Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Học "mót" nghề, nam sinh tự sắm xế hộp

Từ cậu học trò cá biệt, Tùng đã thay đổi bản thân để sống tốt với mình và mọi người.
Lựa chọn gây sốc của 9X giành học bổng 230.000 USD
Google đang làm gì trong các lớp học?
Thần đồng vào đại học khi lên 10 giờ ra sao?

Sinh năm 1994, Phạm Trọng Tùng hay Phạm Tùng, Tùng “choắt” là cái tên không xa lạ ở Trường ĐH Mỏ-Địa chất (Hà Nội). Không chỉ năng nổ trong các hoạt động phong trào, tình nguyện, Tùng còn tham gia cộng tác viên ảnh cho khá nhiều tờ báo, tạp chí, chụp hình cho các nghệ sĩ và được nhiều thương hiệu gửi gắm làm truyền thông.

Từ học trò cá biệt

Tùng sinh ra trong gia đình cơ bản, nề nếp, có hai anh em ở thành phố Nam Định. Cú “sốc” đến với Tùng khi cậu không thi đỗ trường THPT công lập, phải học hệ dân lập.Từ đây, câu sinh ra chán nản, không chịu đi học lớp học thêm.

Phạm Trọng Tùng là cái tên khá hot tại Trường ĐH Mỏ -Địa chất

“Trong mắt mọi người, tôi khi đó là một “cậu ấm” phá bĩnh vì thường xuyên bỏ học, trốn nhà đi chơi” – Tùng nhớ lại.

Vào lớp thường không học bài, chỉ ngủ hoặc nói chuyện nên một năm không biết bao nhiêu lần thầy cô phải mời bố mẹ lên để nhắc nhở.

“Thậm chí, đến bây giờ, nhiều năm rồi mà bố quay lại lấy bằng tốt nghiệp thầy quản sinh vẫn còn nhớ rõ mặt" – Tùng chia sẻ.

Rồi một lần đi chơi về muộn Tùng nghe được chuyện mẹ nói với bố về lí do phải chăm chỉ làm việc hơn vì sợ “sau này nếu không dành dụm được tiền, sẽ không có ai lo cho con, lo cho bản thân mình được... Chứ có mỗi thằng con trai mà nó cứ lêu lổng, chẳng chịu học hành thế thì làm sao có tương lai được?".

Những câu nói như chạm vào lòng tự ái của “một thằng con trai” khiến Tùng như bừng tỉnh. Cộng với những buổi tối đi dạo bộ cùng bố - được ông kể cho nghe về thời thanh niên nghịch ngợm và quyết tâm vươn lên của bản thân. Tùng quyết định phải thay đổi.

Tùng tâm sự thời học phổ thông cậu từng khiến bố mẹ phiền lòng vì chán học, ham chơi

Học kỳ II năm lớp 12, bố quyết định thuê gia sư về kèm cho con trai. Tùng lao đầu vào học, cày kiến thức.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Tùng đạt loại trung bình khá. Những nỗ lực cố gắng giúp cậu đỗ vào Trường ĐH Mỏ - Địa chất (Hà Nội)

Đến lớp trưởng và thủ lĩnh phong trào đoàn, hội

Bước vào đời sống giảng đường, Tùng không cho phép mình nghỉ xả hơi mà suy nghĩ phải thay đổi để sống tốt hơn. Tùng đặt đồng hồ hẹn giờ mỗi sáng, gọi bạn cùng phòng đi học sớm...

Tùng cũng tự ứng cử vào vị trí lớp trưởng, sau đó tham gia vào các phong trào, hoạt động của trường, lớp.

“Lúc đầu cũng run lắm bởi từ lêu lổng mình phải biết sống vì hơn 150 thành viên còn lại của lớp. Mình bắt đầu đề ra những kế hoạch cho bản thân, như việc tham gia vào các chương trình, phong trào của Liên chi Đoàn khoa, Đoàn thanh niên trường” – Tùng cho biết.

Bước vào thời sinh viên, Tùng gần như thay đổi hoàn toàn, sống có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh.

Anh Phạm Quang Ba, Phó GĐ Trung tâm hướng nghiệp và Tư vấn việc làm (Trường ĐH Mỏ -Địa chất) niềm nở: “Tùng gần như có mặt trong mọi hoạt động của trường, lớp. Cậu tích cực tham gia các đợt tình nguyện như tiếp sức mùa thi của trường, của thành đoàn, đi tình nguyện giúp đỡ người nghèo, vô gia cư ở Hà Nội và các tỉnh thành,…”

Nhờ "tự làm mới mình" - Tùng nhận được nhiều giấy khen cấp trường, thành phố và học bổng cho sinh viên có thành tích học tập tốt.

Từ “học mót” đến sắm xế hộp

Từ năm đầu sinh viên, Tùng đã nhận làm in biển tên cho học viên Học viện Cảnh sát với thu nhập từ 1,5- 2 triệu mỗi tháng.

Yêu thích chụp ảnh và có một chiếc máy “cùi” Canon 1000D và ống kit 18-55 từ thời THPT để chụp chơi, trở thành sinh viên Tùng tự xây dựng kế hoạch để phát triển niềm đam mê đó của mình.

Biết Bờ Hồ thường xuyên có thợ chụp ảnh cưới, Tùng gần như ngày nào cũng bắt xe bus từ trường lên để... “học mót”.

Nhờ đam mê và nỗ lực, Tùng đã tự sắm cho mình được bộ thân máy và ống kính đời mới của dòng máy ảnh chuyên nghiệp Canon.

“Sau có một anh cứ thấy mình đi theo nên “thương” cho theo học. Anh chỉ bảo rất nhiệt tình. Rồi sau đó mình biết đến những khu chụp ảnh là bãi giữa sông Hồng, vườn hoa Bách Nhật. Hồi đó họ còn chưa tính phí vào nên cứ mon men, gặp ai cũng hỏi. May mà họ cũng cởi mở, nhiệt tình với một thằng “chân đất mắt toét” nhưng mê chụp ảnh như mình” - Tùng kể.

Chất ảnh bắt đầu lên. Nhưng để có máy tốt Tùng nghĩ ra kế thường xuyên về nhà lấy đồ ăn, tiết kiệm tiền bố mẹ cho và làm hẳn giao ước vay thêm 100 triệu đồng tiền của bố mẹ để mua máy ảnh xịn vào năm thứ 2.

Trước đó, giữa năm sinh viên thứ nhất, Tùng lập facebook, tập tẹ rao chụp ảnh và nhận những lần chụp với giá chỉ 150.000 đồng đến 200.000 đồng cho các bạn học sinh sinh viên.

Nhưng mọi thứ không thuận lợi nhưng Tùng nghĩ. Ngay lần chụp đầu Tùng đã bị khách chê vì chụp không ưng ý. Không nản lòng, Tùng tiếp tục xin tham gia chụp các sự kiện và nhân vật để đăng trên trang web của Trường ĐH Mỏ - Địa chất.

Tùng ngoài đời khá chững chạc nhưng cũng rất khiêm tốn

Cứ tự mò mẫm như vậy rồi Tùng thân quen được với các phóng viên, người chuyên chụp ảnh và bắt đầu chụp thời trang, sự kiện, ảnh cưới... với thu nhập khá.

Giờ đây Tùng đã có trong tay bộ máy ảnh và ống kính trị giá gần 300 triệu đồng như Canon 5D Mark III, 3 body 6D và những ống kính hiện đại nhất của dòng máy canon.

Hiện Tùng có một studio chụp ảnh và 2 thợ chụp ảnh, chụp thường xuyên cho vài quán bar, ảnh cưới,.. với thu nhập từ nguồn này khoảng 30 triệu đồng.

6 tháng trở lại đây Tùng nhận làm tổng quản lí rồi quản lí marketing cho một quán beer club, bar ở khu vực Hà Nội

Tùng chia sẻ: “Thời gian đầu mình chịu khó đi đến các quán bar khác, gặp quản lí để xin họ dạy mình từ những cái nhỏ nhất như chuyển gạt tàn cho khách thế nào, ra đồ khách gọi ra sao đến việc phối hợp âm thanh ánh sáng, bếp với nhân viên bàn,…Sau đó là công việc của truyền thông, lo đặt show, hẹn khách mời,..”

Cộng với các khoản thu nhập khác từ việc chụp hình, làm truyền thông cho các thương hiệu mà mỗi tháng Tùng có thu nhập khoảng 40-50 triệu, tháng cao điểm có thể lên đến 70 triệu đồng.

Đi bằng chính đôi chân, sức lực của bản thân, Tùng đã tự sắm cho mình được ô tô để đi làm, đi học.

Cách đây ba tháng, Tùng đã sắm cho mình một chiếc ô tô Toyota Vios để tiện đi làm, đi học.

Công việc bận bịu đến mức cả năm Tùng gần như không về nhà, Tết thì tới đêm giao thừa mới có mặt.

Tùng chỉ cười: “Điều quan trọng nhất là công việc cho mình sự tự tin, có thêm kinh nghiệm trải nghiệm về cuộc sống. Thời THPT mình thường rất nhút nhát, ít khi dám thể hiện quan điểm bản thân nhưng nhờ có công việc mình đã tiến bố hơn, sống có ích với bản thân và gia đình”.

Công việc cũng là đam mê nên bao mệt mỏi với Tùng chỉ là “chuyện nhỏ”.

Tùng nói sau này vẫn sẽ có kế hoạch học cao hơn ở ngành nghề đã học. Cậu cũng đang phấn đấu để trở thành Đảng viên.

Theo Văn Chung/Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

(LĐTĐ) Việc bà Nguyễn Phương Hằng ra tù là kết quả của quá trình xét duyệt giảm án, dựa trên các đề xuất từ trại giam về quá trình chấp hành án và cải tạo tốt của phạm nhân.
Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu cơn bão số 3, cùng với nước sông Hồng dâng cao, vùng trồng hoa đào hàng trăm ha của người dân 2 phường Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã gần như mất trắng.
Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (20/9), giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh, trong khi đó, vàng miếng trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ.
Đội tuyển Việt Nam rơi xuống vị trí 116 trên bảng xếp hạng FIFA

Đội tuyển Việt Nam rơi xuống vị trí 116 trên bảng xếp hạng FIFA

(LĐTĐ) Theo bảng xếp hạng (BXH) tháng 9/2024 mới được FIFA công bố, đội tuyển Việt Nam tụt một bậc so với tháng trước và xếp ở vị trí 116 thế giới.
Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

(LĐTĐ) Hà Nội đã khai trương thẻ vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng và sắp tới là triển khai hình thức thẻ ảo offline dành cho khách hàng. Việc "số hóa" thẻ vé giao thông trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ trực tiếp nâng cao quyền lợi của người tiêu dùng, giúp hành khách tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại để nhận và dán tem vé tháng.

Tin khác

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đến truờng học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với hôm qua.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

(LĐTĐ) 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội (Trường Tiểu học Bình Minh, Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn và Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu) đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Xem thêm
Phiên bản di động