Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Hiểm họa từ đồ nhựa đựng thực phẩm

Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Y khoa Vienna (Áo) vừa công bố một phát hiện cho thấy, có 9 loại vi hạt nhựa khác nhau được tìm thấy trong mẫu phân của các tình nguyện viên tới từ nhiều nước châu Âu. Điều này cho thấy con người đang nuốt phải các loại vi hạt nhựa cùng với thức ăn mỗi ngày.
hiem hoa tu do nhua dung thuc pham Làm thế nào để khử mùi hiệu quả cho hộp nhựa đựng thực phẩm?
hiem hoa tu do nhua dung thuc pham Hiệu quả từ mô hình sử dụng làn thay túi ni lông
hiem hoa tu do nhua dung thuc pham Đựng đồ ăn trong ngăn đá bằng túi ni lông liệu có hại?

Phát hiện này làm tăng thêm mối lo về thói quen sử dụng hộp xốp, đồ nhựa dùng 1 lần để đựng thức ăn - tại Hà Nội cũng như cả nước - mà hậu quả dễ thấy là gây hại cho môi trường sống và những hiểm họa với sức khỏe con người.

hiem hoa tu do nhua dung thuc pham
Các siêu thị nên tiết giảm việc sử dụng túi ni lông khi giao hàng cho khách.

Sinh bệnh vì dùng ống hút, hộp xốp

Theo khảo sát của phóng viên, tại những hàng cà phê, quán cơm bình dân, thức ăn đường phố…, lượng ống hút, thìa nhựa, hộp xốp, túi ni lông được tiêu thụ mỗi ngày là rất lớn. Chủ một cửa hàng trên phố Lò Sũ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, việc sử dụng những vật dụng đựng thực phẩm dùng một lần vừa tiện vừa tiết kiệm bởi không phải thuê nhân công dọn, rửa.

Thế nhưng, khi sử dụng vật dụng đựng thực phẩm nói trên, tác hại dễ thấy là gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Về lâu dài, thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần sẽ gây ra hiểm họa khôn lường đối với sức khỏe con người. Theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dùng trong ăn uống nói chung và đồ nhựa dùng một lần nói riêng thuộc diện phải kiểm soát chặt chẽ về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, chất lượng mặt hàng này vẫn là điều chưa được quan tâm đúng mức. Khảo sát tại phố Hàng Chiếu, phố Hàng Khoai, chợ Đồng Xuân…, mặt hàng đồ nhựa dùng một lần được bày bán tràn lan với giá rất rẻ.

Cụ thể, hộp xốp đựng cơm có giá 25.000-30.000 đồng/100 chiếc; thìa, cốc, đĩa nhựa có giá 20.000-30.000 đồng/100 chiếc, ống hút có giá từ 2.000 đến 3.000 đồng/túi 50 chiếc. Điều đáng nói là trên bao bì sản phẩm không có thông tin về địa chỉ cơ sở sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hướng dẫn cách sử dụng an toàn...

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cảnh báo: Hiện nay, tại một số làng nghề thủ công truyền thống vẫn còn tình trạng sử dụng công nghệ lạc hậu để tinh chế nhựa, sau đó nấu thành hạt nhựa để bán cho người sản xuất. Công nghệ lạc hậu không thể giúp loại bỏ được tạp chất độc hại có trong loại nhựa này và khi sử dụng, chúng có thể phát sinh chất độc.

Đặc biệt, nếu đựng thực phẩm nóng ở nhiệt độ 100oC, hàm lượng monostyren (một loại chất độc) trong nhựa sẽ được giải phóng, ngấm vào thức ăn, gây tổn hại nghiêm trọng cho gan và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, không nên tái sử dụng hoặc sử dụng hộp xốp, ống hút, cốc, đĩa nhựa để đựng và bảo quản thực phẩm trong thời gian dài bởi khi đó những vật dụng này sẽ bị xước, ngả màu, tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn tích tụ và gây bệnh. Đặc biệt, đối với những loại nhựa kém chất lượng, quá trình sử dụng sẽ sản sinh chất BPA - chất độc gây ra một số bệnh như vô sinh, tiểu đường, ung thư… Chính vì vậy, người dân cần phải cảnh giác với những sản phẩm nhựa dùng một lần, sản phẩm không rõ nguồn gốc, giá rẻ...

Không sử dụng đồ nhựa dùng một lần

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, túi ni lông, cốc nhựa, hộp xốp, ống hút… sau một khoảng thời gian nhất định sẽ bị phân hủy, chuyển thành những vi hạt nhựa có kích thước siêu nhỏ, ngấm vào nguồn nước hay lơ lửng trong không khí khiến động vật, con người nuốt phải.

Thêm vào đó, việc kiểm soát chất lượng nhựa trên thị trường rất khó khăn, sản phẩm dùng đựng đồ ăn uống được làm từ nhựa tái chế rất nguy hiểm; nếu sử dụng những sản phẩm từ nhựa rác thải thì người dùng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn rất cao.

hiem hoa tu do nhua dung thuc pham
Hộp xốp được sử dụng phổ biến ở các quán cơm bình dân. Ảnh: Phú Khánh

Trên thế giới, hiện đã có nhiều quốc gia tẩy chay đồ nhựa dùng một lần cũng như phản đối việc sử dụng tràn lan túi ni lông, điển hình như Pháp, Mỹ, Canada, Đài Loan (Trung Quốc). Trong đó, Pháp là quốc gia đầu tiên thông qua đạo luật cấm tất cả cốc, chén, dao, muỗng, thìa… sử dụng một lần làm bằng nhựa và sẽ có hiệu lực từ năm 2020. Còn tại Đài Loan (Trung Quốc), nhà chức trách quy định những sản phẩm như bát, túi, hộp, cốc… làm bằng nhựa dùng một lần không được phép mua bán, sử dụng tại các siêu thị, cửa hàng ăn uống...

Ông Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho rằng, vấn đề của Việt Nam là chúng ta cần đề ra giải pháp đúng và triển khai thực hiện quyết liệt, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tình trạng lạm dụng túi ni lông, đồ nhựa đựng thực phẩm cũng như loại bỏ hành vi sản xuất bao bì đựng thực phẩm từ loại nhựa kém chất lượng.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền nhằm làm thay đổi nhận thức của mỗi người về việc sử dụng túi ni lông, đồ bao gói thực phẩm dùng một lần được làm bằng nhựa. Các cơ quan chức năng cần có giải pháp khuyến khích người dân, cơ sở sản xuất, dịch vụ sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường, tốt nhất là đề ra những quy định cụ thể về điều này và tiến hành xử phạt thật nặng đối với những ai làm trái quy định.

Theo Thu Trang/ hanoimoi.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/9: Trời nhiều mây, mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/9: Trời nhiều mây, mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Dự báo ngày 11/9, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa to đến rất to và có nơi có dông. Gió đông đến đông bắc cấp 2-3.
Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân vùng bãi sông Hồng khi nước dâng cao

Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân vùng bãi sông Hồng khi nước dâng cao

(LĐTĐ) Từ ngày 9/9 đến đêm 10/9, mực nước sông Hồng liên tục dâng cao khiến nhiều khu dân cư ở quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Long Biên… bị ngập. Nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân, các địa phương nêu trên đã tập trung mọi nguồn lực, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm.
Hai Bà Trưng: An toàn tính mạng cho người dân là trên hết

Hai Bà Trưng: An toàn tính mạng cho người dân là trên hết

(LĐTĐ) Với hơn 4 nghìn dân sống ngoài khu vực đê phía bờ vở sông Hồng, quận Hai Bà Trưng đang chủ động các phương án “4 tại chỗ”, sẵn sàng di dời người và tài sản đến nơi an toàn.
Bí thư Quận ủy Hoàng Mai trực tiếp chỉ đạo công tác di dời người dân đến nơi an toàn

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai trực tiếp chỉ đạo công tác di dời người dân đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, tối 10/9, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Xuân Linh đã trực tiếp đi chỉ đạo công tác di dời người dân ở những vùng có nguy cơ ngập lụt đến các địa điểm an toàn trên địa bàn quận.
Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

(LĐTĐ) Chiều ngày 10/9, quận Bắc Từ Liêm đã di dời hơn 1.000 hộ dân ở vùng ảnh hưởng của ngập úng tới nơi an toàn, đồng thời yêu cầu các đơn vị, phường chủ động kịp thời chuẩn bị nhu yếu phẩm cho người dân sơ tán.
Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

(LĐTĐ) Đến 22h ngày 10/9, quận Ba Đình đã hoàn thành di dời 276 hộ dân với 1.059 nhân khẩu dọc bờ vở sông Hồng, thuộc phường Phúc Xá.
Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

(LĐTĐ) Chiều nay (10/9), do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên một số đoạn đê thuộc thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì (Hà Nội) nước dâng cao, có nguy cơ bị tràn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân. Để kịp thời ứng phó với thiên tai, các lực lượng cơ động và dân quân đã tích cực phối hợp với nhân dân địa phương dầm mưa đắp đê ngăn lũ.

Tin khác

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

(LĐTĐ) Mặc dù đã được cảnh báo từ các chuyên gia y tế, nhưng tình trạng nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc… đang là một vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Đáng lo ngại, các bệnh nhân trên thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn và tốn kém hơn.
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

(LĐTĐ) Ăn tiết canh đầu tháng để lấy may, nam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng, hôn mê, rối loạn đông máu…
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Xem thêm
Phiên bản di động