Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

“Hồi sinh” sông Nhuệ

Sông Nhuệ, đoạn đi qua địa bàn xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì từ lâu đã được ví như dòng sông “đen” của Thủ đô. Nhờ dự án cải tạo dòng sông, xây kè, trồng cây nên thời gian gần đây, cảnh quan môi trường hai bên bờ sông ngày càng xanh, sạch, đẹp.
tin nhap 20180308093750 Vì sao lại gọi “cây cầu chết”
tin nhap 20180308093750 Báo động tình trạng ô nhiễm ở sông Nhuệ
tin nhap 20180308093750 Sông Nhuệ vẫn gia tăng ô nhiễm

Ô nhiễm trầm trọng

Từng được coi là “rốn thoát lũ” cho nhiều quận, huyện phía tây Thủ đô, song do sự thiếu ý thức của người dân nên sông Nhuệ ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Ngoài nước thải sinh hoạt, công nghiệp đổ ra, đoạn sông này bị nhiều hộ dân ngang nhiên vứt phế thải lấn sông, tạo thành nhiều bãi rác tự phát khiến dòng chảy qua đây cũng bị tắc nghẽn. Dòng sông xưa kia thơ mộng nay đen kịt, nổi váng trên mặt sông, bốc mùi hôi thối nồng nặc.

tin nhap 20180308093750
Con sông Nhuệ đang dần hồi sinh. Ảnh: P.B

Từ khi có thêm chợ cóc hoạt động (từ ngõ 8 đến ngõ 13, đường Tả Thanh Oai) tình trạng ô nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Rác thải từ chợ cóc và nước thải của các hộ kinh doanh tôm, cá, thực phẩm đổ tràn ra đường và lòng sông khiến nơi vừa mất an toàn vệ sinh thực phẩm vừa gây ô nhiễm môi trường.

Đặc biệt, người dân còn cơi nới xây dựng nhà ra sát bờ sông, lấn chiếm để kinh doanh buôn bán và tập kết vật liệu xây dựng, phế liệu thải… Dòng sông này vốn rộng thênh thang, tàu thuyền từng một thời đi lại buôn bán thì nay chỉ hẹp như con kênh, dọc hai bên bờ, hàng trăm nhà kiên cố, nhà tạm, lều lán của người dân lấn chiếm.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Tả Thanh Oai Lưu Quý Hợi, từ nhiều năm nay tồn tại 369 trường hợp lấn sông, chưa kể các hộ phát sinh, “giằng co” với chính quyền xã bằng cách nay đập, mai dựng, hoặc “chặt” đằng trước lấn đằng sau. Nhiều hộ dân và chính quyền xã cho biết, đây là vấn đề do “lịch sử để lại”, nhiều năm chưa xử lý dứt điểm. Ông Hợi cho biết, xử lý vi phạm ven sông không phải là chuyện một sớm một chiều, xã đã nhiều lần ra quân xử lý nhưng gặp không ít khó khăn.

Thậm chí không ít hộ thừa nhận do đời cha ông lấn đất làm nhà tạm, hứa sẽ chấp hành việc di dời, nhưng còn nghe ngóng, chờ các hộ chung quanh tháo dỡ mới chấp hành. Nhiều khi, chính quyền xã vừa tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ công trình vi phạm thì hôm sau họ lại dựng lên, hoặc dỡ đằng trước, họ lại lấn đằng sau. Thậm chí tại gần cầu Hữu Hòa, họ còn đặt cả container để làm nhà ở, tiện cho việc tập kết vật liệu xây dựng. Cứ như thế, các đối tượng ở nơi khác đến tụ tập, sinh hoạt gây mất vệ sinh, an ninh trật tự.

Làm sạch dòng sông

Thực hiện nghị quyết của Thành ủy Hà Nội, huyện ủy Thanh Trì về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo bảo vệ môi trường, chính quyền xã đã đến từng gia đình tuyên truyền, vận động nhân dân không xả rác, tự tháo dỡ công trình xây dựng trong hành lang sông… Theo đó, xã Tả Thanh Oai đã phối hợp tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức 5 đợt ra quân tổng vệ sinh thu gom rác thải và tự giác tháo dỡ, giải tỏa triệt để, toàn bộ các lều lán, cửa hàng kinh doanh, chợ cóc, chợ tạm...

Kết quả có 56 gia đình đã tự tháo dỡ công trình trả lại hiện trạng ban đầu, 287 hộ tháo dỡ công trình lùi vào 2 mét để mở rộng đường, 11 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tự tháo dỡ mở rộng lòng đường và mở rộng lòng sông. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục bám sát cơ sở, xử lý dứt điểm các vấn đề phát sinh; hằng tuần đôn đốc tiến độ, kịp thời giải quyết vướng mắc để trả lại môi trường xanh – sạch – đẹp.

Hai xã Tả Thanh Oai và Hữu Hòa cũng đã phối hợp ra quân để cải tạo hai bên bờ sông nhuệ. Cụ thể, vận động người dân tổ chức trồng hoa, cây xanh trên tuyến đường Tả Thanh Oai và khu vực ngõ 8 Cầu Bươu với diện tích lên đến 3000m2. Bên cạnh đó, hai xã cùng với các ban, ngành, đoàn thể của huyện tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường dọc bờ sông Nhuệ thu gom đất thải, rác phế thải trên 5000m3, chặt tỉa các cây, bụi tre gây cản trở dòng chảy lòng sông Nhuệ và các cây ảnh hưởng đến tầm nhìn của người tham gia giao thông.

Nhờ có sự chung tay của chính quyền và người dân, tuyến đường ven sông Nhuệ đã được thay màu áo mới xanh mát. Dọc tuyến đường đang dần được bao phủ bởi một màu xanh mát mắt của cây xoan đào, cây sấu đang trổ mầm. Sát bên bờ sông là những dãy hoa tím, thẳng hàng, thẳng lối rung rinh trong gió. Lòng sông trước kia quanh năm ứ đọng rác, bốc mùi xú uế thì nay cũng đã được nạo vét, khơi thông dòng chảy. Ngoài việc trồng hoa, tôn tạo đường bên sông, cứ cách vài chục mét lại xuất hiện một thùng rác công cộng khiến tình trạng xả rác bừa bãi dọc tuyến đường đã giảm hẳn.

Với phong trào phát động làm sạch dòng sông của địa phương, đông đảo nhân dân đã ủng hộ, tình nguyện góp công sức để nạo vét bùn, rác, trông cây ven đê… đưa dòng sông trong lành trở lại, tạo diện mạo tươi mát cho toàn vùng. Bằng những giải pháp tích cực, đồng bộ, hy vọng thời gian tới, con sông Nhuệ sẽ sớm tươi mát, trong lành trở lại, thực hiện tốt chức năng của nó. Việc làm này cũng giúp ý thức bảo vệ môi trường của người dân được nâng lên, lan rộng đến từng ngõ, xóm. Đây cũng là việc làm thiết thực để Thanh Trì xứng đáng là địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, góp phần tạo cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô xanh – sạch – đẹp.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cấp gói tín dụng 20 tỷ đồng hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Cấp gói tín dụng 20 tỷ đồng hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Chương trình “Chia sẻ yêu thương - Cùng bạn tới trường” cấp gói tín dụng 20 tỷ đồng, lãi suất 0% cho các sinh viên có quê quán tại 17 tỉnh, thành phố phía Bắc bị ảnh hưởng do bão số 3; hỗ trợ kinh phí 300 triệu đồng để cải tạo, sửa chữa 3 điểm trường bị ảnh hưởng, hư hại sau bão.
Cập nhật áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên và chỉ đạo ứng phó cụ thể

Cập nhật áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên và chỉ đạo ứng phó cụ thể

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới hiện tại đang hoạt động mạnh trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, với sức gió gần tâm đạt cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9. Dự báo, trong 24-48 giờ tới, áp thấp nhiệt đới này có khả năng mạnh lên thành bão, với cường độ dự kiến đạt cấp 8, giật cấp 10.
Vun đắp quan hệ hợp tác giữa hai thủ đô của hai nước Việt Nam - Lào

Vun đắp quan hệ hợp tác giữa hai thủ đô của hai nước Việt Nam - Lào

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, chiều 17/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã gặp và làm việc với Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thủ đô Viêng Chăn Anouphap Tounalom và Ủy viên Trung ương Đảng, Đô trưởng Thủ đô Viêng Chăn Athsaphangthong Siphandone.
Tuyên án tử hình kẻ hiếp dâm, sát hại nữ quản lý phòng trọ ở Hà Nội

Tuyên án tử hình kẻ hiếp dâm, sát hại nữ quản lý phòng trọ ở Hà Nội

(LĐTĐ) Quan sát thấy khu nhà trọ vắng người, nạn nhân đi một mình, mang theo nhiều tài sản có giá trị nên Hoàng Minh Hào đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản, xâm hại tình dục và sát hại nạn nhân.
Cấm phương tiên lưu thông trên Quốc lộ 32 qua thị xã Sơn Tây do úng ngập

Cấm phương tiên lưu thông trên Quốc lộ 32 qua thị xã Sơn Tây do úng ngập

(LĐTĐ) Hiện nay, đoạn từ Km45+100 đến Km45+800 trên Quốc lộ 32, thuộc địa bàn thị xã Sơn Tây, mặt đường ngập sâu trung bình 50cm. Do đó, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cấm toàn bộ phương tiện lưu thông qua đoạn tuyến.
Thanh Trì: Khen thưởng nhiều cá nhân, tập thể hết lòng ứng phó với bão lũ

Thanh Trì: Khen thưởng nhiều cá nhân, tập thể hết lòng ứng phó với bão lũ

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) cùng hoàn lưu sau bão đã để lại hệ quả phức tạp, đặt ra những tình huống cấp bách trên địa bàn huyện Thanh Trì. Cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực, không có thiệt hại về người.
Hà Nội: Sắp triển khai vé xe buýt ảo không cần Internet

Hà Nội: Sắp triển khai vé xe buýt ảo không cần Internet

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội thông tin, từ ngày 20/9, đơn vị sẽ triển khai thẻ vé tháng ảo offline cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô.

Tin khác

Cập nhật áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên và chỉ đạo ứng phó cụ thể

Cập nhật áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên và chỉ đạo ứng phó cụ thể

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới hiện tại đang hoạt động mạnh trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, với sức gió gần tâm đạt cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9. Dự báo, trong 24-48 giờ tới, áp thấp nhiệt đới này có khả năng mạnh lên thành bão, với cường độ dự kiến đạt cấp 8, giật cấp 10.
Tin bão mới nhất: Dự báo ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, vùng gần tâm bão đi qua gió giật cấp 10

Tin bão mới nhất: Dự báo ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, vùng gần tâm bão đi qua gió giật cấp 10

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão (bão số 4). Từ gần sáng và ngày 19/9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89- 102km/h); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.
Công an vào cuộc làm rõ vụ nước ngập có màu đỏ bất thường ở quận Bắc Từ Liêm

Công an vào cuộc làm rõ vụ nước ngập có màu đỏ bất thường ở quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ việc nước ngập chuyển màu đỏ bất thường khu tập thể Phú Minh, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), Ủy ban nhân dân (UBND) quận đã chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra do Công an quận chủ trì phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND phường Cổ Nhuế 2 tiến hành kiểm tra, xác minh.
Thành phố Hồ Chí Minh: Mưa trắng trời không dứt, cảnh báo nguy cơ ngập úng

Thành phố Hồ Chí Minh: Mưa trắng trời không dứt, cảnh báo nguy cơ ngập úng

(LĐTĐ) Từ đêm 17/9 đến rạng sáng 18/9, Thành phố Hồ Chí Minh có mưa rải rác ở một số khu vực. Từ khoảng 9h ngày 18/9, toàn bộ Thành phố mưa lớn kéo dài không dứt.
Tin bão mới nhất: Bắc và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to

Tin bão mới nhất: Bắc và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão (bão số 4). Từ ngày 18/9 đến ngày 20/9, ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/9: Mưa rào và dông rải rác vào sáng sớm và chiều tối

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/9: Mưa rào và dông rải rác vào sáng sớm và chiều tối

(LĐTĐ) Dự báo ngày 18/9, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, tập trung vào chiều tối, đêm và sáng sớm.
Tin bão mới nhất: Bão số 4 sẽ gây mưa to cho vùng núi trung du Bắc Bộ, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

Tin bão mới nhất: Bão số 4 sẽ gây mưa to cho vùng núi trung du Bắc Bộ, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão. Từ đêm 17 đến ngày 18/9, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, cục bộ có nơi trên 50mm (thời gian mưa tập trung vào đêm và sáng).
Tin bão mới nhất: Khả năng cao bão số 4 sẽ đổ bộ vào miền Trung dẫu hướng di chuyển khá phức tạp

Tin bão mới nhất: Khả năng cao bão số 4 sẽ đổ bộ vào miền Trung dẫu hướng di chuyển khá phức tạp

(LĐTĐ) Chiều 17/9, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, khi vào Biển Đông, đường đi của áp thấp nhiệt đới (khả năng mạnh lên thành bão số 4) diễn biến phức tạp, 70% sẽ đổ bộ vào miền Trung, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi.
Tin bão mới nhất: Bão số 4 ngày càng tăng tốc và tăng cấp có khả năng uy hiếp đất liền vào cuối tuần

Tin bão mới nhất: Bão số 4 ngày càng tăng tốc và tăng cấp có khả năng uy hiếp đất liền vào cuối tuần

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão; có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta vào cuối tuần này.
Áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão số 4

Áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão số 4

(LĐTĐ) Lúc 1 giờ ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 25 km/h, di chuyển vào Biển Đông, mạnh lên thành bão trên khu vực Bắc Biển Đông, cách Hoàng Sa khoảng 420km về phía Đông.
Xem thêm
Phiên bản di động