầu tư 6 dự án trên địa bàn

Quận Bắc Từ Liêm xem xét việc phê duyệt chủ trương đầu tư 6 dự án trên địa bàn

(LĐTĐ) Ngày 27/9, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm khóa III, nhiệm kỳ 2021- 2026 tiến hành Kỳ họp thứ 17 (Kỳ họp chuyên đề). Tại Kỳ họp, HĐND quận đã thông qua 3 Nghị quyết về: Phê duyệt chủ trương đầu tư 6 dự án; điều chỉnh chủ trương đầu tư 1 dự án và cập nhật, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 nguồn ngân sách quận.
Kỳ cuối: Để Hà Nội chuyển mình, bứt phá

Kỳ cuối: Để Hà Nội chuyển mình, bứt phá

Ngay sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được công bố, hàng loạt các kế hoạch để chuẩn bị thi hành Luật đã được thành phố Hà Nội ban hành. Thành phố cũng phát động phong trào thi đua, và đang hết sức khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị các điều kiện chờ ngày Luật có hiệu lực (1/1/2025) để hiện thực hóa các quyết sách của Quốc hội vào cuộc sống.
Hội Sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024

Hội Sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024

(LĐTĐ) Hội Sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/9.
Xem thêm
Phiên bản di động