Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Học thêm, dạy thêm “biết rồi khổ lắm”!

(LĐTĐ) Với một lượng kiến thức tương đối ở trường, học sinh “hấp thụ” đủ đã tương đối “mệt”. Song trước áp lực thành tích, thi cử và cả “bầu trời” tương lai phía trước, nhiều gia đình vẫn phải đưa con đi học thêm. Chưa khi nào, cái sự học chiếm quá nhiều thời gian, công sức của phụ huynh như bây giờ!
Sẽ thanh tra, kiểm tra việc học thêm, dạy thêm online
Học thêm, dạy thêm “biết rồi khổ lắm”!
Ảnh minh họa.

Bay hơn nửa vòng trái đất từ Canada về thăm bà ngoại, khi đề cập đến câu chuyện học thêm, cháu Nguyễn Minh Hằng (ở Toronto) cho hay, khi còn học lớp 5 ở Hà Nội, tuần nào cháu cũng phải đi học thêm các môn Toán, Tiếng Anh, thậm chí cả Tiếng Việt. Đấy là chưa kể một số môn phụ khác như học nhạc…Thời gian học kín cả tuần, không có ngày nghỉ. Nhưng từ khi theo mẹ sang Canada sinh sống, áp lực học thêm ít hơn. “Ở quê nhà vui hơn, thích hơn, nhưng nếu học thì học bên Canada thích hơn, đơn giản vì áp lực học không lớn như ở mình”, cháu Hằng cho hay.

Có một điều khá lạ, năm nào các cấp địa phương (tỉnh/thành) cũng ban hành văn bản về cái gọi là “cấm dạy thêm, học thêm dưới mọi hình thức”, nhưng thực tế, việc học thêm không những không giảm, mà ngày càng gia tăng. Nguyên nhân xuất phát từ hai phía: Phụ huynh tự nguyện, giáo viên “sẵn lòng”. Dạy thêm (đối với giáo viên tiểu học, giáo viên toán, ngoại ngữ khối cấp II, III) thu nhập cao hơn gấp nhiều lần lương, thu nhập tại trường.

Với đặc thù đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội, vấn đề giao thông phức tạp, nên đối với một học sinh cấp Trung học cơ sở (vì đa số trường không có ăn bán trú), việc đưa đón các con đi học đã tốn quá nhiều thời gian, việc đón đưa học thêm còn tốn công sức hơn nữa. Còn nếu tính cả cấp 3 (học sinh trung học phổ thông) chung quy là... tốn thêm tiền!

Vấn đề đặt ra, tại sao một số nước phát triển họ không chú trọng vấn đề học thêm, dạy thêm? Trong khi nước ta thu nhập không cao, nhưng từ đô thị đến nông thôn, học sinh phải học thêm rất nhiều?

Lý giải vấn đề này, một số người chỉ ra 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất, là “căn bệnh” thành tích. Nếu phụ huynh không cho con đi học thêm, sợ kiến thức của con tiếp thu ở trường không đủ, sẽ dẫn đến thua kém bạn bè. Thua kém bạn bè, dẫn đến tình trạng tự ti, chán học.

Thứ hai, đối với những học sinh cấp 2, cấp 3, điểm các năm học cũng là một trong những căn cứ quan trọng để xét tuyển khi hết cấp. Trong bối cảnh học sinh ngày càng nhiều, trường công ngày một thiếu, nếu không học thêm để có kết quả học tập tốt thì “khó đấu” được vào trường công, trường chọn.

Thứ ba, kiến thức ở trường nhiều, nhưng chừng ấy là chưa đủ. Muốn vào được các trường đại học tốt, bắt buộc học sinh cấp 3 càng phải học thêm để bồi dưỡng kiến thức, khi thi mới đạt điểm cao.

Cả 3 nguyên nhân trên đã dẫn phụ huynh và học sinh vào vòng tròn khép kín chưa tìm ra lối thoát. Vậy mấu chốt việc học thêm và học thêm quá nhiều có quan trọng không?

Xin kể ra đây một câu chuyện. Anh Nguyễn Tr., một doanh nhân có cô con gái đầu, nhà anh đầu tư khá nhiều, đặc biệt chi để đi học thêm, thuê gia sư, học trung tâm rồi cả thầy, cô dạy giỏi để học tiếng Anh, Toán. Nhưng con gái anh vẫn học không vào. Hết cấp 3 “chấp nhận” thi vào trường đại học bình thường ở Hà Nội. Nhưng bố mẹ vốn dân kinh doanh, nên tố chất kinh doanh đã ngấm vào máu cô con gái đầu của anh, nên năm thứ nhất, ngoài công việc học tập, cháu đã tự xin đi làm thêm với mức thu nhập 20 triệu đồng/tháng (mức thu nhập nhiều người mong ước).

Cuối cùng, anh rút ra kết luận: “Học thêm không phải là giải pháp duy nhất. Cái chính là năng lực của con mình ra sao để định hướng cho phù hợp”. Dẫu gia đình dư giả tài chính, nhưng cô con gái thứ 2, đang học trường “Tây”, anh cũng chuyển về học trường công và “nói không” với học thêm. Anh nói, quan trọng nhất dạy con kỹ năng để sau này bắt nhịp với hơi thở cuộc sống. Bảng thành tích học tập đẹp mà sau này không kiếm được công việc tốt, đặc biệt không biết kiếm tiền thì cũng chẳng để làm gì!

Mùa tựu trường lại đến, nhiều phụ huynh lại tất bật với chuyện học hành của con. Không biết bao giờ cái gánh nặng học thêm mới được rũ bỏ!

L.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

Tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội cần tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh; chú trọng việc bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh trong trường học và khu vực cổng trường, an toàn giao thông trên các xe đưa đón học sinh đến trường...
Tặng sách cho các em học sinh vùng bị thiên tai, lũ lụt

Tặng sách cho các em học sinh vùng bị thiên tai, lũ lụt

(LĐTĐ) Hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh đạo thành phố Hà Nội, Ban Tổ chức Hội Sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 về việc ủng hộ, tặng sách cho các Thư viện trường học tại các huyện ngoại thành Hà Nội bị ảnh hưởng bởi bão lụt, đến nay các đơn vị xuất bản trên địa bàn Thành phố đã nhiệt tình chung tay, góp sức ủng hộ với tổng số lượng 16.000 cuốn sách, vở, đồ dùng học tập các loại.
Lan tỏa văn hóa đọc để Hà Nội trở thành “Thủ đô" của sách và tri thức

Lan tỏa văn hóa đọc để Hà Nội trở thành “Thủ đô" của sách và tri thức

(LĐTĐ) Tối 27/9, Hội Sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” đã chính thức khai mạc. Hội Sách không chỉ là sự kiện văn hóa, mà còn là cầu nối của tri thức, là nơi mà mỗi cuốn sách mang theo những câu chuyện, những ý tưởng và tri thức được chia sẻ rộng rãi.
Đã thực hiện 423 công trình, phần việc thanh niên trị giá gần 62 tỷ đồng

Đã thực hiện 423 công trình, phần việc thanh niên trị giá gần 62 tỷ đồng

(LĐTĐ) Tại chương trình tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2024, chiều 27/9, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng - Trưởng ban Chỉ đạo chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè cho biết, các hoạt động trong chiến dịch đã được triển khai rộng khắp. Sau 3 tháng, chiến dịch đã thu hút 132.834 tình nguyện viên tham gia.
Thực hiện xác thực sinh trắc học, số tài khoản nhận tiền lừa đảo giảm đáng kể

Thực hiện xác thực sinh trắc học, số tài khoản nhận tiền lừa đảo giảm đáng kể

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, số tài khoản nhận tiền lừa đảo trong tháng 8 giảm khoảng 72% so với trung bình 7 tháng đầu năm, khi chưa thực hiện xác thực sinh trắc học.
Liên tiếp phá kỷ lục, giá vàng liệu có còn tăng đến mức nào?

Liên tiếp phá kỷ lục, giá vàng liệu có còn tăng đến mức nào?

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước liên tiếp tăng thời gian gần đây, đặc biệt là vàng nhẫn. Nhiều nhà đầu tư quan tâm liệu đà tăng “nóng” có còn kéo dài?
Phổ biến quy định về xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ trong lĩnh vực báo chí

Phổ biến quy định về xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ trong lĩnh vực báo chí

(LĐTĐ) Chiều ngày 27/9, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức hội nghị phổ biến Thông tư số 05/2024/TT-BTTTT hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực báo chí thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ TT&TT.

Tin khác

Quyết định hợp lòng dân

Quyết định hợp lòng dân

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) là sự kiện trọng đại của thành phố Hà Nội và đất nước. Chính vì thế, Thành phố đã có kế hoạch chi tiết tổ chức sự kiện này trên cơ sở thể hiện được tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
Chung tay bảo vệ trái đất

Chung tay bảo vệ trái đất

(LĐTĐ) Những nơi chưa bao giờ xảy ra mưa to, lũ như sa mạc thì chúng ta đã từng được chứng kiến tháng 4 năm nay Thủ đô Dubai thuộc các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) ngập mênh mông nước; Bắc California của Mỹ vốn địa hình cao thì vừa qua trải qua trận bão lũ mà theo mô tả của truyền thông “nghìn năm có một”; Thượng Hải của Trung Quốc tháng 9 này trải qua cơn bão mạnh nhất 75 năm qua. Các tỉnh miền Bắc nước ta cũng vừa hứng chịu cơn bão số 3 (bão Yagi) gây thiệt hại rất nhiều về người và của. Rõ ràng biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp; thiên tai, địch họa ngày càng khó lường.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

(LĐTĐ) Đêm rằm năm nay, các cháu trong khu tôi ngơ ngác vì tổ dân phố không tổ chức “đêm hội trăng rằm”. Lý do, toàn dân, toàn quân hưởng ứng chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ngừng các hoạt động vui chơi, giải trí để tập trung công tác khắc phục hậu quả bão số 3 gây ra. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị, địa phương cũng ý thức được tình người, “nghĩa đồng bào” trên tinh thần “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”- không tổ chức Trung thu cho các cháu để tưởng nhớ những nạn nhân, trong đó có các em nhỏ đã bị mất vì bão lũ.
Sức mạnh đại đoàn kết

Sức mạnh đại đoàn kết

(LĐTĐ) Cơn bão Yagi (bão số 3) đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc gây thiệt hại nặng về người và của. Đặc biệt, hậu bão số 3, hoàn lưu bão gây ra tình trạng ngập lụt, lở đất tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và một số vùng của Thủ đô Hà Nội. Ngay lập tức, từ miền Nam đến miền Trung, thậm chí cả những địa phương bị bão tàn phá nặng nề như Quảng Ninh, Hải Phòng đâu đâu cũng hướng về đồng bào bão lũ.
Cảnh giác với “Fake news” lũ, lụt

Cảnh giác với “Fake news” lũ, lụt

(LĐTĐ) Bão Yagi (bão số 3) càn quét các địa phương nơi tâm bão đi qua đã khủng khiếp, nhưng hoàn lưu bão còn để lại những hậu quả khủng khiếp hơn. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, toàn hệ thống chính trị đang dồn lực chống, khắc phục hậu quả do hoàn lưu bão số 3 gây ra.
Cần có quy chuẩn về trồng, bảo vệ cây xanh đô thị

Cần có quy chuẩn về trồng, bảo vệ cây xanh đô thị

(LĐTĐ) Cơn bão Yagi (bão số 3) quét qua Thủ đô để lại hậu quả rất nặng nề. Trong đó, nặng nề nhất là rất nhiều cây xanh bị gãy, đổ. Bão với sức gió giật cấp 11 khi tràn vào Hà Nội, các cây xanh bị, gãy đổ là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, quan sát sự gãy, đổ của hệ thống cây xanh đô thị đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt công tác chăm sóc, bảo vệ, trồng mới cây.
Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 (bão Yagi) với sức gió cực mạnh đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc nước ta, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã gây ra những thiệt hại nặng nề. Trong đó, với Thành phố, nặng nề nhất là rất nhiều cây xanh bị gãy, đổ. Hiện các cấp chính quyền, toàn hệ thống chính trị và người dân đang khắc phục sự cố gãy, đổ cây xanh để đảm bảo an toàn giao thông.
Đồng thuận để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Đồng thuận để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(LĐTĐ) Việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội đến thời điểm này đã đi được 80% quãng đường. Để hoàn thành, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra mà đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài tiếp thu ý kiến chỉ đạo của các đồng chí: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội những ngày đầu tháng 8/2024 đòi hỏi phải có sự nỗ lực vượt bậc của toàn hệ thống chính trị và mỗi cán bộ, đảng viên…
Phát huy hào khí tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Xây dựng Thủ đô giàu đẹp

Phát huy hào khí tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Xây dựng Thủ đô giàu đẹp

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày mùa thu tháng Tám, Đảng bộ, chính quyền, toàn hệ thống chính trị, quân và dân Thủ đô đang nỗ lực không ngừng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nhằm hoàn thành, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII đề ra.
Xem thêm
Phiên bản di động