Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Kiên trì cứu sống bệnh nhân mắc bệnh Whitmore nguy kịch

Sáng  14/8, PGS.TS. Đỗ Duy Cường - Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai xác nhận Khoa đã điều trị thành công và cứu sống một bệnh nhân mắc bệnh Whitmore trong tình trạng hết sức nguy kịch sau gần 2 tháng nằm viện.
kien tri cuu song benh nhan mac benh whitmore nguy kich Thực hiện ca vi phẫu tái tạo khuôn mặt cho bệnh nhân thứ 500
kien tri cuu song benh nhan mac benh whitmore nguy kich Khám và phẫu thuật dị tật cơ xương khớp trẻ em

Bệnh nhân may mắn tên Bùi Văn S (51 tuổi, ở Hòa Bình). BS Nguyễn Quang Huy - Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai là bác sĩ theo dõi và điều trị trực tiếp cho biết: Bệnh nhân S nhập viện trong tình trạng sốt cao kèm theo ổ áp xe ở đùi.

Với kinh nghiệm nghề nghiệp và những dấu hiệu chỉ điểm (bệnh nhân là nông dân, tiếp xúc với đồng ruộng; có tiền sử đái tháo đường; có tình trạng nhiễm khuẩn huyết nặng, áp xe cơ cộng với viêm phổi…), nên các bác sĩ tại Khoa Truyền nhiễm đã nghĩ đến bệnh nhân bị mắc một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm mang tên Whitmore (bệnh melioidossis). Và kết quả cấy mẫu bệnh phẩm dương tính đúng như chẩn đoán ban đầu. Bệnh nhân được chuyển phác đồ điều trị đặc hiệu theo hướng bệnh Whitmore.

kien tri cuu song benh nhan mac benh whitmore nguy kich
PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân whitmore. (Ảnh: Mai Thanh).

Khó khăn đặt ra là bệnh nhân đã được điều trị kháng sinh liều cao tại bệnh viện tuyến trước nhiều ngày không đỡ, cộng với việc tình trạng viêm và ổ áp xe ngày càng tăng nặng.

Tại Bệnh viện, sau nhiều ngày điều trị nhưng bệnh nhân vẫn xuất hiện tình trạng sốt cao liên tục 39-40oC, khó thở tăng lên vì viêm đông đặc phổi lan toả, phải hỗ trợ hô hấp, thở ô xy, ngoài ra các ổ áp xe vẫn lan rộng, ăn vào xương gây viêm xương, xét nghiệm cấy máu và mủ vẫn dương tính với vi khuẩn Whitmore. Với việc điều trị tích cực và phối hợp của nhiều chuyên khoa, sau gần 2 tháng điều trị, tình trạng nhiễm trùng đã được kiểm soát, bệnh nhân tỉnh táo, hết sốt và được xuất viện.

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, đây là một trong những ca Whitmore nặng nguy kịch, diễn biến kéo dài nhiều lúc tưởng chừng “bó tay” nhưng cuối cùng đã thành công nhờ sự kiên trì, quyết tâm điều trị và sự phối hợp của rất nhiều chuyên khoa trong bệnh viện.

Được biết, từ đầu năm 2018 tới nay, Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận khoảng 20 ca Whitmore nặng được chuyển đến chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ. Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng phức tạp, bệnh nhân được nhập viện ở nhiều chuyên khoa khác nhau như hô hấp, cơ-xương-khớp, nội tiết, da liễu, ngoại khoa... Do bệnh cảnh lâm sàng đa dạng nên bác sĩ thường chẩn đoán nhầm bệnh Whitmore với các bệnh khác như: Viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu…

Tuy nhiên, theo các bác sĩ ngay cả khi được khẳng định chẩn đoán, việc điều trị cũng hết sức khó khăn vì phải dùng kháng sinh (thường là nhóm ceftazidime hoặc carbapenem, cotrimoxazole) tấn công liều cao (6-8g Ceftazidim/ngày truyền tĩnh mạch) kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng nữa.

Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đã được chẩn đoán đúng. Việc theo dõi điều trị bệnh kéo dài, lại tốn kém nên không ít bệnh nhân đã bỏ cuộc. Đây cũng là 1 trong là những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tỷ lệ tử vong do Whitmore còn cao, lên tới 40%.

Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này. Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam và bệnh này được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị “lãng quên”.

Gần đây các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng, cao điểm của các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa tập trung từ tháng 7-11. Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh này với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: Sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi... Bệnh có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tin bão mới nhất: Khả năng cao bão số 4 sẽ đổ bộ vào miền Trung dẫu hướng di chuyển khá phức tạp

Tin bão mới nhất: Khả năng cao bão số 4 sẽ đổ bộ vào miền Trung dẫu hướng di chuyển khá phức tạp

(LĐTĐ) Chiều 17/9, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, khi vào Biển Đông, đường đi của áp thấp nhiệt đới (khả năng mạnh lên thành bão số 4) diễn biến phức tạp, 70% sẽ đổ bộ vào miền Trung, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi.
VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

(LĐTĐ) Chỉ trong ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi tăng cường của Thành phố Hồ Chí Minh, 39 Trung tâm tiêm chủng VNVC đã tiêm miễn phí cho gần 200 trẻ từ 1-10 tuổi, bên cạnh đó là gần 1.000 mũi vắc xin dịch vụ có thành phần chống sởi.
Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội

Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội

Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho thành phố Hà Nội. Nổi bật như Trung tâm Phục vụ hành chính công giữ vai trò điều phối chung, là công cụ hiệu quả để phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố.
Vinamilk hỗ trợ cho nhiều hộ dân trong vùng ngập lụt kéo dài ở ngoại thành Hà Nội    ​

Vinamilk hỗ trợ cho nhiều hộ dân trong vùng ngập lụt kéo dài ở ngoại thành Hà Nội ​

(LĐTĐ) Trong ngày 16/9, Vinamilk đã mang nhiều sản phẩm sữa, nước, quà tặng gửi đến tận tay người dân, trẻ em các huyện ngoại thành Hà Nội hiện vẫn còn đang bị ngập lụt kéo dài do ảnh hưởng sau bão.
Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm trên tinh thần không nói khó

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm trên tinh thần không nói khó

(LĐTĐ) Chiều 17/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo.
Để tiến tới không còn, không dám, không muốn tham nhũng

Để tiến tới không còn, không dám, không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Năm 2024, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh; xử lý dứt điểm, nghiêm minh các vụ việc tồn đọng, kéo dài hoặc vụ việc mới phát sinh, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương, trong đó có nhiều vụ án tham nhũng lớn, phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm.
Chuẩn y đồng chí Nguyễn Hữu Chỉnh làm Phó Bí thư Đảng ủy VNPT Hà Nội

Chuẩn y đồng chí Nguyễn Hữu Chỉnh làm Phó Bí thư Đảng ủy VNPT Hà Nội

(LĐTĐ) Theo Quyết định số 7047-QĐ/TU ngày 31/7/2024, Ban Thường vụ Thành ủy quyết định chuẩn y Phó Bí thư Đảng ủy VNPT Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với đồng chí Nguyễn Hữu Chỉnh, sinh năm 1967, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn VNPT Hà Nội.

Tin khác

VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

(LĐTĐ) Chỉ trong ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi tăng cường của Thành phố Hồ Chí Minh, 39 Trung tâm tiêm chủng VNVC đã tiêm miễn phí cho gần 200 trẻ từ 1-10 tuổi, bên cạnh đó là gần 1.000 mũi vắc xin dịch vụ có thành phần chống sởi.
Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị các cơ sở y tế không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán đối với nạn nhân bị thương do bão lũ gây ra.
Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

(LĐTĐ) Trong và sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải… theo dòng nước tràn nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Bởi vậy, khi mưa lũ rút, người dân đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, bao gồm các bệnh đường hô hấp, truyền nhiễm, tiêu hóa... đặc biệt là các bệnh về da liễu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

(LĐTĐ) Vừa qua, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn công tác đã đến xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trao quà cho người dân nơi đây.
Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

(LĐTĐ) Đau lưỡi lâu ngày và tự uống thuốc không đỡ, bệnh nhân đi khám và được phát hiện ung thư bờ lưỡi nguy hiểm. Để điều trị, phương pháp tối ưu là cắt bỏ toàn bộ vị trí khối u và các vùng có liên quan, sau đó tạo hình lưỡi bằng vạt vi phẫu.
Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

(LĐTĐ) Vừa qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo người dân về việc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hàng cứu trợ người dân vùng bão lũ.
Bảo đảm an toàn tiêm vắc xin sởi cho trẻ em

Bảo đảm an toàn tiêm vắc xin sởi cho trẻ em

(LĐTĐ) Là đơn vị cùng Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ em từ 1-10 tuổi, Hệ thống tiêm chủng VNVC đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu.
Sốt xuất huyết bắt đầu bước vào giai đoạn cao điểm

Sốt xuất huyết bắt đầu bước vào giai đoạn cao điểm

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 6/9 đến ngày 13/9), toàn Thành phố ghi nhận 227 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 37 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế bảo đảm trực cấp cứu 24/24h và triển khai điều trị tốt nhất đối với các trường hợp bị thương do ảnh hưởng của mưa bão.
TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

(LĐTĐ) Ngay sau khi công bố dịch sởi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổng lực tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1 - 10 tuổi. Đến nay, đã có 19.821 trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm vắc xin sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% và chiếm 15% trong nhóm trẻ từ 1 - 10 tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động