Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Multimedia
25/09/2024 10:52
Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”

25/09/2024 10:52

LTS: Ngày 28/6, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ đại biểu tán thành rất cao, đạt 95,06%. Luật Thủ đô (sửa đổi) đã ghi dấu ấn trong công tác lập pháp của Quốc hội khóa XV với các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ chưa từng có cho Thủ đô Hà Nội. Tầm nhìn kiến tạo, phát triển của Quốc hội còn được thể hiện khi cùng với sửa Luật Thủ đô, Quốc hội đã xem xét Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô, tạo nên cơ sở pháp lý đồng bộ cho Hà Nội khai thác tiềm năng, thế mạnh của mình để bứt phá, phát triển.
Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”
Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”
Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”

Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ đô với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới.

Nghị quyết xác định mục tiêu đến năm 2030: “Thủ đô Hà Nội là Thành phố Văn hiến - Văn minh - Hiện đại; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực”.

Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”

Như vậy, yêu cầu mới phát triển Thủ đô cao hơn trước. Bởi, Hà Nội không chỉ là Thủ đô, mà còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của quốc gia; đặc biệt, phát triển Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Để thực hiện được yêu cầu này, theo nhiều đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội, một trong những khó khăn lớn nhất cần được tháo gỡ là vướng mắc về cơ chế. Hà Nội cần một hành lang pháp lý thật sự vượt trội, đặc thù để vươn tầm, cáng đáng tốt vai trò trái tim của đất nước.

Hơn 10 năm trước, Quốc hội khóa XIII đã ban hành Luật Thủ đô năm 2012, trao cho Hà Nội những cơ chế, chính sách đặc thù. Tuy nhiên, do Luật Thủ đô năm 2012 chủ yếu còn mang tính chất khung, nguyên tắc, định hướng, tính hiện thực còn hạn chế... đã khiến cho mục tiêu tạo cơ chế đột phá cho Hà Nội phát triển chưa đạt được. Sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô là yêu cầu tất yếu đặt ra và từ năm 2021, thành phố Hà Nội đã tiến hành tổng kết thi hành Luật Thủ đô năm 2012 và đề xuất chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long

Trình Quốc hội đề nghị sửa đổi Luật Thủ đô năm 2012, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng Ban soạn thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nêu rõ, Luật Thủ đô năm 2012 có ý nghĩa quan trọng, nhưng quá trình triển khai còn nhiều hạn chế, tồn tại. Vì vậy, việc sửa đổi Luật Thủ đô phải khắc phục những tồn tại, hạn chế này, thật sự tạo cơ chế đột phá, huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh sẵn có để xây dựng, phát triển Thủ đô.

Sửa Luật Thủ đô đòi hỏi phải xây dựng được các cơ chế thật sự đặc thù, vượt trội và khả thi; thể chế hóa được Nghị quyết của Trung ương về vị trí, vai trò, định hướng, nhiệm vụ phát triển của Hà Nội cho đến giữa thế kỷ để thúc đẩy, tạo động lực dẫn dắt cho cả vùng và cả nước.

Xây dựng Luật Thủ đô không chỉ là xây dựng luật cho một vùng phát triển, mà phải tạo ra khả năng để thu hút được những điều kiện, những tinh túy của cả nước về Thủ đô, để tạo ra hình ảnh đại diện cho cả nước.

Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”
Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”

Phát biểu chỉ đạo liên quan đến xây dựng Luật Thủ đô, các đồng chí lãnh đạo Quốc hội cũng luôn quán triệt tinh thần phát triển Thủ đô không phải trách nhiệm của riêng Hà Nội mà còn là trách nhiệm của cả nước. Vì vậy, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội phải tập trung công sức, trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm trong hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi).

Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô là cần thiết và có thể khác với các luật hiện hành về cùng một nội dung, một lĩnh vực, nhưng đồng thời Luật Thủ đô (sửa đổi) phải được đặt trong tổng thể của hệ thống pháp luật, phải phù hợp với quy định của Hiến pháp và chủ trương của Đảng. Để Luật khả thi, phải xử lý tốt mối quan hệ giữa việc áp dụng Luật Thủ đô và các luật chuyên ngành sẽ được Quốc hội ban hành sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) có hiệu lực.

Làm việc với Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh yêu cầu đặt ra khi xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) là vừa bảo đảm tính đặc thù, vượt trội, đột phá trong chính sách, tạo động lực xây dựng và phát triển Thủ đô của cả nước, xứng tầm trong giai đoạn mới với tinh thần “Hà Nội vì cả nước và cả nước vì Hà Nội”, nhưng cũng yêu cầu bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan trong hệ thống pháp luật.

Nhiều đại biểu Quốc hội chia sẻ, yêu cầu “vừa đặc thù, vừa thống nhất” khiến cho dự án Luật tuy quy mô không lớn, nhưng lại rất khó về kỹ thuật lập pháp, đòi hỏi các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội phải tập trung nghiên cứu một cách bài bản, khoa học, với những đổi mới rất mạnh mẽ, để cân nhắc tính hợp lý, khả thi của các chính sách thật sự thấu đáo khi đưa vào trong Luật.

Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”
Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”

Trực tiếp tham gia xây dựng dự án Luật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cho hay, thành phố Hà Nội đã có quá trình chuẩn bị rất kỹ lưỡng và lâu dài cho việc sửa đổi Luật Thủ đô.

“Việc thành lập Ban chỉ đạo, Tổ nghiên cứu soạn thảo Luật Thủ đô được thành phố Hà Nội triển khai rất sớm. Trong quá trình đấy, Thành ủy Hà Nội đã nhiều lần làm việc, xin ý kiến, trao đổi, thảo luận với Đảng đoàn Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội. Cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Tư pháp và cơ quan chủ trì thẩm tra là Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng đã làm việc với nhau từ rất sớm và đầu tư rất nhiều công sức”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết.

Đồng thời, các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội cũng hết sức quyết liệt, tâm huyết. Có những đồng chí, tranh thủ giờ giải lao bên hành lang Quốc hội cũng trao đổi với cơ quan thẩm tra về việc chỉnh lý các điều khoản sao cho thật sự khả thi. Những ngày Quốc hội thảo luận tại tổ, tại hội trường về dự án Luật, Tổ công tác của thành phố Hà Nội đã bám sát, lắng nghe, ghi nhận, từ đó tiếp tục nghiên cứu, tìm phương án giải trình các ý kiến nêu ra.

Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai cho hay, việc đóng góp xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) không chỉ là trách nhiệm của đại biểu dân cử nói chung, mà còn là trách nhiệm đối với cử tri Thủ đô đã bầu chúng tôi.

Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố cũng như các đại biểu Quốc hội đã tích cực tham gia quá trình xây dựng Luật từ sớm; một số đại biểu Quốc hội Đoàn Hà Nội là thành viên Ban Chỉ đạo của Thành ủy do đồng chí Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội là Trưởng ban Chỉ đạo.

Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”

Ngay từ năm 2022, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố chủ động phối hợp với UBND Thành phố tổ chức hội nghị, tọa đàm về một số cơ chế, chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); tham gia đóng góp ý kiến đánh giá tác động của chính sách Luật Thủ đô (sửa đổi) và Đề cương chi tiết của Luật.

Năm 2023, sau khi được Quốc hội thông qua việc bổ sung dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, công tác lấy ý kiến đóng góp hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố đặc biệt quan tâm. Bên cạnh việc lấy ý kiến trước Kỳ họp thứ 6, tiếp xúc cử tri thường kỳ, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố đã tổ chức 2 hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề về Luật Thủ đô (sửa đổi).

Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”

Từ đó, đã lắng nghe ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, nhà khoa học và công nhân, người game bài uy tín về dự thảo Luật quan trọng này. Một số đại biểu Quốc hội trên cương vị công tác của mình đã tham gia, tổ chức một số cuộc tọa đàm; hội thảo về cơ chế, chính sách đề xuất tại Luật Thủ đô (sửa đổi)...

Qua thực tiễn hoạt động đại biểu trong gần 2 nhiệm kỳ, GS.TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội Đoàn Đại biểu thành phố Hà Nội đã nhận diện 5 "điểm nghẽn" trong phát triển Thủ đô hiện nay.

Đó là Hà Nội chưa có một thể chế thực sự vượt trội để phát huy hết tiềm năng cho phát triển; chưa có hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông công cộng quy mô lớn; môi trường bị ô nhiễm nặng nề; quy hoạch đô thị còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế; bộ máy cán bộ chưa năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm nên chưa thực sự tạo ra nhiều đột phá.

Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”
GS.TS Hoàng Văn Cường

Vì vậy, Luật Thủ đô phải có cơ chế khai thác các tiềm năng lợi thế nội tại và tạo ra sức hút mạnh mẽ hơn từ bên ngoài; phải quy định được vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền và Nhân dân Thủ đô cao hơn so với các địa phương khác của cả nước. Ba yêu cầu trên phải được xác lập một cách đồng bộ, tổng thể, mang tính bao trùm để tạo khuôn khổ pháp lý vượt trội cho Thủ đô phát triển.

“Khi xây dựng Luật, tất cả các đại biểu chúng tôi đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình, cũng như của Nhân dân cả nước vào những cơ chế cho Thủ đô phát triển”, đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết. Với trách nhiệm và tình yêu dành cho Thủ đô, ông đã đưa ra nhiều kiến nghị cụ thể về quy hoạch, quản lý không gian ngầm, phát triển kinh tế đêm... trong dự án Luật Thủ đô.

Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”
Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cho hay, xây dựng Luật Thủ đô vừa dễ mà lại vừa khó. Vì Luật Thủ đô là đạo luật đặc biệt, không thay thế cho các luật khác, mà bổ sung cho các luật khác và để thực hiện giới hạn trong địa bàn Hà Nội, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn Hà Nội.

Nhưng khó bởi Luật Thủ đô không thể “một mình một sân”, mà vẫn phải có sự kết nối liên thông với việc thực hiện các luật, nghị quyết, pháp lệnh hiện hành và sửa luật là cơ hội hết sức quý báu, phải tận dụng được, đề xuất được các giải pháp thích đáng, khả thi và khai mở được các tiềm năng, lợi thế của Thủ đô.

Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”

Là dự án luật đa ngành, với các chính sách rất đặc thù, mỗi điều của Luật Thủ đô là một chính sách riêng biệt, thậm chí là một lĩnh vực và với nhiều chính sách nhỏ. Vì vậy, Ủy ban Pháp luật là cơ quan chủ trì thẩm tra, nhưng trong quá trình thẩm tra, có sự chung sức của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác tham gia phối hợp, tham gia trực tiếp vào những nội dung mà các cơ quan này phụ trách.

“Ví dụ như chính sách về đầu tư, giải pháp về phát triển kinh tế, có sự tham gia của Ủy ban Kinh tế; các giải pháp, chính sách liên quan đến tài chính tiền tệ, các chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư chiến lược thì có ý kiến của Ủy ban Tài chính - Ngân sách.

Ủy ban Khoa học và Công nghệ lại tham gia rất sâu vào những nội dung liên quan đến quản lý đô thị, phát triển khoa học công nghệ, thử nghiệm có kiểm soát, về môi trường; Ủy ban Văn hóa tham gia rất nhiều ý kiến liên quan đến phát triển giáo dục, văn hóa...

Các Ủy ban đều rất nhiệt tình, trách nhiệm, đóng góp nhiều góc nhìn đa dạng, đa chiều, giúp cho các vấn đề được nêu trong Luật Thủ đô được đánh giá xem xét một cách thận trọng, kỹ lưỡng và quan trọng là đảm bảo tính khả thi”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy chia sẻ.

Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”
Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”
Nội dung: Phương Thảo | Đồ họa: Đức Hà
Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”