Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Hai mũi “giáp công” để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh

(LĐTĐ) Trước một số ý kiến cho rằng, Hà Nội thực hiện xét nghiệm 100% toàn dân sẽ lãng phí, tuy nhiên, theo lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định, để ngăn chặn, phát hiện sớm tất cả các nguồn lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, bắt buộc phải thông qua xét nghiệm. Hiện, Hà Nội đang thực hiện hai mũi “giáp công” trong phòng, chống dịch đó là đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng và xét nghiệm tầm soát diện rộng thần tốc, trong đó, công tác xét nghiệm đang được triển khai rất tích cực.
Hà Nội đảm bảo hoàn thành kế hoạch tiêm vắc xin và xét nghiệm diện rộng Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch gắn với lấy mẫu xét nghiệm, thực hiện tiêm chủng an toàn

Xét nghiệm diện rộng là điều kiện tiên quyết

Nhằm nhanh chóng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, từng bước thu hẹp các vùng đỏ, vùng vàng và mở rộng vùng xanh, thành phố Hà Nội yêu cầu phải xét nghiệm 100% các trường hợp có biểu hiện ho, sốt. Thành phố cũng hướng dẫn người dân tự lấy mẫu có sự giám sát của nhân viên y tế hoặc tình nguyện viên. Áp dụng xét nghiệm RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh kết hợp với việc gộp mẫu phù hợp. Trường hợp xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp, phải trả kết quả xét nghiệm trong vòng 12 giờ.

Hai mũi “giáp công” để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho người dân. Ảnh: Đức Hà

Đồng thời, Hà Nội đặt ra mục tiêu sẽ hoàn thành tiêm chủng mũi 1 vắc xin phòng Covid-19 cho 100% người dân từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn trước ngày 15/9 trên cơ sở số vắc xin được phân bổ của Bộ Y tế; tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo quy định. Theo thống kê của 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố, số lượng người dân trong độ tuổi tiêm chủng cần tiêm mũi 1 là hơn 7,033 triệu mũi, trong đó hiện đã tiêm được hơn 4,094 triệu mũi 1 (chiếm tỷ lệ gần 58,21%).

Cộng dồn đến nay, toàn Thành phố đã tiêm được hơn 4,4 triệu mũi (gồm cả mũi 1 và mũi 2). Riêng với mũi 1, hiện đã tiêm được hơn 4 triệu mũi trên tổng số gần 4,6 triệu liều vắc xin được Bộ Y tế cấp (đạt tiến độ 89%). Để hoàn thành kế hoạch đề ra, theo số lượng dự kiến, từ nay đến ngày 15/9, Thành phố sẽ tiêm khoảng hơn 2,9 triệu mũi còn lại. Như vậy, trong 3 ngày tới, dự kiến Thành phố sẽ triển khai tiêm trung bình hơn 734.000 mũi/ngày.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long kỳ vọng đến ngày 15/9, 100% những người trên 18 tuổi ở Hà Nội sẽ được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Theo Bộ trưởng đây là mục tiêu rất tham vọng. Một số tỉnh, thành phố khác như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Bình Dương cũng đang phấn đấu mục tiêu này. “Chúng tôi hy vọng Hà Nội với vai trò là một đầu tàu về kinh tế, trung tâm văn hóa, chính trị xã hội của cả nước sẽ sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường mới. Hai mũi “giáp công” của Hà Nội là đẩy nhanh tiêm chủng và xét nghiệm tầm soát diện rộng thần tốc như vậy là đúng đắn”- Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chia sẻ.

Cùng với việc tăng tốc tiêm chủng, để giảm thời gian giãn cách phải phát hiện, tầm soát các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, Hà Nội đã đẩy mạnh công tác xét nghiệm trên diện rộng. Đơn cử, trong ngày 12/9, toàn Thành phố đã lấy được 505.541 mẫu gộp RT-PCR và 254.247 mẫu test nhanh kháng nguyên. Như vậy, tính từ ngày 9/9 đến ngày 12/9, Hà Nội đã lấy được 2.046.779 mẫu xét nghiệm. Trong số này, có 1.468.654 mẫu xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp (đã có 334.853 mẫu âm tính, 10 mẫu dương tính, số còn lại chờ kết quả) và 578.125 mẫu test nhanh kháng nguyên (có 572.525 mẫu âm tính, 33 mẫu dương tính); sau đó, 33 mẫu dương tính qua test nhanh được lấy lại mẫu để xét nghiệm RT-PCR, kết quả có 4 mẫu dương tính.

Theo Sở Y tế Hà Nội, một số quận, huyện có tỷ lệ lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR cao là Tây Hồ (đạt 117% so với chỉ tiêu), Quốc Oai (99%), Sóc Sơn (88%), Ba Đình (89%), Mê Linh (88%). Trong khi đó, Bắc Từ Liêm là quận có tỷ lệ lấy mẫu test nhanh kháng nguyên cao nhất Thành phố với 238%, Hà Đông 121%, Gia Lâm 115%... Bên cạnh đó, Hà Nội đang trong cao điểm thực hiện chiến dịch tiêm chủng và xét nghiệm toàn Thành phố. Thế nên tại nhiều điểm tiêm chủng trên địa bàn Thủ đô đã áp dụng mô hình "2 trong 1" vừa tiêm vắc xin ngừa Covid-19 vừa xét nghiệm.

Đề nghị tập huấn cho người dân tự lấy mẫu xét nghiệm

Liên quan đến việc Hà Nội tổ chức xét nghiệm tầm soát trên diện rộng thần tốc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay: “Thời gian qua, Hà Nội liên tục phát hiện ra các ca lây nhiễm ngoài cộng đồng, không rõ nguồn lây, nghĩa là mầm bệnh đã lây lan, len lỏi trong cộng đồng mà chúng ta không biết được. Vì thế, Hà Nội đã thực hiện giãn cách xã hội từ đầu tháng 8 đến nay”.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, để giảm thời gian giãn cách xuống phải phát hiện, tầm soát bằng được các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng để cách ly, khoanh vùng, dập dịch một cách triệt để, từ đó nới lỏng dần việc giãn cách để đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới. Do đó vấn đề xét nghiệm rất quan trọng. “Bài học kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là Trung Quốc xét nghiệm rất nhanh, nhiều vòng và bài học kinh nghiệm chống dịch của nước ta tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Cần Thơ, Quận 7, huyện Củ Chi của thành phố Hồ Chí Minh hay Khánh Hòa… Đó là những bài học thực tiễn về mặt khoa học trong thực hiện xét nghiệm, đảm bảo phải tách toàn bộ F0 ra khỏi cộng đồng, không để lây lan trong cộng đồng” - Bộ trưởng Bộ Y tế nói.

Trước một số ý kiến cho rằng Hà Nội thực hiện xét nghiệm 100% toàn dân sẽ lãng phí, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phân tích: Cần phải khẳng định một điều, muốn biết tất cả nguồn lây nhiễm trong cộng đồng, bắt buộc phải thông qua xét nghiệm. Không có cách nào khác để chúng ta ngăn chặn phát hiện sớm nếu không xét nghiệm. Nếu chúng ta không làm điều đó, có nghĩa là chúng ta chấp nhận trong cộng đồng vẫn phải có người lây nhiễm”.

Phương pháp xét nghiệm hiện nay Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương là gộp mẫu (có thể gộp 10) trong trường hợp có thể thì giá thành xét nghiệm rất rẻ; các “vùng đỏ” xét nghiệm nhiều lần, nhưng đối với “vùng xanh” phải làm xét nghiệm để biết có mầm bệnh hay không, từ đó yên tâm đưa cuộc sống trở lại bình thường. “Đây là lý do vì sao Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 coi công tác xét nghiệm là vấn đề then chốt để phòng, chống dịch”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã điều động hơn 10 tỉnh, thành phố tăng cường nhân lực y tế về hỗ trợ cho Hà Nội và có những địa phương lên tới 500 - 600 người, thậm chí như Bắc Giang còn tăng cường 800 nhân lực y tế hỗ trợ Hà Nội triển khai hoạt động xét nghiệm, tiêm chủng. Song song với đó, Bộ Y tế cũng đã điều động nhân lực của các Bệnh viện Trung ương, các trường đại học ở Trung ương trên địa bàn để hỗ trợ cho Hà Nội. Mặt khác, Bộ Y tế cũng huy động những phòng xét nghiệm của Bộ trên địa bàn Hà Nội để đảm bảo tối đa cho công tác xét nghiệm của Thủ đô.

Cùng với đó, Bộ Y tế đã đề nghị Thành phố Hà Nội tập huấn cho người dân tự lấy mẫu xét nghiệm dưới sự giám sát của nhân viên y tế và lực lượng tình nguyện. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho rằng, phải huy động lực lượng tình nguyện tham gia công tác xét nghiệm, bởi vì trong tất cả các công đoạn xét nghiệm chỉ có lấy mẫu và thực hiện xét nghiệm phải đòi hỏi nhân viên y tế, còn những công đoạn mang tính hành chính hay vấn đề về đảm bảo giãn cách, đảm bảo những hoạt động khác trong quá trình xét nghiệm thì có thể huy động lực lượng tình nguyện và lực lượng sinh viên trên địa bàn Thủ đô…/.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng yêu cầu huy động ngay mọi lực lượng cứu hộ nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu

Thủ tướng yêu cầu huy động ngay mọi lực lượng cứu hộ nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu

(LĐTĐ) Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 89/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ.
Đã cứu được 3 người trong vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ

Đã cứu được 3 người trong vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ

(LĐTĐ) Liên quan vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ), hiện Quân khu 2 đã điều động 330 cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn 316 tìm kiếm nạn nhân tại địa điểm Yên Bình, Yên Bái.
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Huyện Phú Xuyên cơ bản khắc phục xong hậu quả sau mưa bão

Huyện Phú Xuyên cơ bản khắc phục xong hậu quả sau mưa bão

(LĐTĐ) Sau cơn bão số 3, lãnh đạo huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã chỉ đạo các lực lượng chức năng khắc phục phậu quả do bão gây ra.
Sau bão số 3: Nhiều tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng ngày đầu tuần

Sau bão số 3: Nhiều tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng ngày đầu tuần

(LĐTĐ) Sáng 9/9, ngày đầu tuần đi làm, đi học của người dân Hà Nội đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hàng loạt cây xanh gãy đổ trên các tuyến phố Hà Nội khiến giao thông tắc nghẽn, người và phương tiện di chuyển cực kỳ khó khăn, ùn tắc kéo dài.
Lực lượng quân đội đã triển khai phương tiện tìm kiếm, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu

Lực lượng quân đội đã triển khai phương tiện tìm kiếm, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu

(LĐTĐ) Như Báo game bài uy tín Thủ đô đã đưa tin, sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Theo lãnh đạo UBND huyện Tam Nông, có phương tiện và người rơi xuống sông.
Thanh Oai: Bám sát địa bàn, kịp thời xử lý sự cố đê điều, thuỷ lợi

Thanh Oai: Bám sát địa bàn, kịp thời xử lý sự cố đê điều, thuỷ lợi

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa bão, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai Bùi Hoàng Phan yêu cầu lực lượng chuyên trách và các đơn vị chức năng liên quan bám sát địa bàn, thường xuyên kiểm tra tình hình ngập úng tại các khu dân cư và các vùng sản xuất nông nghiệp để kịp thời có biện pháp khắc phục đảm bảo tiêu thoát nước trong khu dân cư và bảo vệ sản xuất nông nghiệp; kịp thời xử lý các sự cố về công trình đê điều, thuỷ lợi.

Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
30 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại vào ngày mai (9/9)

30 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại vào ngày mai (9/9)

(LĐTĐ) Do chưa khắc phục xong sự cố do bão số 3 gây ra, 30 trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa bảo đảm an toàn để tổ chức dạy học trở lại từ ngày mai (9/9).
Sơn Tây: Các trường học khẩn trương dọn dẹp, đón học sinh trở lại trường

Sơn Tây: Các trường học khẩn trương dọn dẹp, đón học sinh trở lại trường

(LĐTĐ) Sau khi cơn bão số 3 quét qua, các trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây đều bị ảnh hưởng với mức độ khác nhau như cây đổ, lá rơi, sập trần... Đáng chú ý, Công đoàn các nhà trường trên địa bàn Thị xã đã động viên các thầy cô giáo chung tay dọn dẹp sân trường để kịp đón học sinh đến với buổi học đầu tiên của chương trình năm học mới.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học

Bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động khắc phục hậu quả của bão số 3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường chủ động tổ chức tổng vệ sinh trường, lớp; có biện pháp phòng, ngừa dịch bệnh; bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học.
Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 8/9, công tác dọn dẹp vệ sinh, thu gom cành cây gãy đổ, khắc phục hâụ quả do bão số 3 gây ra đang được các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai để đảm bảo an toàn khi đón học sinh đi học trở lại.
672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, có 672 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

(LĐTĐ) Chiều 7/9, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới có hiệu lực từ năm 2018.
Tăng cường ứng phó với bão số 3

Tăng cường ứng phó với bão số 3

(LĐTĐ) Sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3, ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3 (bão YAGI).
Xem thêm
Phiên bản di động