Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Hội nghị Giải trừ quân bị họp phiên bế mạc nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam

(LĐTĐ) Trong hai ngày 14 và 15/8, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva (Thụy Sỹ), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng Phái đoàn Việt Nam Dương Chí Dũng, đã chủ trì các phiên toàn thể cuối cùng dưới nhiệm kỳ Chủ tịch Hội nghị Giải trừ quân bị của Việt Nam, diễn ra từ 24-30/6 và từ 29/7 đến 18/8.
hoi nghi giai tru quan bi hop phien be mac nhiem ky chu tich cua viet nam Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội nghị Giải trừ quân bị năm 2019
hoi nghi giai tru quan bi hop phien be mac nhiem ky chu tich cua viet nam Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực vì hòa bình, an ninh, phát triển và tiến bộ
hoi nghi giai tru quan bi hop phien be mac nhiem ky chu tich cua viet nam Việt Nam lần thứ hai trúng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Tại phiên toàn thể ngày 14/8, bà Tatiana Valovaya, Tổng Giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva, lần đầu tiên tham dự Hội nghị Giải trừ quân bị với tư cách là Tổng thư ký Hội nghị Giải trừ quân bị, đồng thời là đại diện cá nhân của Tổng thư ký Liên hợp quốc tại Hội nghị.

hoi nghi giai tru quan bi hop phien be mac nhiem ky chu tich cua viet nam
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng Phái đoàn Việt Nam Dương Chí Dũng (giữa) chủ trì các phiên toàn thể cuối cùng (Ảnh: BNG)

Phát biểu tại phiên họp, bà Tatiana Valovaya cảm ơn sự tin tưởng của Tổng thư ký Liên hợp quốc, sự đồng thuận của Hội nghị Giải trừ quân bị và vai trò điều phối của Đại sứ Dương Chí Dũng trên cương vị là Chủ tịch Hội nghị trong quá trình bổ nhiệm bà làm Tổng thư ký Hội nghị. Bà Valovaya tự hào là nữ Tổng Thư ký đầu tiên của Hội nghị và tin tưởng sẽ mang lại cách tiếp cận mới trong lĩnh vực giải trừ quân bị.

Bà Valovaya nhấn mạnh Hội nghị là cơ chế đa phương quan trọng, là công cụ chính của cộng đồng quốc tế đàm phán các vấn đề giải trừ quân bị và kiểm soát vũ khí trong 40 năm qua, đồng thời cam kết ủng hộ tối đa đối với công việc của Hội nghị trong thời gian tới.

Tại phần thảo luận về đề mục 3 của Hội nghị Giải trừ quân bị về “Ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian”, các diễn giả chính gồm Đại sứ Gennady Gatilov, Trưởng Phái đoàn của Nga, Đại sứ Eduardo Eguiguren, Trưởng Phái đoàn Chile và ông Daniel Porras, chuyên gia của Viện nghiên cứu giải trừ quân bị Liên hợp quốc và đại diện các nước thành viên đã tập trung thảo luận về sự cần thiết của việc ngăn chặn va chạm, xung đột và quân sự hóa ngoài không gian, trong bối cảnh trình độ khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng khiến cho ngày càng có nhiều chủ thể nhà nước và phi nhà nước, đủ khả năng tiếp cận vào không gian vũ trụ với cả mục đích dân sự lẫn quân sự.

Một số nước thành viên nêu rõ đã đến lúc cộng đồng quốc tế nghiêm túc cam kết ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian, có các biện pháp nhằm sử dụng hòa bình các tiến bộ khoa học kỹ thuật vì lợi ích của loài người và ủng hộ mục tiêu tiến tới một điều ước quốc tế nhằm ngăn chặn quân sự hóa không gian vũ trụ (Ấn Độ, Cuba, Iran, Mexico..).

Trong khi đó, một số nước phương Tây (Anh, Pháp, Úc, New Zealand…) nhấn mạnh cần tập trung vào giải quyết nguy cơ hiện hữu là khả năng các vật thể ngoài không gian va chạm, gây tắc nghẽn, theo đó cần có các biện pháp tăng cường lòng tin, xây dựng bộ quy tắc ứng xử chung đối với các vấn đề liên quan như thông báo sớm về việc phóng vệ tinh, chia sẻ số liệu về số lượng và quỹ đạo vật thể ngoài không gian, tăng cường thông tin liên lạc...

hoi nghi giai tru quan bi hop phien be mac nhiem ky chu tich cua viet nam
Toàn cảnh phiên toàn thể (Ảnh: BNG)

Cuối phiên toàn thể ngày 15/8, trước khi kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam, Đại sứ Dương Chí Dũng đã dành thời gian đánh giá kết quả đạt được, những nội dung thảo luận chính nhằm xác định các nhân tố phù hợp để xây dựng chương trình làm việc của Hội nghị trong tương lai.

Với nỗ lực của nước Chủ tịch và sự hợp tác, thảo luận mang tính xây dựng của các nước thành viên, lần đầu tiên sau nhiều nhiệm kỳ Chủ tịch gần đây, các nước thành viên đã quay trở lại thảo luận về những vấn đề thực chất, then chốt trong chương trình nghị sự của Hội nghị và các nội dung này được đánh giá là những thành tố quan trọng cho công việc của Hội nghị Giải trừ quân bị các năm tiếp theo. Tuyên bố Chủ tịch và đề xuất của Việt Nam về các thành tố của Chương trình làm việc sẽ được lưu hành như các văn bản chính thức của Hội nghị Giải trừ quân bị.

Các nước thành viên đánh giá cao, cho rằng Việt Nam đã thành công khi đem lại không khí tích cực, cân bằng, mang tính xây dựng cho các hoạt động tham vấn song phương và đa phương, khéo léo điều hành các phiên toàn thể của Hội nghị và tạo thuận lợi để các nước trao đổi thực chất, cởi mở về quan điểm đối với nhiều vấn đề nhạy cảm.

Việt Nam đã đề xuất nguyên tắc về tính tiếp nối (continuity) và chủ động thúc đẩy tham vấn với các nước Chủ tịch trong năm 2020 nhằm bảo đảm duy trì chương trình làm việc và các nội dung thảo luận của Hội nghị giữa các nhiệm kỳ Chủ tịch trong các năm. Đề xuất này được các nước rất quan tâm, thảo luận sâu và cho rằng đây là một hoạt động quan trọng nên được các nước Chủ tịch tiếp theo triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, việc nhiều diễn giả cấp cao tham dự Hội nghị như Tổng Giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva kiêm Tổng thư ký Hội nghị Giải trừ quân bị, Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Bộ trưởng Ngoại giao Áo, Thư ký điều hành Tổ chức Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO), Đại sứ các nước thành viên Hội nghị và chuyên gia về giải trừ quân bị cũng tạo dấu ấn riêng cho nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam. Sáng kiến của Việt Nam trong việc mời Tổng Thư ký ASEAN lần đầu tiên tham dự và phát biểu tại Hội nghị Giải trừ quân bị được các nước đánh giá cao, tạo kênh đối thoại mới giữa Hội nghị Giải trừ quân bị và các tổ chức khu vực, góp phần duy trì, bảo đảm hòa bình, an ninh quốc tế và khu vực.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình quốc tế nhiều bất ổn, khó lường, cạnh tranh chiến lược nước lớn và căng thẳng, xung đột ở nhiều khu vực, dù các nước thành viên đều nhấn mạnh cần ưu tiên xây dựng chương trình làm việc và thúc đẩy các nội dung chính của chương trình nghị sự, khả năng đạt đồng thuận về chương trình nghị sự, tiến tới mục tiêu cuối cùng là đàm phán đa phương về giải trừ quân bị vẫn còn xa vời. Trên thực tế, Hội nghị không đạt được đồng thuận thúc đẩy đàm phán trong nhiều năm nay.

Kết thúc Hội nghị, Đại sứ Dương Chí Dũng bày tỏ hi vọng và tin tưởng rằng những nội dung thảo luận thực chất trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam và các đánh giá, đề xuất khách quan, mang tính xây dựng của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch Hội nghị năm 2019, sẽ tạo động lực cần thiết và tính tiếp nối để Hội nghị có thể đạt được các kết quả thực chất trong tương lai gần.

Quỳnh Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

(LĐTĐ) Việc bà Nguyễn Phương Hằng ra tù là kết quả của quá trình xét duyệt giảm án, dựa trên các đề xuất từ trại giam về quá trình chấp hành án và cải tạo tốt của phạm nhân.
Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu cơn bão số 3, cùng với nước sông Hồng dâng cao, vùng trồng hoa đào hàng trăm ha của người dân 2 phường Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã gần như mất trắng.
Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (20/9), giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh, trong khi đó, vàng miếng trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ.
Đội tuyển Việt Nam rơi xuống vị trí 116 trên bảng xếp hạng FIFA

Đội tuyển Việt Nam rơi xuống vị trí 116 trên bảng xếp hạng FIFA

(LĐTĐ) Theo bảng xếp hạng (BXH) tháng 9/2024 mới được FIFA công bố, đội tuyển Việt Nam tụt một bậc so với tháng trước và xếp ở vị trí 116 thế giới.
Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

(LĐTĐ) Hà Nội đã khai trương thẻ vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng và sắp tới là triển khai hình thức thẻ ảo offline dành cho khách hàng. Việc "số hóa" thẻ vé giao thông trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ trực tiếp nâng cao quyền lợi của người tiêu dùng, giúp hành khách tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại để nhận và dán tem vé tháng.

Tin khác

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo thông tin về hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với các hoạt động quảng bá Top 1 ICF (Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới).
Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, đơn vị bắt đầu nhận đăng ký mua vé tàu tập thể cả lượt đi và lượt về đến ngày 30/9, mỗi lượt từ 5 vé trở lên. Thời gian bán vé tập thể dự kiến từ 8h sáng 1/10 đến hết ngày 5/10.
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc và một số địa bàn lân cận đã khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để thông báo, cập nhật thông tin về cơn bão Soulik và đề nghị các cơ quan chức năng sở tại hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam đang hoạt động trên biển không kịp về đất liền vào trú, tránh bão.
Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn ở nhiều tỉnh miền Trung

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn ở nhiều tỉnh miền Trung

(LĐTĐ) Sau khi suy yếu từ bão số 4, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây nam với tốc độ khoảng 15 - 20 km/giờ.
Tỷ lệ tiết kiệm điện toàn quốc lớn hơn 2% trong giai đoạn 2020 - 2023

Tỷ lệ tiết kiệm điện toàn quốc lớn hơn 2% trong giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Ngày 19/9, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024.
Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng vừa gửi công văn 5297/BXD-QLN yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
Thủ tướng yêu cầu chủ động xử lý các tình huống xấu nhất do bão và mưa lũ

Thủ tướng yêu cầu chủ động xử lý các tình huống xấu nhất do bão và mưa lũ

(LĐTĐ) Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, có thể gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam với sức gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10 (89-102 km/h).
Xem thêm
Phiên bản di động