Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Sau 10 năm thực hiện điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội (1/8/2008 đến 1/8/2018)15 là chủ trương đúng, thành công. HĐND các cấp đã vào cuộc, thực hiện đúng theo quy định của luật, góp phần vào thành công trong thực hiện Nghị quyết.  
ha noi dan dau ca nuoc ve so xa dat chuan nong thon moi Hoạt động HĐND các cấp ngày càng dân chủ, thực chất, và hiệu quả
ha noi dan dau ca nuoc ve so xa dat chuan nong thon moi Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc tiếp công dân
ha noi dan dau ca nuoc ve so xa dat chuan nong thon moi Vì mục tiêu 100% người dân được dùng nước sạch

Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc- Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội tại hội nghị giao ban Thường trực HĐND thành phố với thường trực HĐND quận, huyện, thị xã quý 1/2018, được tổ chức sáng nay (23/3).

ha noi dan dau ca nuoc ve so xa dat chuan nong thon moi
Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại hội nghị

Tại hội nghị HĐND thành phố cũng như các đại biểu đều thống nhất: Sau 10 năm thực hiện điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội, tuy gặp không ít những khó khăn, thách thức, diện tích được mở rộng, dân số với quy mô lớn và với yêu cầu phải thực hiện giải quyết rất nhiều công việc đan xen, phức tạp và nhạy cảm, nhưng dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, bộ máy chính quyền các cấp của Thành phố trong đó có HĐND các cấp đã phát huy được truyền thống đoàn kết, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, đã xác định được những nhiệm vụ, công việc trọng tâm, trọng điểm, đề ra các giải pháp đột phá và tổ chức thực hiện thắng lợi kết luận của Trung ương Đảng và Nghị quyết của HĐND Thành phố.

Ngay khi Nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực, Thành phố đã phối hợp với các bộ, ngành, các địa phương liên quan thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính theo quy định, đã sắp xếp lại tổ chức bộ máy, hệ thống chính quyền các cấp ổn định, đảm bảo không có sự xáo trộn và đi vào hoạt động ngay sau hợp nhất; tổ chức bộ máy, năng lực hoạt động của chính quyền các cấp Thành phố ngày càng được nâng lên.

Công tác cải cách hành chính được thực hiện nghiêm túc, tinh thần phục vụ, ý thức kỷ cương, kỷ luật của bộ máy hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố ngày càng được cải thiện, Hà Nội cũng đi đầu trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến, đơn giản, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính; đồng thời thực hiện rà soát và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hệ thống các cơ chế, chính sách thống nhất chung để thực hiện trên toàn địa bàn thành phố.

Trong phát triển kinh tế, Hà Nội vẫn giữ được vị trí đầu tàu với mức tăng trưởng kinh tế luôn bằng 1,5 lần trở lên so với mức tăng trưởng chung của cả nước. Tổng sản phẩm (GRDP) bình quân 5 năm 2011 - 2015 tăng 9,23%, gấp 1,58 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. Quy mô GRDP năm 2017 đạt khoảng 660 ngàn tỷ đồng (tương đương 30 tỷ USD), bình quân thu nhập đầu người khoảng 86 triệu đồng/năm 3, tăng 2,3 lần năm 2008. Nhiều công trình, dự án kinh tế, xã hội quy mô lớn, hiện đại được hoàn thành. Diện mạo Thủ đô có nhiều thay đổi, ngày càng khang trang, hiện đại.

Hệ thống quy hoạch của Thủ đô đã cơ bản được hoàn thiện. Sau Quy hoạch chung, Hà Nội cũng đã tiến hành triển khai hàng loạt quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch phân khu trên địa bàn Thành phố tạo tiền để để giải quyết những vướng mắc phát sinh. Trong đó, quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được công bố một năm về trước.Từ đó, hệ thống hạ tầng giao thông từng bước được hoàn thiện với các tuyến đường vành đai, các đường trục hướng tâm, các tuyến đường cao tốc và những cây cầu hiện đại như: Nhà ga quốc tế T2 Nội Bài; đường vành đai 3, đường Nhật Tân - Nội Bài, đường 5 kéo dài; cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Tuy, cầu Vĩnh Thịnh, cầu Đông Trù và hoàn thành 7 cầu vượt, góp phần giảm ùn tắc giao thông khu vực nội đô.

ha noi dan dau ca nuoc ve so xa dat chuan nong thon moi
Các đại biểu dự hội nghị

Bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi mới thông qua việc Thành phố đã tập trung thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trụ sở được bê tông hóa đạt 100%; đường trục thôn và liên thôn được bê tông hóa đạt trên 95%. 100% số xã có trạm y tế, có bác sĩ và nhiều xã đạt chuẩn quốc gia về y tế... Hà Nội dẫn đầu cả nước về số xã đạt chuẩn nông thôn mới, đến hết năm 2017 đã có 4 huyện được công nhận huyện nông thôn mới, 294/386 xã (76,2%) đạt chuẩn xã nông thôn mới.

Bên cạnh đó, chính quyền các cấp đã thực sự chăm lo đến đời sống dân sinh và đảm an sinh xã hội thông qua các chương trình cấp nước sạch, cải tạo vệ sinh, đảm bảo môi trường sống cho nhân dân Thủ đô. Các vấn đề xã hội như giảm nghèo, hỗ trợ người khuyết tật, chăm lo chính sách đối với người có công được thực hiện hiệu quả; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,43% (năm 2008) xuống còn 1,69% (năm 2017). Nhiều chỉ tiêu về văn hóa, giáo dục, thể thao thành tích cao tiếp tục dẫn đầu cả nước.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo ổn định, quốc phòng được củng cố, tăng cường và giữ vững. Công tác đối ngoại cả trong nước và nước ngoài ngày càng tăng cường mở rộng.

Thực tế phát triển của Thủ đô trong 10 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn, giá trị lịch sử, ý nghĩa thực tiễn lâu dài của chủ trương mở rộng địa giới hành chính đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô, nâng cao vai trò của Thủ đô ở một vị thế, tầm cao mới, hướng tới mục tiêu văn minh, hiện đại, giàu bản sắc, xứng đáng là Thủ đô của cả nước.

Từ kết quả trên có thể thấy vai trò, vị thế của HĐND trong hệ thống chính trị của Thành phố ngày càng phát huy và nâng cao; các Nghị quyết do HĐND Thành phố ban hành đã cụ thể hóa các chủ trương chính sách lớn của Đảng, phù hợp với thực tiễn và đi vào cuộc sống; góp phần to lớn vào thắng lợi chung của Thành phố trong 10 năm qua.

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc một lần nữa nhấn mạnh: Nghị quyết 15 là chủ trương đúng, thành công. HĐND các cấp đã vào cuộc, thực hiện đúng theo quy định của luật, góp phần vào thành công trong thực hiện Nghị quyết. T

heo Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc, nên có sự so sánh từ những kết quả ban đầu trước mở rộng địa giới hành chính, đến kết quả sau 10 năm. Chỉ rõ những thành công về sắp xếp bộ máy, hợp nhất chính sách và ban hành cơ chế từng thời điểm; giám sát các cơ quan thực hiện các cơ chế chính này. Cùng với đó, chỉ rõ những vướng mắc để kiến nghị với T.Ư trong thực hiện Nghị quyết 15.

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận gần 418 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận gần 418 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 11/9/2024, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước đã đăng ký và ủng hộ thông qua Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tổng số tiền là 417 tỷ 983 triệu đồng để giúp đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi, động viên người dân sơ tán tránh lũ

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi, động viên người dân sơ tán tránh lũ

(LĐTĐ) Tối nay (11/9), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương và Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Thị Kim Dung đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà bà con nhân dân đang sơ tán, tạm trú tránh lũ tại Nhà văn hóa phường Yên Phụ, quận Tây Hồ.
Rà soát các vướng mắc để sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế một cách bài bản

Rà soát các vướng mắc để sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế một cách bài bản

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng vừa chủ trì phiên họp thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo.
Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

(LĐTĐ) Bày tỏ đồng tình với việc điều chỉnh mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 theo dự thảo Nghị quyết là cần thiết, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần có báo cáo đánh giá, phân tích minh bạch cơ cấu chi, để đảm bảo tính thuyết phục, đồng thuận cao.
Các trường được phép linh hoạt hình thức dạy học theo điều kiện thực tế

Các trường được phép linh hoạt hình thức dạy học theo điều kiện thực tế

(LĐTĐ) Trước diễn biến bất lợi của thời tiết, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể linh hoạt hình thức tổ chức dạy học theo điều kiện thực tế với mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn cho học sinh.
Hà Nội: Đảm bảo thông tin liên lạc trong công tác khắc phục hậu quả sau bão

Hà Nội: Đảm bảo thông tin liên lạc trong công tác khắc phục hậu quả sau bão

(LĐTĐ) Đảm bảo thông tin liên lạc trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các doanh nghiệp Bưu chính - Viễn thông, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội… triển khai các phương án đảm bảo an toàn mạng lưới và an ninh thông tin liên lạc thông suốt phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp và nhân dân trên địa bàn thành phố; thực hiện chế độ trực điều hành ứng cứu thông tin liên tục 24 giờ/ngày.
Sở GTVT Nghệ An ủng hộ gần 220 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do bão số 3

Sở GTVT Nghệ An ủng hộ gần 220 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 11/9, Đảng ủy, lãnh đạo Sở và Thường trực Công đoàn ngành Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Nghệ An đã tổ chức phát động, kêu gọi các đơn vị, cá nhân trong ngành ủng hộ nhân dân bị thiệt hại nặng nề do bão số 3.

Tin khác

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh: Quyết tâm không để xảy ra thiệt hại cho người dân

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh: Quyết tâm không để xảy ra thiệt hại cho người dân

(LĐTĐ) Tại buổi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại đê sông Hồng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu phải chuẩn bị sẵn, tính toán hết tất cả phương án dự phòng về lực lượng, phương tiện ứng phó với sự cố trong trường hợp mực nước sông Hồng đạt mức báo động 3.
Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu trực 24/24h ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông

Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu trực 24/24h ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông

Trước tình trạng mực nước các sông trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đang ở mức cao, đêm 9/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 13/CĐ-UBND nhằm tập trung ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông; tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu.
Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”

Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”

(LĐTĐ) Chiều 9/9, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chủ trì họp Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục chỉ đạo về công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội yêu cầu rà soát các cầu vượt sông và cấm xe qua các cầu yếu

Hà Nội yêu cầu rà soát các cầu vượt sông và cấm xe qua các cầu yếu

(LĐTĐ) Chiều 9/9, Ban An toàn thành phố Hà Nội có văn bản yêu cầu các các sở, ngành tăng cường công tác khắc phục hậu quả mưa bão số 3. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm trong văn bản chỉ đạo là yêu cầu các sở ngành khẩn trương rà soát các cầu vượt sông và cấm xe đi qua các cầu yếu.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Giải tỏa cây đổ trên các tuyến phố chính của Hà Nội xong trước ngày 12/9

Giải tỏa cây đổ trên các tuyến phố chính của Hà Nội xong trước ngày 12/9

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị tập trung toàn bộ nhân lực để triển khai giải tỏa cây đổ, cành gãy. Trước mắt phải thực hiện ngay trên các tuyến đường, tuyến phố chính, xong trước ngày 12/9/2024.
Không để hộ gia đình nào gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão số 3 mà không được giúp đỡ

Không để hộ gia đình nào gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão số 3 mà không được giúp đỡ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp Thành phố tiếp tục nắm bắt tình hình, không để người dân nào bị đói, bị rét; không để hộ gia đình nào gặp khó khăn do ảnh hưởng của mưa bão mà không được giúp đỡ.
Hà Nội: Cam kết trong ngày 8/9 sẽ khắc phục toàn bộ sự cố về điện do ảnh hưởng của bão số 3

Hà Nội: Cam kết trong ngày 8/9 sẽ khắc phục toàn bộ sự cố về điện do ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, ứng phó với bão số 3, Thành phố đã chỉ đạo cụ thể, quyết liệt từ tối 7/9. Trong hôm nay (8/9), Hà Nội sẽ nỗ lực khôi phục giao thông. Ngành Điện cũng đã cố gắng, cam kết khắc phục toàn bộ các sự cố. Một số huyện bị gián đoạn viễn thông đến nay đã khắc phục xong.
Chủ tịch HĐND Thành phố: Cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc khắc phục hậu quả bão số 3

Chủ tịch HĐND Thành phố: Cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 8/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi thị sát nắm bắt tình hình khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (bão Yagi) tại địa bàn quận Hoàn Kiếm và huyện Thường Tín.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Duy trì lực lượng và phương tiện sẵn sàng xử lý các vấn đề phát sinh

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Duy trì lực lượng và phương tiện sẵn sàng xử lý các vấn đề phát sinh

(LĐTĐ) Nhấn mạnh không chủ quan ngay cả khi bão đã đi qua, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu các địa phương, đơn vị tập trung khắc phục hậu quả, hỗ trợ những địa bàn, hộ dân bị thiệt hại nặng, nhất là các gia đình, cơ sở bị đổ sập nhà ở, công trình xây dựng; duy trì lực lượng và phương tiện sẵn sàng xử lý các vấn đề phát sinh, đặc biệt là tiêu thoát nước khi xảy ra mưa lớn.
Xem thêm
Phiên bản di động