Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Kiểm toán Nhà nước có nên tham gia hoạt động giám định tư pháp?

(LĐTĐ) Liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp, bên cạnh các ý kiến tán thành về việc sửa đổi, bổ sung dự án Luật nhằm tháo gỡ vướng mắc, bất cập… thì một số ý kiến đại biểu Quốc hội tỏ ra băn khoăn với việc thành lập Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Đặc biệt, đa số đại biểu đề nghị không bổ sung quy định Kiểm toán Nhà nước tham gia hoạt động giám định tư pháp.
kiem toan nha nuoc co nen tham gia hoat dong giam dinh tu phap Cần quy định chặt chẽ việc truy cập dữ liệu điện tử của Kiểm toán Nhà nước
kiem toan nha nuoc co nen tham gia hoat dong giam dinh tu phap Minh bạch hóa chi tiêu công và đầu tư
kiem toan nha nuoc co nen tham gia hoat dong giam dinh tu phap Việt Nam và Anh đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực kiểm toán
kiem toan nha nuoc co nen tham gia hoat dong giam dinh tu phap
Toàn cảnh phiên họp.

Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát có hợp lý?

Giải trình ý kiến của một số đại biểu Quốc hội liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích của việc sửa đổi, bổ sung Luật năm 2012 là nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế về giám định tư pháp, phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đồng thời thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác giám định tư pháp, bảo đảm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng nói chung và trong giải quyết án tham nhũng, kinh tế nói riêng.

Quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật là tập trung sửa đổi, bổ sung nhanh chóng, kịp thời những vấn đề mang tính cấp bách, cần thiết nhất để tháo gỡ vướng mắc, bất cập về thể chế, khắc phục ngay những tồn tại, khó khăn trong công tác giám định tư pháp phục vụ giải quyết án tham nhũng, kinh tế.

Qua thảo luận, các đại biểu cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ về quan điểm chỉ đạo sửa đổi, bổ sung dự án Luật nhằm tháo gỡ vướng mắc, bất cập về thể chế, khắc phục ngay những tồn tại, khó khăn trong công tác giám định tư pháp phục vụ giải quyết án tham nhũng, kinh tế, không mở rộng sửa đổi sang các nội dung của Luật đã có tính ổn định, bền vững.

Trong dự thảo Luật có bổ sung quy định “Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao” là một trong các tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự, với nhiệm vụ giám định về âm thanh, hình ảnh. Tuy nhiên, có ý kiến đại biểu cho rằng, đây là nội dung hoàn toàn mới, chưa được đặt ra trong quá trình tổng kết thi hành Luật, hồ sơ dự án Luật chưa báo cáo, đánh giá đầy đủ về vấn đề này nên cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Điều 12 Luật hiện hành quy định: Tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự bao gồm: Viện Khoa học hình sự (thuộc Bộ Công an), Phòng Kỹ thuật hình sự (thuộc Công an cấp tỉnh), Phòng Giám định kỹ thuật hình sự (thuộc Bộ Quốc phòng). Đến nay dự thảo luật bổ sung quy định “Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao”. Các đại biểu băn khoăn, việc bổ sung cơ quan này vào luật có cần thiết và hợp lý không, có phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế hay không?”

Liên quan vấn đề này, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn đại biểu tỉnh Nam Định) cho biết, qua báo cáo của Bộ Tư pháp về giám định tư pháp một số nước trên thế giới cho thấy, hầu hết các nước trên thế giới giám định kỹ thuật hình sự giao cho Bộ Công an. Do đó, đề nghị làm rõ, việc bổ sung này có lãng phí, làm phân tán nguồn lực về con người và cơ sở vật chất và có trái với tinh thần với Nghị quyết về tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy hay không?

Thực tế, từ năm 2017, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã thành lập Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Phòng này hiện nay chưa được giao nhiệm vụ thẩm định giám định tư pháp, chủ yếu thu thập chứng cứ, tài liệu. Phải chăng việc quy định trong dự thảo luật là để hợp thức hóa việc thẩm định giám định tư pháp cho cơ quan này? đại biểu nêu câu hỏi.

Hơn nữa, đại biểu cũng nêu thực tế là, năm 2019, cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết được 41 vụ, 60 bị can, và không phải vụ nào cũng cần giám định về âm thanh, hình ảnh. Đại biểu băn khoăn rằng, với số lượng án này, có phải là quá lớn để thành lập riêng phòng kỹ thuật hình sự? Và đề nghị làm rõ nếu bổ sung quy định về cơ quan này vào luật thì sẽ làm cả 10 chuyên ngành giám định kỹ thuật hình sự hay chỉ làm giám định về âm thanh, hình ảnh?

Cơ quan này sẽ xây dựng cơ sở hệ thống dữ liệu riêng hay sẽ sử dụng hệ thống hiện có của Bộ Công an? Đề nghị Chính phủ làm rõ nếu bổ sung cơ quan này vào luật sẽ làm tăng bao nhiêu biên chế, mất thời gian bao lâu để đào tạo giám định viên, tính hiệu quả hoạt động của cơ quan này?.

Vẫn còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trong giám định tư pháp

Quan tâm đến nội dung về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện giám định tư pháp, một số đại biểu Quốc hội tán thành với việc bổ sung vào dự thảo Luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện giám định tư pháp khi được trưng cầu và công nhận, đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý.

Ủng hộ dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thái Học (đại biểu tỉnh Phú Yên) cho biết, trong thời gian qua, nhiều vụ án tham nhũng kinh tế cho thấy, mặc dù cơ quan giám định, người có thẩm quyền trưng cầu giám định nhưng giữa các cơ quan vẫn có sự đùn đẩy, né tránh.

kiem toan nha nuoc co nen tham gia hoat dong giam dinh tu phap

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long giải trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.

Báo cáo cho thấy từ năm 2013 đến 2018, trong lĩnh vực tài chính trưng cầu giám định 241 vụ việc, nhưng cũng có tình trạng chậm, né tránh, đùn đẩy. Nếu đề nghị kiểm toán tham gia giám định trong lĩnh vực tư pháp, tài chính thì sẽ có thêm một kênh để lựa chọn. Kiểm toán Nhà nước có đầy đủ các điều kiện để tham gia vào việc giám định này để cho một kết luận mang tính khách quan và chính xác.

Đại biểu đặt câu hỏi trong nhiều vụ việc, vụ án xảy ra trong lĩnh vực tài chính, nếu trưng cầu giám định của tài chính thì liệu có khách quan? Hơn nữa, giữa hoạt động kiểm toán và giám định tư pháp có một điểm chung là giám định cũng đòi hỏi tính độc lập, tính khách quan và tuân theo pháp luật, do đó, cần thiết cho phép Kiểm toán Nhà nước tham gia giám định tư pháp.

Cùng chung với ý kiến với đại biểu Nguyễn Thái Học, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình) cho rằng, thực tế cho thấy, giám định trong lĩnh vực tài chính có những trường hợp cán bộ quản lý của các bộ, ngành có liên quan, nên dễ dẫn đến trường hợp từ chối, hoặc đùn đẩy, né tránh thực hiện giám định hoặc giám định không khách quan khi trưng cầu bộ, ngành đó.

Theo đại biểu, mặc dù lĩnh vực giám định đã được giao cho Bộ Tài chính quản lý, song đây là lĩnh vực có phạm vi rất rộng, liên quan đến hầu hết các hoạt động có quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và đây cũng là lĩnh vực then chốt trong quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước cũng như trong hoạt động phòng, chống tham nhũng. “Vì vậy, việc giao thêm một cơ quan có nhiệm vụ giám định tư pháp đối với lĩnh vực đặc biệt này cũng là điều hết sức cần thiết”, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh.

Bên cạnh ý kiến tán thành với dự án luật, nhiều đại biểu cho rằng, việc bổ sung quy định trên là không cần thiết. Theo đó, nguồn nhân lực hiện nay đã đáp ứng tốt nhu cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính. Nếu giao Kiểm toán Nhà nước tham gia hoạt động giám định tư pháp thì phạm vi thực hiện giám định rất hẹp, đồng thời, sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này. Do đó, Kiểm toán Nhà nước đã có văn bản đề nghị không bổ sung quy định Kiểm toán Nhà nước tham gia hoạt động giám định tư pháp.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khởi tranh vòng bảng Cúp C1 châu Âu 2024/2025

Khởi tranh vòng bảng Cúp C1 châu Âu 2024/2025

(LĐTĐ) Hôm nay 17/9, vòng bảng Cúp C1 châu Âu 2024/2025 sẽ chính thức khởi tranh với 6 trận đấu đầu tiên.
Tỷ giá USD hôm nay (17/9): Đồng USD thị trường trong nước và thế giới đều giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (17/9): Đồng USD thị trường trong nước và thế giới đều giảm mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay 17/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.137 - giảm 35 VND. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,71 điểm, giảm 0,41%.
Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới

Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đang cảnh báo một số thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi bật tuần qua, trong đó có thủ đoạn lừa đảo từ thiện, quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ.
Giá vàng hôm nay (17/9): Giá vàng đạt đỉnh cao chưa từng có

Giá vàng hôm nay (17/9): Giá vàng đạt đỉnh cao chưa từng có

(LĐTĐ) Sáng 17/9, giá vàng thế giới hôm nay tăng mạnh và lập đỉnh cao chưa từng có khi leo lên ngưỡng 2.589 USD/ounce.
Áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão số 4

Áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão số 4

(LĐTĐ) Lúc 1 giờ ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 25 km/h, di chuyển vào Biển Đông, mạnh lên thành bão trên khu vực Bắc Biển Đông, cách Hoàng Sa khoảng 420km về phía Đông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/9: Chiều và đêm có nơi mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/9: Chiều và đêm có nơi mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Dự báo ngày 17/9, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to, tập trung vào chiều tối, đêm và sáng.
Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ban Vận động Cứu trợ Trung ương vừa quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương, với tổng số tiền hỗ trợ 650 tỷ đồng.

Tin khác

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ban Vận động Cứu trợ Trung ương vừa quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương, với tổng số tiền hỗ trợ 650 tỷ đồng.
Trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải làm tốt từng khâu, từng công đoạn

Trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải làm tốt từng khâu, từng công đoạn

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024.
Thủ tướng kêu gọi phát huy sức mạnh dân tộc qua "Điểm tựa Việt Nam"

Thủ tướng kêu gọi phát huy sức mạnh dân tộc qua "Điểm tựa Việt Nam"

(LĐTĐ) Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" được truyền hình trực tiếp tối 15/9, kể lại những câu chuyện chân thực và xúc động từ những vùng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự sự kiện.
Bão Bebinca đang hoạt động ở Thái Bình Dương liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?

Bão Bebinca đang hoạt động ở Thái Bình Dương liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?

Hiện nay đang có cơn bão Bebinca hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Cơn bão Bebinca được cơ quan khí tượng quốc gia dự báo sẽ đổ bộ vào khu vực phía Đông Trung Quốc.
Thêm 18 người mất tích tại Làng Nủ được xác minh là còn sống

Thêm 18 người mất tích tại Làng Nủ được xác minh là còn sống

Đầu giờ chiều 15/9, Ban chỉ đạo tìm kiếm cứu hộ tại Làng Nủ ghi nhận thêm 18 người đã cho là mất tích đã được xác minh là còn sống.
Công bố danh sách chuyển tiền hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại do bão số 3

Công bố danh sách chuyển tiền hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Ban Vận động Cứu trợ Trung ương - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã ban hành các Quyết định phân bổ lần 1, chuyển tiền hỗ trợ về Ban Vận động Cứu trợ 20 tỉnh bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Hưng Yên: Toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3

Hưng Yên: Toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 15/9, tại Quảng trường Nguyễn Văn Linh (thành phố Hưng Yên), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hưng Yên phối hợp với thành phố Hưng Yên tổ chức phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3

Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
Hơn 1.000 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả bão lũ

Hơn 1.000 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 14/9/2024, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã ủng hộ bằng tiền mặt và chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương số tiền 1.001 tỷ đồng, giúp đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả bão lũ.
Tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, đánh bạc trên mạng Internet tăng mạnh

Tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, đánh bạc trên mạng Internet tăng mạnh

(LĐTĐ) Năm 2024, Chính phủ có nhiều nỗ lực và đề ra nhiều giải pháp đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội vẫn tăng, một số loại tội phạm tăng mạnh như lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, đánh bạc trên mạng Internet...
Xem thêm
Phiên bản di động