Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

“Khai tử” môn Lịch sử: Càng lo mất gốc

Theo kết cấu các bộ môn học mới trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông (GD PT) tổng thể của Bộ GD&ĐT ban hành lấy ý kiến nhiều môn học sẽ thay đổi và trở thành môn học tự chọn thay cho bắt buộc như trước kia, trong đó có môn Lịch sử. Điều này đang nhận được nhiều ý kiến lo ngại bởi đây là một trong những môn học bản lề.
Môn lịch sử còn bị xem là môn phụ

Thực tế cho thấy, trong nhiều năm gần đây, tình trạng học sinh sợ thi môn lịch sử và sự yếu kém về kiến thức môn học này đã khiến nỗi lo “mất gốc” trong một bộ phận giới trẻ ngày càng gia tăng. Cách đây vài tháng, khi xuất hiện clip phỏng vấn học sinh về “mối quan hệ” là anh em ruột giữa Quang Trung – Nguyễn Huệ đã chứng tỏ việc học lịch sử trong trường học đáng báo động.

“Khai tử” môn Lịch sử: Càng lo mất gốc
Thí sinh duy nhất thi môn Sử tại điểm thi Trường THPT Yên Thành 2

Nghịch lý này thể hiện cả trong xu hướng thưởng thức văn hóa nghệ thuật của giới trẻ. Những bộ phim tài liệu hay phim truyện lịch sử dân tộc là những thước phim vô giá thì không được đón nhận nồng nhiệt. Trong khi các phim gắn với lịch sử Trung Quốc, Hàn Quốc thì lại khiến nhiều bạn trẻ (và cả người lớn) mất ăn mất ngủ để xem. Khi những vở kịch tái hiện lịch sử đất nước được biểu diễn, nhìn khắp khán phòng chỉ thấy toàn khán giả lớn tuổi. Trong khi những buổi ca nhạc, rạp chiếu phim thì lúc nào cũng trong tình trạng chật ních các bạn trẻ.

Với sự đổi mới trong quy chế kỳ thi THPT quốc gia năm nay, thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp chỉ phải thi 4 môn gồm: 3 môn thi bắt buộc và 1 môn tự chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý. Do bộ môn Lịch sử ít được quan tâm nên trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, hàng loạt điểm thi đã phải đóng cửa, vì không có thí sinh chọn thi môn Sử. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT: Lịch sử là môn ít thí sinh đăng ký thi nhất, cả nước chỉ có khoảng 153.000 thí sinh. Tại Hà Nội, số học sinh đăng ký thi môn Sử rất thấp. Tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, trong các môn tự chọn, Vật lý được đăng ký nhiều nhất, và ít nhất là môn Sinh học. Khoảng 20% học sinh chọn môn Địa lý, 10% chọn môn Lịch sử. Thậm chí tại Trường THPT Lương Thế Vinh chỉ có duy nhất 1 học sinh đăng ký lựa chọn môn Lịch sử.

Theo nội dung dự thảo chương trình GD PT tổng thể của Bộ GD&ĐT ban hành lấy ý kiến dư luận, điều đáng lưu ý ở đây là nếu như môn Lịch sử được tích hợp trong bộ môn KHXH ở cấp tiểu học và THCS theo dạng bắt buộc thì ở cấp THPT, môn học này lại được phân trở lại trong các môn tự chọn. Nội dung này hiện đang nhận được nhiều thông tin trái chiều từ dư luận.

Nguyễn Phương Anh (cựu học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi) cho biết:

“Khai tử” môn Lịch sử: Càng lo mất gốc

Học Lịch sử nhàm chán bởi thầy cô chỉ giảng những nội dung sẵn có trong sách giáo khoa, không mở rộng kiến thức liên hệ thực tế. Vì thế tiết học Lịch sử biến thành tiết học đọc – chép mỏi tay. Chúng em mong muốn những tiết học Lịch sử sinh động hơn như xây dựng nhiều tình huống gợi mở cho các em nhập vai diễn lại... kết hợp với trình chiếu những đoạn phim ngắn minh họa cho những cuộc chiến, trận đánh...thay vì liệt kê ngày giờ...như nội dung sách giáo khoa. Như thế, vừa tạo không khí vui cho tiết học lại khiến học sinh nhớ lâu và hào hứng với môn học.

TS Phạm Văn Tuấn, Viện nghiên cứu Hán Nôm:

“Khai tử” môn Lịch sử: Càng lo mất gốc

Nếu môn Sử không thi thì học sinh sẽ nảy sinh tâm lý xem nhẹ, thậm chí không muốn học. Học sinh, sinh viên ngày nay đã và đang sử dụng các phương tiện kết nối thông hiện đại để có thể truy cấp internet bất cứ lúc nào. Những thông tin trái chiều có rất nhiều trên các trang web , blog, facebook…Nếu các em chưa đủ nhận thức và bản lĩnh, những luồng thông tin xấu này sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng khiến các em hoang mang, thất vọng và nguy hại hơn nữa là rơi vào bẫy của thế lực thù địch. Lúc đó, sự lệch lạc về nhận thức lịch sử còn nguy hiểm hơn sự yếu kém về kiến thức lịch sử rất nhiều.

Nguyễn Phương Sen (giáo viên một trường cấp 3 tại Hà Nội):

“Với cách thi, cách dạy như bây giờ thì không riêng môn Lịch sử mà các môn xã hội nói chung cũng bị hạ thấp, coi là môn phụ. Theo nội dung, khối lượng kiến thức được biên soạn như hiện nay việc giảng bài kết hợp đọc, chép cho học sinh đã hết thời gian, không đủ để kết hợp trình chiếu hay dàn dựng hoạt cảnh để tiết học thêm sinh động hơn. Để khắc phục tình trạng này, giáo dục trong nhà trường cần tăng thêm các tiết học ngoại khóa như tổ chức các cuộc thi, tham quan... mang chủ đề hướng về cội nguồn nhằm mục đích lồng ghép những kiến thức lịch sử. Thông qua các cuộc thi tìm hiểu lịch sử trên truyền hình như: “Em yêu lịch sử Việt Nam”, “Theo dòng lịch sử”...cho thấy vẫn còn rất nhiều người yêu môn Lịch sử, ham học hỏi kiến thức lịch sử.Bên cạnh đó, cũng rất cần được sự hỗ trợ của gia đình, truyền thông như chiếu những bộ phim lịch sử, những bài ca đi cùng năm tháng để nhắc nhở các em nhớ về một thời hào hùng của dân tộc...”

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho công nhân

Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho công nhân

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 927/QĐ-TTg ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới (Kế hoạch).
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị theo dõi chặt chẽ dự báo và diễn biến thời tiết ảnh hưởng bởi bão số 3; tập trung các phương án phòng, chống úng ngập nội thành, ngoại thành; bảo đảm an toàn về người, tài sản và hoạt động sản xuất của nhân dân…
Hà Nội: Tập trung thực hiện chuyển đổi số

Hà Nội: Tập trung thực hiện chuyển đổi số

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến - Trưởng ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy biên chế thành phố Hà Nội đã chủ trì hội nghị Ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế Thành phố.
Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

(LĐTĐ) Tối 4/9, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”. Đây là hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/2024).
Công bố quyết định bổ nhiệm Trợ lý và Thư ký của Tổng Bí thư Tô Lâm

Công bố quyết định bổ nhiệm Trợ lý và Thư ký của Tổng Bí thư Tô Lâm

(LĐTĐ) Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức công bố các quyết định về việc bổ nhiệm trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Nhiều kỳ vọng, quyết tâm trong năm học mới

Nhiều kỳ vọng, quyết tâm trong năm học mới

(LĐTĐ) Ngày mai (5/9), cùng với học sinh cả nước, gần 2,3 triệu học sinh phổ thông và trẻ mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội hòa chung không khí hân hoan chào đón Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Đến thời điểm hiện tại, các địa phương, trường học đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho sự kiện này; đồng thời xây dựng kế hoạch, ưu tiên triển khai mọi biện pháp, quyết liệt thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Bộ Công an đưa 388.389 biển số ô tô ra đấu giá

Bộ Công an đưa 388.389 biển số ô tô ra đấu giá

(LĐTĐ) Chiều 4/9, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) cho biết, Bộ Công an vừa phê duyệt kế hoạch giấu giá biển số xe ô tô thuộc phiên đấu giá thứ 5.

Tin khác

Nhiều kỳ vọng, quyết tâm trong năm học mới

Nhiều kỳ vọng, quyết tâm trong năm học mới

(LĐTĐ) Ngày mai (5/9), cùng với học sinh cả nước, gần 2,3 triệu học sinh phổ thông và trẻ mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội hòa chung không khí hân hoan chào đón Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Đến thời điểm hiện tại, các địa phương, trường học đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho sự kiện này; đồng thời xây dựng kế hoạch, ưu tiên triển khai mọi biện pháp, quyết liệt thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 - 2025

Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 - 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 4/9/2024 về việc tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.
Tuyệt đối không tổ chức khai giảng tại những nơi mưa lớn có nguy cơ sạt lở, ngập úng

Tuyệt đối không tổ chức khai giảng tại những nơi mưa lớn có nguy cơ sạt lở, ngập úng

(LĐTĐ) Các cơ sở giáo dục tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 gọn nhẹ, an toàn, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tuyệt đối không tổ chức khai giảng tại những nơi mưa lớn có nguy cơ sạt lở, ngập úng.
Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới an toàn, chất lượng và hạnh phúc

Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới an toàn, chất lượng và hạnh phúc

(LĐTĐ) Năm học 2024 - 2025, Hà Nội đã chuẩn bị chu đáo về cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo viên, hỗ trợ học sinh khó khăn và tạo môi trường học an toàn, hạnh phúc.
Sẵn sàng tâm thế vào năm học mới

Sẵn sàng tâm thế vào năm học mới

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024 đã khép lại với nhiều kết quả toàn diện. Bên thềm khai giảng, cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng về cơ bản đã sẵn sàng tâm thế để bước vào năm học mới 2024 - 2025 với nhiều kỳ vọng thành công.
Lấy ý kiến dự thảo quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý liên kết đào tạo với nước ngoài

Lấy ý kiến dự thảo quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý liên kết đào tạo với nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
50 lời chúc ý nghĩa cho ngày khai giảng năm học 2024 - 2025

50 lời chúc ý nghĩa cho ngày khai giảng năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng tràn ngập hứng khởi sắp đến ngày khai giảng năm học 2024 - 2025, hãy dành cho thầy cô và các em học sinh những lời chúc tốt đẹp nhất, kỳ vọng một năm học mới với nhiều niềm vui và thành công.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa ra 5 lưu ý với các Sở GD&ĐT.
Triển khai từ sớm công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Triển khai từ sớm công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

(LĐTĐ) Các đơn vị cần chủ động và có kế hoạch triển khai từ sớm công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, tổ chức thi thử khi có điều kiện.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu các Sở GD&ĐT cần chủ động phối hợp với Sở Y tế và cơ quan chức năng tại địa phương chỉ đạo công tác phòng, chống dịch; thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ em mầm non, học sinh để kịp thời phát hiện những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh...
Xem thêm
Phiên bản di động