Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Hiểm họa đề kháng kháng sinh!

“Tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc” diễn ra từ ngày 16 đến 22-11 tại nước ta hướng đến mục tiêu nâng cao ý thức cộng đồng về vấn nạn đề kháng kháng sinh
Các loại vắc xin cần tiêm trước khi mang thai
Dùng kháng sinh nhiều tăng nguy cơ tiểu đường
Tìm ra siêu kháng sinh chữa hầu hết bệnh

Gần như hằng năm, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đều đưa ra cảnh báo mạnh mẽ về vấn nạn đề kháng kháng sinh (KS). Khẩu hiệu “Chống kháng thuốc - không hành động hôm nay, ngày mai không có thuốc chữa” được WHO tiếp tục quảng bá dựa trên các dữ liệu của 114 quốc gia cho thấy KS không hiệu quả trước nhiều loại vi khuẩn đang phổ biến khắp thế giới.

Kinh hoàng “siêu mầm bệnh”

Cách đây không lâu, một sinh viên khoa dược đã bị bệnh lao phổi. Điều rất nguy hiểm là sinh viên này bị lao siêu kháng thuốc, tức không thể dùng các thuốc kháng lao thông thường như isoniazid, rifampicin, ethambutol, pyrazinamid, streptomycin… để trị bệnh. Rất may, nhờ liên hệ với nước ngoài (Pháp) để có capreomycin, thuốc trị lao siêu kháng thuốc hữu hiệu, nên sinh viên này đã được trị khỏi bệnh.

Đây là một trong những trường hợp đề kháng KS đang xảy ra hằng giờ, hằng ngày không chỉ ở nước ta mà còn khắp thế giới. Nói nôm na, đề kháng KS là với liều dùng thông thường, KS bị lờn, chẳng có tác dụng gì đối với vi khuẩn mà trước đây nó tỏ ra rất hiệu quả.

Đề kháng KS xuất hiện rất sớm, gần như song hành với sự xuất hiện KS. KS đầu tiên là penicillin được sản xuất và chính thức dùng trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn vào năm 1945 thì đến năm 1948, người ta phát hiện vi khuẩn Staphylococcus aureus (S.aureus) đề kháng (tức lờn) với KS này. Vài năm sau, con người chống lại S.aureus đề kháng bằng cách tìm ra KS mới là nhóm methicillin. Đến năm 1961, S.aureus lại đề kháng methicillin để được gọi tên MRSA (Methicillin-resistant staphylococcus aureus). Khi đó, muốn chống lại MRSA phải dùng vancomycin là KS quý hiếm, dự trữ sau cùng. Đến năm 1997, tai họa lại đến vì MRSA đề kháng được cả vancomycin để nghiễm nhiên mang tên VRSA (Vancomycin-resistant staphylococcus aureus).

Nên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh mầm bệnhẢnh: Tấn Thạnh
Nên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh mầm bệnhẢnh: Tấn Thạnh

Hiện nay, các vi khuẩn đề kháng được gọi là “super bugs” (tạm dịch “siêu mầm bệnh” hoặc “vi khuẩn siêu đề kháng”). Bởi lẽ, không chỉ VRSA mà gần đây có thêm vi khuẩn rất nguy hiểm đã đột biến gien mang gien tiết ra enzym New Delhi Metallo beta-lactamase (viết tắt là NDM-1) đề kháng các KS thuộc nhóm carbamenem (gồm imipenem, meropenem…) là nhóm KS rất mạnh, thuộc loại dự trữ sau cùng chỉ dùng khi bị nhiễm khuẩn rất nặng. “Siêu mầm bệnh” này được nhận diện là Klesiella pneumoniae, thường gây bệnh viêm phổi và nay được gọi tắt là CRKP (Carbapenem-resistant klebsiella pneumoniae).

Hiện nay, tên MRSA, VRSA, CRKP được xem là nỗi kinh hoàng của giới chức y tế. Chỉ riêng MRSA hằng năm gây chết khoảng 20.000 người ở Mỹ, vượt xa HIV/AIDS.

Biết rõ những vấn đề vừa nêu, chúng ta mới thấy thảm họa đề kháng KS là có thật và sự cảnh báo đưa ra là luôn cần thiết.

6 điều cần làm

Người dân có thể góp phần cải thiện tình trạng đề kháng KS bằng cách thực hiện mấy điều sau đây:

1. Người bệnh nên dành quyền chỉ định KS cho thầy thuốc (tức bác sĩ kê đơn KS thì mới dùng). Không nên tự ý sử dụng KS một cách bừa bãi, không đúng lúc, không đủ liều.

2. Khi được bác sĩ ghi đơn chỉ định dùng KS, nên dùng thuốc đúng liều lượng, đủ thời gian; không nên ngưng, bỏ thuốc nửa chừng cho dù thấy bệnh cải thiện.

3. Lưu ý, có một số KS chống chỉ định (tức là không được dùng) đối với phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ con. Đây là các đối tượng phải để bác sĩ khám bệnh và chỉ định KS khi cần thiết. Sử dụng KS bừa bãi ở các đối tượng này có khi gặp nguy hiểm.

4. Một số bệnh nhiễm khuẩn thường có triệu chứng sốt nhưng không phải tất cả trường hợp bị nóng sốt đều là do nhiễm khuẩn. Hơn nữa, nếu thực sự bị nhiễm khuẩn, việc dùng KS đủ liều thường kéo dài trong nhiều ngày (thông thường từ 5 đến 7 ngày). Vì vậy, hoàn toàn không nên chỉ mới thấy cảm sốt sơ sơ là vội uống vài viên KS rồi thôi!

5. Trên nguyên tắc, nếu vi khuẩn còn nhạy cảm với KS cổ điển, thông dụng thì sử dụng KS loại này và tránh dùng KS loại mới. Những KS mới thường được khuyến cáo chỉ dùng trong bệnh viện hoặc khi có sự chỉ định cân nhắc của bác sĩ điều trị. Đó là thuốc quý có tính dự trữ, nếu sử dụng bừa bãi thì chắc chắn trong thời gian ngắn sẽ bị lờn. Thử tưởng tượng đến lúc nào đó, tất cả KS đều bị đề kháng và không tìm được thuốc mới để thay thế, đây sẽ là thảm cảnh của nhân loại.

6. Nhiều mầm bệnh thường lây lan qua đường tiêu hóa (như vi khuẩn E.Coli, kể cả bệnh nhiễm siêu vi như tay chân miệng). Do đó, nên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; nên nấu chín thức ăn, tránh ăn rau cải sống chưa được rửa kỹ, tránh dùng thức ăn còn từ hôm trước mà không được nấu lại ở nhiệt độ sôi thích hợp...

Những điều cần thực hiện trên đây tưởng là đơn giản nhưng thực tế, nhiều người đã không làm được. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của mỗi người trong chúng ta.

Chính việc sử dụng KS bừa bãi, không đúng cách, không đủ liều làm cho vi khuẩn không bị tiêu diệt hết. Một số vi khuẩn có khả năng thích ứng, đặc biệt có sự đột biến gien trên nhiễm sắc thể kiểm soát sự nhạy cảm đối với KS. Số này tồn tại, phát triển thành “chủng” vi khuẩn mới mà KS đã sử dụng không còn tác dụng đối với chúng nữa.

nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Quận ủy Nam Từ Liêm đã tổ chức vòng chung khảo Hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi với chủ đề "70 năm Ngày giải phóng Thủ đô".
Tình nguyện sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con

Tình nguyện sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con

(LĐTĐ) Trong các ngày từ 16/9 - 19/9, đoàn tình nguyện của Hội Kỹ thuật xe máy Thanh Hóa đã sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con tại hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Tiếp tục thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID đến hết ngày 30/6/2025

Tiếp tục thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID đến hết ngày 30/6/2025

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 859/TB-UBND về việc tiếp tục thực hiện thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Khẩn trương chi viện dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm

Khẩn trương chi viện dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra khoảng 16h30 tại xưởng in diện tích khoảng 300m2 ở tổ dân phố Dao Quang, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Cột khói đen bốc cao, khiến nhiều người lo lắng...
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
LĐLĐ Ứng Hòa: Tăng cường giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách liên quan đến CNVCLĐ

LĐLĐ Ứng Hòa: Tăng cường giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách liên quan đến CNVCLĐ

(LĐTĐ) Bám sát sự chỉ đạo của Thường trực Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy Ứng Hoà và thực hiện chương trình công tác công đoàn năm 2024, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện đã chỉ đạo có hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, game bài uy tín (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn 9 tháng đầu năm 2024.

Tin khác

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

(LĐTĐ) Bộ Y tế yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân...
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

(LĐTĐ) Chính phủ quyết định bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền 424,5 tỷ đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

(LĐTĐ) Trong 3 ngày liên tiếp từ 12-14/9, ngày hội hiến máu Trung thu cho em 2024 đã tiếp nhận 2.077 đơn vị máu từ người dân Thủ đô.
VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

(LĐTĐ) Chỉ trong ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi tăng cường của Thành phố Hồ Chí Minh, 39 Trung tâm tiêm chủng VNVC đã tiêm miễn phí cho gần 200 trẻ từ 1-10 tuổi, bên cạnh đó là gần 1.000 mũi vắc xin dịch vụ có thành phần chống sởi.
Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

(LĐTĐ) Bệnh whitmore có diễn biến và triệu chứng lâm sàng đa dạng, cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh. Khi được chẩn đoán và điều trị không đúng, bệnh whitmore có tỷ lệ tử vong cao, có thể lên tới 40%.
Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị các cơ sở y tế không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán đối với nạn nhân bị thương do bão lũ gây ra.
Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

(LĐTĐ) Trong và sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải… theo dòng nước tràn nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Bởi vậy, khi mưa lũ rút, người dân đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, bao gồm các bệnh đường hô hấp, truyền nhiễm, tiêu hóa... đặc biệt là các bệnh về da liễu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

(LĐTĐ) Vừa qua, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn công tác đã đến xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trao quà cho người dân nơi đây.
Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

(LĐTĐ) Đau lưỡi lâu ngày và tự uống thuốc không đỡ, bệnh nhân đi khám và được phát hiện ung thư bờ lưỡi nguy hiểm. Để điều trị, phương pháp tối ưu là cắt bỏ toàn bộ vị trí khối u và các vùng có liên quan, sau đó tạo hình lưỡi bằng vạt vi phẫu.
Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

(LĐTĐ) Vừa qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo người dân về việc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hàng cứu trợ người dân vùng bão lũ.
Xem thêm
Phiên bản di động