Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Hiến kế giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông

(LĐTĐ) Để tìm ra các giải pháp nhằm giảm thiểu lượng khí phát thải nhà kính trong lĩnh vực giao thông ở nước ta, sáng nay (28/10), Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố phối hợp với Viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng và Hội Nữ trí thức Thành phố tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông nhằm chống biến đổi khí hậu và bảo vệ sức khỏe cộng đồng".
Hà Nội: Chuyển giao kinh phí “Sóng và máy tính cho em” hỗ trợ học sinh tại 7 huyện, thị xã Gần 86 tỷ đồng hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do Covid-19 Kiểm soát khí thải từ xe máy: Nhiều lợi ích sao vẫn khó triển khai?

Phát biểu khai mạc hội thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương cho biết, biến đối khí hậu toàn cầu, với các biểu hiện chính là sự gia tăng nhiệt độ và mực nước biển dâng, được xác định là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại và hệ sinh thái trên Trái đất trong thế kỷ 21.

Hiến kế giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông để bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương phát biểu tại hội thảo.

Tại Thủ đô Hà Nội, trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa nhanh, sự di dân tự do từ các tỉnh về thành phố lớn, việc xây dựng các công trình, các khu chung cư nhiều,... nên đối mặt những thách thức lớn từ ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính.

Với trách nhiệm của mình, trong những năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã phối hợp với chính quyền, các tổ chức thành viên, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức các chương trình phối hợp bảo vệ môi trường gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ môi trường, gắn với việc thực hiện đúng Quy tắc ứng xử nơi công cộng, cuộc vận động “Tang văn minh tiến bộ", xây dựng “Người Hà Nội thanh lịch văn minh",...

Đồng thời, hằng năm, MTTQ Việt Nam Thành phố đã phối hợp với Ban An toàn giao thông Thành phố tuyên truyền trong nhân dân tích cực tham gia sử dụng các phương tiện di chuyển công cộng trong giao thông nhằm giảm khí phát thải khí nhà kính, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng... Từ đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác bảo vệ môi trường góp phần xây dựng Hà Nội “Xanh - sạch - đẹp".

Tại hội thảo, các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý - những người đã kinh qua, đã và đang công tác, giảng dạy trong lĩnh vực môi trường và giao thông vận tải… đã thảo luận, đưa ra một số vấn đề cụ thể như: Giao thông và biến đổi khí hậu ở Việt Nam; ô nhiễm không khí do khí thải giao thông và giải pháp giảm thiểu khí thải của các phương tiện giao thông; khí thải giao thông và sức khỏe cộng đồng; kết nối người dân với giao thông công cộng... đồng thời góp ý, đưa ra các giải pháp cho những người hoạch định chính sách phát triển giao thông ở Việt Nam.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Liêm - Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng (IRECO), muốn ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu đạt hiệu quả cao thì chúng ta cần phải tìm hiểu thật kỹ và cần làm sáng tỏ về nguyên nhân của biến đổi khí hậu toàn cầu để đưa ra các giải pháp phù hợp với quốc gia mình và cùng chung tay với cộng đồng quốc tế trong chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hiến kế giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông để bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức - Thành viên Hội đồng tư vấn văn hóa - xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố phát biểu tại hội thảo.

Từ góc nhìn văn hóa, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức - Thành viên Hội đồng tư vấn văn hóa - xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố, Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa xã hội cho rằng, từ những tồn tại trong hoạt động giao thông hiện nay, cần xem xét đến văn hóa ứng xử của con người với môi trường thiên nhiên, nâng cao văn hóa nhận thức, thói quen tham gia giao thông của mỗi người.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của nội dung đặt ra tại hội thảo hôm nay, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức cho rằng đây là vấn đề lớn, cấp thiết, ảnh hưởng toàn diện tới đời sống cộng đồng trước mắt cũng như lâu dài, do đó, cần có những nghiên cứu cẩn trọng, thực hiện các giải pháp cần có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với đặc điểm đô thị của Thủ đô và từng địa phương.

Đồng tình với Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức về việc văn hóa ứng xử với môi trường còn hạn chế, Tiến sĩ Phan Tân - Thành viên Hội đồng Tư vấn Tổng hợp và phân tích dư luận xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố cho rằng, cần có tính đồng bộ trong thực hiện các giải pháp, việc phát triển các loại hình như: Xe buýt BRT, xe điện… phải đảm bảo tính đồng bộ, khả thi trong quá trình thực hiện.

Hiến kế giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông để bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Chuyên gia chia sẻ ý kiến tại hội thảo.

Kết luận hội thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương cho biết, nhằm chung tay giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sông trong lành cho người dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố sẽ vận động người dân tích cực tham gia giao thông công cộng; thay đổi thói quen giao thông, hạn chế phụ thuộc phương tiện vận tải trong phạm vi gần.

Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Nguyễn Lan Hương, những ý kiến trao đổi, tham gia của các nhà khoa học trong Hội thảo này cũng là cơ sở để Mặt trận tổng hợp, góp ý kiến tư vấn cho đoàn Việt Nam khi tham gia Hội nghị các bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) vào tháng 11/2021 sắp tới.

Bên cạnh đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố kiến nghị cần hoàn thiện chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường như: Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí nén thiên nhiên (CNG); triển khai và ứng dụng công nghệ mới trong giao thông vận tải nhằm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; có chính sách ưu đãi với các nhà vận tải hàng hoá chuyển từ đường bộ sang đường thuỷ và đường sắt.

Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố ủng hộ Nhà nước, Thành phố trong việc giảm dần và không sử dụng xe máy trong nội thành đến năm 2030, trước mắt quản lý và kiểm tra chất lượng xe máy để loại các xe và vệ sinh môi trường; khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với người dùng xe máy điện và ô tô điện; cần đặt mục tiêu đưa các loại hình xe điện vào sử dụng trong giai đoạn 2021 - 2025 nhằm xây dựng hệ thống giao thông công cộng xanh, giảm ô nhiễm môi trường…

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/9: Nhiều mây, có lúc mưa và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/9: Nhiều mây, có lúc mưa và dông

(LĐTĐ) Dự báo ngày 9/9, khu vực Hà Nội nhiều mây, có lúc mưa và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc và sét.
Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/9: Nhiều mây, có lúc mưa và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/9: Nhiều mây, có lúc mưa và dông

(LĐTĐ) Dự báo ngày 9/9, khu vực Hà Nội nhiều mây, có lúc mưa và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc và sét.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.
Khẩn trương dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả sau bão

Khẩn trương dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả sau bão

(LĐTĐ) Từ sáng sớm 8/9, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đã huy động 100% cán bộ, công nhân và máy móc tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3.
Nỗ lực khắc phục, sớm ổn định đời sống nhân dân Thủ đô sau bão

Nỗ lực khắc phục, sớm ổn định đời sống nhân dân Thủ đô sau bão

(LĐTĐ) Với hơn 16.400 cây xanh đô thị bị gãy, đổ sau bão số 3, các đơn vị chức năng của thành phố Hà Nội đang nỗ lực xử lý sự cố. Mục tiêu trước mắt là ưu tiên giải tỏa các cây đổ chắn ngang đường, đảm bảo an toàn giao thông, sau đó sẽ tiếp tục triển khai công tác xử lý thu dọn cây đổ.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hoài Đức tập trung khắc phục các hậu quả do bão số 3 gây ra

Hoài Đức tập trung khắc phục các hậu quả do bão số 3 gây ra

(LĐTĐ) Từ ngày 7/9 đến sáng 8/9, do chịu sự ảnh hưởng của cơn bão số 3 đổ bộ vào miền Bắc nước ta, trên địa bàn huyện Hoài Đức xảy ra mưa lớn, gây nhiều thiệt hại về tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Huyện Ứng Hòa: Khoảng trên 2.000ha lúa mùa bị đổ do ảnh hưởng của bão số 3

Huyện Ứng Hòa: Khoảng trên 2.000ha lúa mùa bị đổ do ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Sau bão số 3, theo thống kê, huyện Ứng Hòa không có thiệt hại về người do mưa bão. Tuy nhiên, có khoảng 50 cây xanh bị đổ, gây ảnh hưởng đến giao thông; về sản xuất nông nghiệp, ước khoảng trên 2.000ha lúa mùa bị đổ.
Huyện Đan Phượng khắc phục hậu quả sau bão, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống

Huyện Đan Phượng khắc phục hậu quả sau bão, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống

(LĐTĐ) UBND huyện Đan Phượng cho biết, tính đến sáng 8/9, trên địa bàn huyện chưa xảy ra tình trạng úng ngập cũng như sự cố đê điều. Tuy nhiên, mưa bão đã gây ra sự cố về điện, đổ 23 cột điện, 199 cây xanh bị gãy, đổ, nghiêng... Huyện đã huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống, sinh hoạt...
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Xem thêm
Phiên bản di động