Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Khó khăn trong điều trị bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, việc chăm sóc bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19 gặp rất nhiều khó khăn vì đây là những đối tượng đặc biệt, dễ bị tổn thương và khó quản lý, do đó ảnh hưởng nhiều tới công tác phòng, chống dịch. Trong khi, việc phòng, chống dịch Covid-19 ở các bệnh viện tâm thần là yêu cầu cấp thiết, bởi nếu không may nhiễm Covid, những bệnh nhân tâm thần sẽ trở thành nguồn lây rất khó kiểm soát.
Thêm một tổng đài chăm sóc sức khỏe bệnh nhân Covid-19 tại nhà Tại tâm dịch, nhiều bác sĩ hồi sức cấp cứu phải làm việc với cường độ 500% so với thông thường Nữ điều dưỡng luôn tận tâm với nghề

Khó tuân thủ biện pháp phòng, chống dịch

Hiện nay, việc chăm sóc bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19 gặp rất nhiều khó khăn vì đây là đối tượng bệnh nhân đặc biệt, không kiểm soát được hành vi của bản thân. Tuy nhiên, các y, bác sĩ tại các bệnh viện tâm thần vẫn đang nỗ lực hết mình để điều trị cho nhóm bệnh nhân này. Liên quan đến vấn đề này, vừa qua tại Bộ Y tế đã diễn ra cuộc họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (Đồng Nai) và Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hoà.

Khó khăn trong điều trị bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế (bên phải), kiểm tra công tác phòng chống dịch tại một cơ sở điều trị bệnh nhân tâm thần.

Theo báo cáo, Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hoà phát hiện ổ dịch ngày 19/8, lúc đầu có 18 ca, sau 16 ngày Viện đã ghi nhận 90 F0. Viện đã phong tỏa toàn bộ khu nhà A1 nơi có các ca F0 và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Hiện đã qua 14 ngày thực hiện giãn cách tuyệt đối trong đơn vị, đã khu trú được dịch, các khoa chưa có dịch đều an toàn.

Còn tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 phát hiện ổ dịch ngày 26/8, lúc đầu có 26 ca, sau 9 ngày có 136 ca F0, khả năng nguy cơ sẽ tiếp tục tăng lên trong những ngày tới. Bệnh viện đã nhanh chóng phong tỏa 3 khu điều trị có ca bệnh dương tính và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Y tế và của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Đồng Nai. Theo Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, hiện Bệnh viện còn 1.136 bệnh nhân/1.200 giường bệnh, trong đó có 102 bệnh nhân không có người thân, không nơi nương tựa và bị bỏ rơi nhiều năm nay. Hiện tại Bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn do nguồn nhân lực thiếu, bệnh nhân quá tải, số lượng bệnh nhân không có người thân bỏ rơi nhiều năm…

Chia sẻ về thực trạng bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế), Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cho biết: "Bệnh nhân tâm thần không có đầy đủ nhận thức về mối nguy hiểm do Covid-19 mang lại như người bình thường. Bệnh nhân tâm thần và đặc biệt là những trường hợp mắc Covid-19 không thể tự chăm sóc, bảo vệ bản thân trước dịch bệnh. Chăm sóc bệnh nhân Covid-19 thường đã khó, điều trị cho những trường hợp tâm thần nhiễm bệnh còn khó hơn. Chúng tôi coi họ là những người yếu thế và rất cần sự quan tâm, chia sẻ từ cộng đồng, xã hội".

Theo phân tích của Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, vì không có nhận thức nên bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19 có thể di chuyển khắp nơi, và khả năng trở thành nguồn lây là rất cao. Đặc biệt, về vấn đề phòng dịch, các bệnh nhân đặc biệt này thường không tự ý thức thực hiện 5K như đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách, thậm chí có thể trốn viện ra ngoài bằng nhiều hình thức mà nhân viên y tế khó có thể kiểm soát hoàn toàn. Vì vậy, nếu bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19 thì vô tình sẽ làm phát tán bệnh tật cho bệnh nhân tâm thần ở xung quanh và nhân viên y tế.

Đáng lo ngại, việc điều trị những F0 mắc bệnh tâm thần như cho uống thuốc, đeo bình oxy cũng khó thực hiện vì bệnh nhân tâm thần không ngồi yên. Thậm chí các bác sĩ phải cố định bệnh nhân vào giường mới có thể tiến hành chữa trị. Việc đưa bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19 chuyển nặng về trung tâm hồi sức cấp cứu khác là không thể, mà phải điều trị tại chỗ. Nhóm bệnh nhân này rất đặc thù nên cần chuẩn bị phương án tối ưu để chăm sóc, điều trị, cách ly riêng biệt.

"Hiện nhân lực làm việc tại các cơ sở điều trị bệnh nhân tâm thần đang thiếu rất nhiều. Bên cạnh đó, chuyên môn về cấp cứu – hồi sức của nhân viên y tế không sâu; vì vậy khi điều trị cho bệnh nhân có những chuyển biến xấu sẽ là một thách thức rất lớn. Ngoài ra, qua kiểm tra một số cơ sở điều trị bệnh nhân tâm thần, trang thiết bị, vật tư y tế cũng đang còn nhiều hạn chế”, Phó Giáo sư Nguyễn Tuấn Hưng cho biết.

Cân nhắc tiêm vắc xin

Một trong những khó khăn trong công tác chăm sóc, bệnh nhân tâm thần là nhóm bệnh nhân đặc thù nên tất cả mọi vấn đề, từ sinh hoạt đến khám chữa bệnh đều do các y, bác sĩ thực hiện. Đa phần bệnh nhân này điều trị dài hạn nên không thể cho người nhà vào chăm sóc, chỉ có nhân viên y tế chăm sóc từ ăn uống, tắm, gội, giặt giũ, cho đến vệ sinh cá nhân… Với các bệnh nhân có tâm lý ổn định thì công tác điều trị, chăm sóc có thể thuận lợi, còn những trường hợp lên cơn kích động thì rất khó khăn cho nhân viên y tế; đòi hỏi nhân lực và sự xử trí nhanh của y, bác sĩ.

Trước thực trạng trên, việc đảm bảo phòng dịch, đáp ứng các tình huống khi có người bệnh tâm thần mắc Covid-19 là vô cùng quan trọng. Các cơ sở điều trị bệnh nhân tâm thần và đặc biệt tại những nơi đã xuất hiện ca nhiễm cũng nên thành lập các khoa hồi sức - tích cực, phòng trường hợp số lượng bệnh nhân mắc Covid-19 tăng cao. Bên cạnh đó, cần đào tạo thêm cho nhân viên y tế các kỹ năng phòng, chống và điều trị bệnh Covid-19.

Các chuyên gia y tế cũng đề xuất, xây dựng hướng dẫn điều trị Covid-19 cho bệnh nhân tâm thần và cơ sở pháp lý tiêm vắc xin Covid-19 cho bệnh nhân tâm thần do họ không có người giám hộ. Hiện, Bộ Y tế ủng hộ chủ trương thành lập Trung tâm điều trị bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19 tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 và Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hoà. Bên cạnh đó, Phó Giáo sư Nguyễn Tuấn Hưng cũng đề xuất Bộ Y tế cần thiết lập chủ động tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 đơn nguyên điều trị Covid-19 để sẵn sàng trong trường hợp khu vực phía Bắc có ca dương tính là bệnh nhân tâm thần.

Đồng thời, các cơ sở y tế điều trị bệnh nhân tâm thần cần trang bị, bổ sung thêm các thiết bị, vật tư y tế như máy thở, bình oxy, thuốc, xét nghiệm... “Ưu tiên dùng thuốc điều trị Covid-19 đối với những bệnh nhân tâm thần mắc bệnh. Cơ sở nào có nguy cơ tăng số lượng ca nhiễm, phải có sự hỗ trợ về nhân lực từ các bệnh viện khác như bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa”, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I nhấn mạnh.

Hiện nay, việc tiêm vắc xin được đánh giá là một trong những biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin Covid-19 cho bệnh nhân tâm thần vẫn đang được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Theo lãnh đạo Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, trong thời điểm hiện tại khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất căng thẳng thì tiêm vắc xin cho những bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19 cũng rất cần thiết, nhưng vấn đề này đang gặp phải một số tồn tại nhất định. Bởi chưa có quy định pháp lý về việc tiêm vắc xin và cần người nhà bảo hộ cho bệnh nhân tâm thần có tiêm hay không. Bên cạnh đó, hiện nay mặc dù các bệnh viện chuyên khoa tâm thần vẫn có thể thực hiện khám sàng lọc trước tiêm cho bệnh nhân, nhưng các bệnh tiềm ẩn, phức tạp sâu thì khó có thể phát hiện.

Các chuyên gia y tế cũng đề xuất, xây dựng hướng dẫn điều trị Covid-19 cho bệnh nhân tâm thần và cơ sở pháp lý tiêm vắc xin Covid-19 cho bệnh nhân tâm thần do họ không có người giám hộ. Hiện, Bộ Y tế ủng bộ chủ trương thành lập Trung tâm điều trị bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19 tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 và Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hoà. Bên cạnh đó, Phó Giáo sư Nguyễn Tuấn Hưng cũng đề xuất Bộ Y tế cần thiết lập chủ động tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 đơn nguyên điều trị Covid-19 để sẵn sàng trong trường hợp khu vực phía Bắc có ca dương tính là bệnh nhân tâm thần.

Về vấn đề phòng bệnh, các chuyên gia y tế cho rằng cần cách ly tuyệt đối với nhân viên và bệnh nhân dương tính; tăng cường quản lý bệnh nhân bằng hệ thống camera; thực hiện tốt quy định 5K và điều trị tại chỗ. Ngoài ra, tổ chức mô hình nhân viên y tế là F0 phối kết hợp với bệnh nhân tỉnh táo mắc bệnh để hỗ trợ chăm sóc ca nhiễm tại nơi điều trị. “Chúng tôi cũng hy vọng các cấp chính quyền, xã hội, gia đình phối hợp với cơ sở khám chữa bệnh tâm thần để thực hiện phòng, chống dịch, tiêm chủng, chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân nhiều hơn, hạn chế tối đa số ca nhiễm Covid-19”, Phó Giáo sư Nguyễn Tuấn Hưng cho biết thêm./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

Tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội cần tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh; chú trọng việc bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh trong trường học và khu vực cổng trường, an toàn giao thông trên các xe đưa đón học sinh đến trường...
Tặng sách cho các em học sinh vùng bị thiên tai, lũ lụt

Tặng sách cho các em học sinh vùng bị thiên tai, lũ lụt

(LĐTĐ) Hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh đạo thành phố Hà Nội, Ban Tổ chức Hội Sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 về việc ủng hộ, tặng sách cho các Thư viện trường học tại các huyện ngoại thành Hà Nội bị ảnh hưởng bởi bão lụt, đến nay các đơn vị xuất bản trên địa bàn Thành phố đã nhiệt tình chung tay, góp sức ủng hộ với tổng số lượng 16.000 cuốn sách, vở, đồ dùng học tập các loại.
Lan tỏa văn hóa đọc để Hà Nội trở thành “Thủ đô" của sách và tri thức

Lan tỏa văn hóa đọc để Hà Nội trở thành “Thủ đô" của sách và tri thức

(LĐTĐ) Tối 27/9, Hội Sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” đã chính thức khai mạc. Hội Sách không chỉ là sự kiện văn hóa, mà còn là cầu nối của tri thức, là nơi mà mỗi cuốn sách mang theo những câu chuyện, những ý tưởng và tri thức được chia sẻ rộng rãi.
Đã thực hiện 423 công trình, phần việc thanh niên trị giá gần 62 tỷ đồng

Đã thực hiện 423 công trình, phần việc thanh niên trị giá gần 62 tỷ đồng

(LĐTĐ) Tại chương trình tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2024, chiều 27/9, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng - Trưởng ban Chỉ đạo chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè cho biết, các hoạt động trong chiến dịch đã được triển khai rộng khắp. Sau 3 tháng, chiến dịch đã thu hút 132.834 tình nguyện viên tham gia.
Thực hiện xác thực sinh trắc học, số tài khoản nhận tiền lừa đảo giảm đáng kể

Thực hiện xác thực sinh trắc học, số tài khoản nhận tiền lừa đảo giảm đáng kể

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, số tài khoản nhận tiền lừa đảo trong tháng 8 giảm khoảng 72% so với trung bình 7 tháng đầu năm, khi chưa thực hiện xác thực sinh trắc học.
Liên tiếp phá kỷ lục, giá vàng liệu có còn tăng đến mức nào?

Liên tiếp phá kỷ lục, giá vàng liệu có còn tăng đến mức nào?

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước liên tiếp tăng thời gian gần đây, đặc biệt là vàng nhẫn. Nhiều nhà đầu tư quan tâm liệu đà tăng “nóng” có còn kéo dài?
Phổ biến quy định về xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ trong lĩnh vực báo chí

Phổ biến quy định về xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ trong lĩnh vực báo chí

(LĐTĐ) Chiều ngày 27/9, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức hội nghị phổ biến Thông tư số 05/2024/TT-BTTTT hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực báo chí thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ TT&TT.

Tin khác

Bệnh viện thứ hai của Hà Nội ghi tên vào bản đồ ghép tạng

Bệnh viện thứ hai của Hà Nội ghi tên vào bản đồ ghép tạng

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Đức Giang vừa thông tin về việc thực hiện thành công kỹ thuật ghép thận cùng huyết thống cho người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối.
Tiêm vắc xin sốt xuất huyết: Biện pháp phòng, chống hiệu quả

Tiêm vắc xin sốt xuất huyết: Biện pháp phòng, chống hiệu quả

(LĐTĐ) Vắc xin sốt xuất huyết là biện pháp phòng bệnh chủ động và đặc hiệu, dành cho số đông. Các kết quả nghiên cứu cho thấy đây là vắc xin an toàn và dùng được cho trẻ em là đối tượng nhạy cảm và tỷ lệ mắc sốt xuất huyết rất cao.
Toạ đàm y tế “Sức khỏe về gen và chống lão hóa”

Toạ đàm y tế “Sức khỏe về gen và chống lão hóa”

(LĐTĐ) Ngày 26/9, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Bắc Hà phối hợp Công ty Revita, đơn vị đi đầu trong lĩnh vực điều trị bệnh bằng công nghệ giải mã gen tại Nhật Bản, tổ chức Tọa đàm y tế “Sức khoẻ về gen và chống lão hóa”.
Bàn giao 30 trung tâm y tế về ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã quản lý

Bàn giao 30 trung tâm y tế về ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã quản lý

(LĐTĐ) Ngày 26/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giao 30 trung tâm y tế (TTYT) thuộc Sở Y tế về UBND các quận, huyện, thị xã quản lý.
Kế hoạch ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường

Kế hoạch ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường

(LĐTĐ) Kế hoạch ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng. Tập trung ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất béo và calo, cùng với chế độ ăn khoa học.
Hiểm họa khôn lường từ bóng cười

Hiểm họa khôn lường từ bóng cười

(LĐTĐ) Sa đà vào thú vui hút bóng cười trong suốt một năm, nam thanh niên 23 tuổi nhận hậu quả tê bì tay chân, khó vận động và cầm nắm đồ vật, đau đầu, mất ngủ.
Mắc uốn ván từ vết thương do gạch rơi vào chân

Mắc uốn ván từ vết thương do gạch rơi vào chân

(LĐTĐ) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân N.V.K (52 tuổi, ở Hưng Yên) bị uốn ván từ vết thương do bị gạch rơi vào chân. Khi bị thương, bệnh nhân đã tự xử lý, băng bó vết thương và không tiêm phòng uốn ván.
Gần 500 học sinh trên địa bàn huyện Đan Phượng được chăm sóc răng miệng miễn phí

Gần 500 học sinh trên địa bàn huyện Đan Phượng được chăm sóc răng miệng miễn phí

(LĐTĐ) Ngày 24/9, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba phối hợp Trung tâm Y tế huyện Đan Phượng và Trường Tiểu học Tân Lập B tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe răng miệng miễn phí cho gần 500 học sinh nhà trường.
Hướng đến nâng cao sức khỏe người di cư

Hướng đến nâng cao sức khỏe người di cư

(LĐTĐ) Di cư mang đến các cơ hội về giáo dục, việc làm, thu nhập, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác giữa nơi đi và nơi đến. Tuy nhiên, di cư cũng tạo ra những khó khăn, thách thức cho cả nơi đi và nơi đến; người di cư thuộc nhóm dân số dễ bị tổn thương và gặp khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội.
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị u loạn mầm buồng trứng hiếm gặp

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị u loạn mầm buồng trứng hiếm gặp

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông vừa phẫu thuật thành công khối u buồng trứng thể u loạn mầm hiếm gặp cho bệnh nhân 26 tuổi, khối u kích thước lớn tới 12cm, đã xâm lấn nhiều bộ phận khác.
Xem thêm
Phiên bản di động