Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Hơn 600 hộ dân tình nguyện hiến đất xây dựng nông thôn mới

Công tác xây dựng nông thôn mới được coi là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài và vất vả. Thế nhưng khi lòng dân thuận, nhà nước và nhân dân cùng làm thì “khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Phong trào nhân dân hiến đất làm đường ngày càng lan tỏa ở Hà Tĩnh, trong đó tại xã Thạch Môn, huyện Thạch Hà là một ví dụ điển hình.
Đi đầu trong công tác trong xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới đáp ứng đòi hỏi mới
Phải đi tiên phong trong phong trào xây dựng nông thôn mới

Con đường từ sức dân

Năm 2010, xã Thạch Môn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) nhận được quyết định xây dựng nông thôn mới từ tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó, khi xây dựng giao thông nông thôn, trục đường chính phải rộng 7m, đường phụ 5m. Trong khi thực tế, hiện tại trục đường chính tại đây chỉ rộng hơn 3m, đường phụ chỉ có 2m. Mặt khác, nếu giải phóng mặt bằng theo quy định sẽ có 610 hộ dân bị ảnh hưởng, phải cắt xén đất ở để mở rộng đường.

Hơn 600 hộ dân tình nguyện hiến đất xây dựng nông thôn mới

Người dân xã Thạch Môn hăng hái tham gia làm đường giao thông nông thôn

Tại thời điểm này, mỗi mét đường có giá gần 2 triệu đồng/m2, như vậy số tiền đền bù 10.000m2 sẽ lên đến 20 tỷ đồng. Số tiền quá lớn, trong khi xã Thạch Môn lại thuộc diện xã nghèo của huyện Thạch Hà.

Nhận thấy khó khăn, gánh nặng quá lớn, chính quyền xã đã đưa ra giải pháp họp bàn dân, kêu gọi người dân ủng hộ, hiến đất xây dựng đường giao thông. Trước tiên cán bộ đảng viên sẽ là những “hạt nhân nòng cốt” tiên phong đi trước, từ đó tuyên truyền cho các hộ dân làm theo.

Do được triển khai đồng bộ và nhờ chủ trương đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của người dân nên phong trào hiến đất mở đường ở đây đã được đông đảo bà con nhân dân đồng tình hưởng ứng, tạo thành một phong trào có sức lan tỏa rộng. Chỉ sau một tuần vận động đã có hàng trăm hộ dân tình nguyện hiến đất, xây dựng trục đường giao thông trong thôn, xã. Đến nay, tính trên toàn địa bàn xã Thạch Môn đã có 610 hộ dân hiến đất, trong đó có 110 hộ hiến đất nhà ở, 500 hộ dân hiến đất chuyển đổi nông nghiệp. Số đất người dân hiến lên đến 10.000m2, hộ ít thì vài chục m2, hộ nhiều lên đến hàng trăm m2..

Gia đình anh Trương Văn Liễu , đã tình nguyện hiến cho xã hơn 100m2 đất ở. Nhà đông con, đất ở lại chật hẹp, kinh tế phụ thuộc vào mấy sào ruộng, nếu bán 100m2 đất ở để làm đường thì cuộc sống gia đình anh Liễu sẽ khá hơn. “ Hộ khẩu xã thuộc đất thành phố nên mét đất, mét tiền chú ạ. Nhưng làm đường đi lại không chỉ thuận lợi cho gia đình tôi mà cả xóm nên mình hi sinh chút một cũng đáng. Gia đình tôi không mảy may nghĩ sẽ lấy một xu của nhà nước” – anh Liễu chia sẻ.

Hàng xóm của anh Liễu, ông Nguyễn Xuân Thuận cũng vừa hiến gần 200m2 để làm đường giao thông. Vốn là cựu chiến binh, kinh tế không mấy khá giả, đất ở chật hẹp, nhà lại có hai người con trai nên việc hiến đất của ông được người dân trong xã biểu dương.

Không chỉ hiến đất không, nhiều hộ sẵn sàng tháo dỡ, đập phá nhiều công trình như chuồng trại, nhà vệ sinh... mà không cần một đồng hỗ trợ. Ngoài góp của ra, người dân còn hăng hái tham gia đóng góp ngày công.

Nhìn những con đường rộng rãi được rải nhựa và bê tông hóa chạy dài trong thôn xóm trong đó có một phần công sức của mình, người dân xã Thạch Môn vô cùng phấn khởi và tự hào

Hiệu quả từ tuyên truyền, vận động

Để có được niềm tin, chung sức xây dựng nông thôn mới của người dân, một trong những yếu tố không thể thiếu là thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở với việc xây dựng mô hình dân vận khéo nhân dân hiến đất, góp sức xây dựng cơ sở hạ tầng. Trước hết, cấp ủy và chính quyền ở xã Thạch Môn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng nông thôn mới.

Hơn 600 hộ dân tình nguyện hiến đất xây dựng nông thôn mới

Ông Nguyễn Xuân Thuận bên 200m2 đất vừa hiến tặng để làm đường giao thông

Đối với việc vận động nhân dân hiến đất xã đã thực hiện dân chủ rộng rãi theo phương châm “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đồng thời, nâng cao nhận thức cho người dân hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển giao thông đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhân dân.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND xã Thạch Môn phấn khởi: “Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có nhiều chuyển biến. Người dân đã xác định quyền lợi, nghĩa vụ của mình, tích cực đóng góp kinh phí, hiến đất, đồng thời trực tiếp theo dõi, giám sát đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng các hạng mục công trình xây dựng nông thôn mới. Tiêu chí giao thông của xã Thạch Môn được UBND tỉnh Hà Tĩnh đánh giá rất cao”.

Vừa qua, xã Thạch Môn vừa được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới trước thời hạn một năm. Đây là thành quả xứng đáng cho những nỗ lực của cán bộ cũng như người dân Thạch Môn. Việc hiến đất của người dân là một nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng, đã góp phần không nhỏ trong việc đưa xã Thạch Môn trở thành xã nông thôn mới.

Ngọc Thắng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đường phố Hà Nội ngổn ngang sau bão số 3

Đường phố Hà Nội ngổn ngang sau bão số 3

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đi qua đã gây ra nhiều thiệt hại về cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Ghi nhận sáng 8/9 tại một số tuyến phố trên địa bàn Hà Nội, nhiều tuyến đường tắc nghẽn do cây cối gãy đổ và các công trình công cộng bị hư hại.
"Bữa cơm Công đoàn" lan tỏa tình yêu thương

"Bữa cơm Công đoàn" lan tỏa tình yêu thương

(LĐTĐ) Trong không khí thân mật và ấm áp, Công đoàn Trường Mầm non B Thanh Liệt (Liên đoàn game bài uy tín huyện Thanh Trì) đã tổ chức một "Bữa cơm Công đoàn" đầy ý nghĩa, tạo khoảnh khắc đáng nhớ cho toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên của trường.
Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân sau cơn bão số 3

Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 8/9, sau khi bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, các quận, huyện trên địa bàn Thủ đô tập trung đánh giá, khắc phục hậu quả thiên tai, huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.
Quận Hoàn Kiếm huy động tổng lực gần 2.500 người tham gia ứng phó bão số 3

Quận Hoàn Kiếm huy động tổng lực gần 2.500 người tham gia ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Sau cơn bão số 3, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có 22 cây xanh bị gẫy cành lớn, 286 cây xanh đổ, gẫy, 3 người bị thương nhẹ. Ngoài ra có 2 tủ điện bị bẹp, 2 mái tôn bị tốc, 3 cột đèn chiếu sáng và 2 cột điện bị đổ, 1 ô tô con bị cây đổ bẹp nóc... Các sự cố đã và đang được cơ quan chức năng của quận xử lý kịp thời.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải kiểm tra khắc phục sau bão tại quận Thanh Xuân

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải kiểm tra khắc phục sau bão tại quận Thanh Xuân

(LĐTĐ) Sáng 8/9, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã thị sát và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 trên địa bàn quận Thanh Xuân.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 8/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã kiểm tra trực tiếp công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Chủ động ứng phó kịp thời, xử lý nhanh với ảnh hưởng xấu của thời tiết

Chủ động ứng phó kịp thời, xử lý nhanh với ảnh hưởng xấu của thời tiết

(LĐTĐ) Tính đến 5h ngày 8/9, quận Ba Đình có 329 sự cố cây đổ, đã xử lý 279 sự cố; 11 sự cố gãy, đổ cột điện, dây viễn thông, trạm biến áp, đã xử lý được 8 sự cố; 10 sự cố tốc mái nhà đã được xử lý.

Tin khác

Quân chủng Hải quân huy động gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ người dân Hải Phòng, Quảng Ninh ứng phó bão số 3

Quân chủng Hải quân huy động gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ người dân Hải Phòng, Quảng Ninh ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chủ động đối phó với cơn bão số 3 (Yagi), Quân chủng Hải quân chỉ đạo các đơn vị đóng quân khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh chủ động theo dõi nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão; chủ động cấp bổ sung đủ cơ số, vật tư trang bị phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn cho các đơn vị; duy trì nghiêm chế độ trực các cấp và lực lượng tìm kiếm cứu nạn.
Bà chủ Mái ấm Hoa Hồng qua mặt cơ quan chức năng như thế nào?

Bà chủ Mái ấm Hoa Hồng qua mặt cơ quan chức năng như thế nào?

(LĐTĐ) Trong thời gian hoạt động, mặc dù bị kiểm tra thường xuyên nhưng bà Giáp Thị Sông Hương - chủ Mái ấm Hoa Hồng đã nhiều lần qua mặt cơ quan chức năng Quận 12 trước khi bị phanh phui hành vi bạo hành.
Niềm vui bất ngờ trong ngày khai giảng của học sinh khó khăn Bến Tre

Niềm vui bất ngờ trong ngày khai giảng của học sinh khó khăn Bến Tre

(LĐTĐ) Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” - 5/9/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội người mù quận Thanh Xuân lần thứ VI

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội người mù quận Thanh Xuân lần thứ VI

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 5, 6/9, Hội người mù quận Thanh Xuân đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Những việc cần làm ngay để ứng phó với siêu bão Yagi

Những việc cần làm ngay để ứng phó với siêu bão Yagi

(LĐTĐ) Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai lưu ý người dân không nên chủ quan và tuân thủ một số khuyến cáo ứng phó với siêu bão Yagi (bão số 3).
Chầm chậm thu sang…

Chầm chậm thu sang…

(LĐTĐ) Ta để lại mùa hạ nơi dòng sông cuộn sóng. Hoa điệp vàng trong nắng và bằng lăng nhạt màu bởi những cơn mưa. Nửa mùa hạ ta phiêu du trăng gió, chợt thấy mình không bớt những chênh vênh. Hạ không buồn bởi nắng reo và gió vi vút đến cuối trời. Hạ tung tăng mà đi, say mê mà đến. Không nhớ, không buồn...
Chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng khai gì với cơ quan công an?

Chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng khai gì với cơ quan công an?

(LĐTĐ) Tại cơ quan chức năng, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng là bà Giáp Thị Song Hương cho rằng hành động bạo hành các cháu bé của bảo mẫu là bộc phát, bà Hương không biết và không chủ trương hành vi này.
Trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội công lập

Trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội công lập

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng tạm thời sẽ đưa tất cả các trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng về cơ sở bảo trợ xã hội công lập để chăm sóc theo diện khẩn cấp, sau đó tiến hành xác định nhân thân từng em để có phương án phù hợp.
Chiêu trò lừa đảo thu học phí tân sinh viên ngày càng tinh vi

Chiêu trò lừa đảo thu học phí tân sinh viên ngày càng tinh vi

(LĐTĐ) Lợi dụng thời điểm các sinh viên vừa trúng tuyển đang làm thủ tục nhập học, một số đối tượng đã giả mạo là đầu mối của một số trường đại học để lừa chuyển tiền học phí, lệ phí nhập học.
Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

(LĐTĐ) Theo Luật Căn cước 2023, thẻ Căn cước trẻ em có thời hạn tùy theo độ tuổi: Cấp đổi khi 14, 25, 40, và 60 tuổi. Trẻ dưới 14 tuổi có thẻ sử dụng đến khi đủ 14 tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động