Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Nghe F0 kể việc chiến thắng dịch bệnh:

Kỳ 2: Bí mật “liều thuốc” chống lại Covid-19

(LĐTĐ) Chúng tôi đã nói chuyện với rất nhiều F0, họ là những người đang chống chọi hoặc đã vượt qua Covid-19, có một điểm chung ở những người đã chiến thắng dịch bệnh này…
Kỳ 1: Chuyện nhà 4 người cùng mắc Covid-19 Hai quận, huyện đầu tiên kiểm soát được dịch tại thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trả lương cho F0 khỏi bệnh tham gia chống dịch

Chiến thắng nỗi sợ hãi

Cơn bão Covid-19 càn quét thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam lần thứ 4. Dù là khu biệt thự hạng sang ở trung tâm thành phố, hay các phòng trọ nghèo nằm ven đô, đâu đâu cũng có tiếng than thở vì sức tàn phá khủng khiếp của con virus vô hình.

Bên ngoài, đội ngũ y tế gồng lên để đẩy lùi dịch bệnh, lực lượng chức năng khẩn trương hỗ trợ an sinh cho người dân. Còn phía sau cánh cửa, người dân lặng lẽ thu mình, chờ đợi, hy vọng sớm dập được dịch và gia đình sẽ bình an. Thế nhưng bằng một cách nào đó, Covid-19 vẫn len lỏi qua từng hẻm, lặng lẽ tấn công vào những con người bé nhỏ.

Không lo sợ chính là “liều thuốc” quan trọng hơn cả để chiến đấu với dịch bệnh - các F0 đều nói vậy.

Ngày 2/8, Huỳnh Tấn Ngọc (SN 1995, ngụ Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh) bắt đầu bị sốt, nhưng chỉ nghĩ bị ốm thông thường do thời tiết.

“Sang đến ngày hôm sau tôi bị nhức người, nhức đầu, nhưng không có triệu chứng khó thở, đau ngực nên chỉ uống thuốc hạ sốt bình thường. Ban đầu tôi cũng không nghĩ là mình bị Covid-19, bởi rõ ràng là tôi không tiếp xúc với ai quá gần”, Ngọc nói.

Buổi sáng, virus dường như “trốn” đâu đó trả lại cơ thể khỏe mạnh cho Ngọc, nhưng đến tối thì các cơn đau mỏi và sốt lại ập đến. Ngày thứ 5, Ngọc bắt đầu bị mất khứu giác. Ý thức được virus thật sự ghé thăm, Ngọc test nhanh và cho kết quả dương tính.

Kỳ 2: Bí mật “liều thuốc” chống lại Covid-19
Các y, bác sĩ đang tích cực điều trị cho 1 F0 trở nặng.

“Lúc đó ăn bất cứ cái gì cũng ngửi giống như mùi nấm xào, ăn không ngon miệng vẫn phải cố ăn, phải ăn nhiều hơn bình thường”, Ngọc nói.

Bên cạnh việc ăn nhiều, Ngọc cũng thường xuyên uống nước chanh tự nhiên để tăng sức đề kháng và giữ cho vùng cổ luôn kín, không bị gió lạnh.

“Ban đầu không nghĩ là Covid-19 nên tôi vô tư lắm, sau khi biết là F0 cũng lo một chút rồi thôi. Tôi chăm tập thở và giữ tinh thần. Quan trọng là mình phải vượt qua sự sợ hãi, đừng để nó lấn át mình, chỉ cần mình buông xuôi thì cơ thể không thể nào chịu đựng được”, Ngọc nhấn mạnh, Sau khi tinh thần trở nên phấn chấn hơn, chỉ một tuần sau sức khỏe của Ngọc được cải thiện rõ rệt và nhanh chóng test âm tính trở lại.

“Một bạn ở gần nhà tôi cũng không nghĩ là nhiễm Covid-19 vì không đi đâu khỏi nhà, nên khi thành F0 rất sốc. Họ không chịu ăn uống gì, lúc nào cũng sợ hãi nên trở nặng, phải nhập viện điều trị”, Ngọc kể.

Cũng như nhiều người khác, anh Tâm không biết mình nhiễm Covid-19 từ lúc nào, trong khi hầu như tất cả thời gian từ lúc thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu giãn cách, anh đều ở nhà.

“Thỉnh thoảng tôi có ra ngoài để mua đồ ăn, tôi nghĩ mình bị nhiễm trong khoảng thời gian đó. Lúc bị nhiễm tôi cũng đã tiêm vắc xin mũi 1 được 4 tuần”, anh nói.

Thời điểm phát hiện mình nhiễm bệnh, anh hoang mang vì các thông tin đáng sợ về virus từng nghe và đọc được. Nhất là khi anh đang sống một mình, không có sự hỗ trợ từ người thân và bạn bè.

Kỳ 2: Bí mật “liều thuốc” chống lại Covid-19
Nhiều trường học được trưng dụng làm khu cách ly F0 có triệu chứng nhẹ.

“Mọi người động viên rất nhiều nên tôi vững tâm hơn. Sau khi phát hiện nhiễm Covid-19, các triệu chứng của tôi cũng không trở nặng, vì vậy tôi không nhờ đến sự hỗ trợ từ y tế phường”, anh Tâm kể.

Anh Tâm chỉ bị sốt nhẹ, ngoài ra không có thêm triệu chứng nào khác. Từ lúc trở thành F0, anh duy trì việc xông hơi bằng sả và gừng 4 lần/ngày, kết hợp khò muối 2 tiếng 1 lần, những lúc nhiệt độ tăng anh uống thuốc để hạ cơn sốt. Sau 1 tuần, kết quả xét nghiệm của anh đã âm tính trở lại.

“Thật sự trước khi bị nhiễm Covid-19 tôi cứ nghĩ rằng nó rất ghê gớm, nhưng may mắn tôi đã vượt qua dễ dàng. Quan trọng nhất là các F0 cần bình tĩnh, theo dõi kỹ trạng thái cơ thể biến đổi như thế nào để có biện pháp ứng phó với nó. Những người triệu chứng nhẹ có thể lướt qua nhanh giống tôi, nhưng nếu có triệu chứng nặng hơn nên nhờ sự hỗ trợ từ y tế phường”, anh Tâm nói.

Suy nghĩ lạc quan, tinh thần vững mạnh

Chưa có nghiên cứu cụ thể, nhưng yếu tố tinh thần của bệnh nhân đóng vai trò rất lớn đối với hệ miễn dịch. Nếu hoảng và lo thì hệ miễn dịch sẽ rối loạn.

Nguyễn Thị Phương là nhân viên một đơn vị tiêm chủng ở thành phố Dĩ An (tỉnh Bình Dương). Khi đang chuẩn bị tham gia vào đội ngũ tình nguyện viên tiêm vắc xin của thành phố Dĩ An thì bị sốt. Để yên tâm lên đường làm nhiệm vụ, chị đi test Covid-19, kết quả dương tính với Covid-19.

Sau khi báo với đơn vị, chị được đưa vào điểm cách ly tại trường Tân Đông Hiệp.

Ngoài thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương là tỉnh xếp thứ 2 về cao điểm dịch bệnh. Vì vậy, các bệnh viện Bình Dương hầu như đã không còn giường điều trị. Những F0 nhẹ được cách ly ở trường học, nếu trở nặng sẽ được lực lượng y tế chuyển vào bệnh viện cấp cứu.

Kỳ 2: Bí mật “liều thuốc” chống lại Covid-19
Mặc dù sinh hoạt nhiều khó khăn trong khu cách ly, nhưng nhiều người giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.

“Lúc đầu không được đưa thẳng đến bệnh viện, tôi cũng hoang mang, nhưng được người nhà động viên nên tinh thần thoải mái nhiều”, chị Phương kể.

Vào điểm cách ly, chị tuân thủ nguyên tắc và yêu cầu của đội ngũ y tế. Đặc biệt, chị tranh thủ ngủ thật nhiều để cơ thể được nghỉ ngơi. “Thời gian không ngủ được thì xem các bộ phim hài hoặc chương trình giải trí, đừng nên xem quá nhiều thông tin tiêu cực về dịch bệnh sẽ lo lắng. Cứ giữ liên lạc và tin tưởng sự hướng dẫn của bác sĩ”, chị Phương chia sẻ.

Sau 2 tuần, chị Phương không còn sốt hay mệt mỏi, chỉ còn ho khan. Đến tuần thứ 3 thì có kết quả xét nghiệm âm tính và được về nhà.

Cũng như chị Phương, Lê Thị Phương Dung (ngụ thành phố Thuận An, Bình Dương) cũng được đưa vào khu cách ly ở trường tiểu học Bình Thuận vào ngày 9/8.

“Gần như cả khu nhà tôi đều nhiễm Covid-19. Lúc đầu bị sốt người cứ rã rời, chịu không được”, Dung kể.

Khi mới vào khu cách ly, không như nhiều người chỉ ngồi lo lắng, Dung chủ động tìm bác sĩ để xin kê thuốc uống. Vì đã tiêm 1 mũi vắc xin, cùng với việc ăn uống đầy đủ và tinh thần lạc quan, chỉ 8 ngày sau khi vào khu cách ly Dung đã có kết quả âm tính với Covid-19. Sau 10 ngày ở khu cách ly, Dung chính thức được xuất viện về nhà.

Có thể thấy rằng, từng F0 có hoàn cảnh và diễn biến tâm lý khác nhau. Thế nhưng có một điểm chung chính là muốn nhanh chóng hết bệnh thì không nên quá lo lắng, hoảng hốt.

Kỳ 2: Bí mật “liều thuốc” chống lại Covid-19
Để nâng cao sức khỏe, các F0 trong khu cách ly thường xuyên tập thể dục.

Trong buổi chia sẻ với các F0, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi đồng 1) nói: “Càng tưởng tượng sẽ càng hoảng loạn. Càng hoảng loạn thì sẽ càng thấy mệt. Ráng làm bất cứ cái gì mình thích, mình cho là thư giãn. Thiền, nghe giảng đạo, xem phim hài... và tạm dừng đọc tin tức về Covid-19, nếu những bản tin đó khiến bạn nặng nề”.

Bộ Y tế cũng vừa có hướng dẫn F0 cần tránh xem, đọc hoặc nghe những câu chuyện tin tức về dịch Covid-19, nhất là trên các mạng xã hội.

F0 nên chăm sóc cơ thể và sức khỏe tinh thần của bản thân như hít thở sâu hoặc thực hành thiền; ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng; tập thể dục thường xuyên, vừa sức, không thức khuya.

Đồng thời tránh sử dụng rượu/bia, thuốc lá, ma túy, các loại thức ăn nước uống có chất kích thích. Dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn; cố gắng thực hiện một vài hoạt động mà bản thân yêu thích.

"Gọi cho nhân viên y tế phụ trách nếu căng thẳng tinh thần ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày trong nhiều ngày liên tiếp. Thừa nhận việc căng thẳng cũng không sao, không có gì là xấu hổ khi nhờ người khác giúp đỡ", Bộ Y tế lưu ý.

Kỳ 3: Những F0 xung phong lên tuyến đầu

Tân Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tái cung cấp điện trở lại, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Tái cung cấp điện trở lại, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

(LĐTĐ) Lãnh đạo Bộ Công Thương đã có chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nhanh chóng triển khai các giải pháp tái cung cấp điện trở lại, trong đó tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm đó là đảm bảo cấp điện trở lại, nguồn cung xăng dầu và hàng hoá thiết yếu cho người dân sau cơn bão số 3.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

(LĐTĐ) Hôm nay (8/9) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Liên bang Nga.
Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ hoạt động Công đoàn cho 170 đồng chí là ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ủy ban Kiểm tra, Tổ Tư vấn pháp luật Công đoàn ngành và các Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hoài Đức tập trung khắc phục các hậu quả do bão số 3 gây ra

Hoài Đức tập trung khắc phục các hậu quả do bão số 3 gây ra

(LĐTĐ) Từ ngày 7/9 đến sáng 8/9, do chịu sự ảnh hưởng của cơn bão số 3 đổ bộ vào miền Bắc nước ta, trên địa bàn huyện Hoài Đức xảy ra mưa lớn, gây nhiều thiệt hại về tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 (bão Yagi) với sức gió cực mạnh đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc nước ta, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã gây ra những thiệt hại nặng nề. Trong đó, với Thành phố, nặng nề nhất là rất nhiều cây xanh bị gãy, đổ. Hiện các cấp chính quyền, toàn hệ thống chính trị và người dân đang khắc phục sự cố gãy, đổ cây xanh để đảm bảo an toàn giao thông.

Tin khác

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học

Bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động khắc phục hậu quả của bão số 3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường chủ động tổ chức tổng vệ sinh trường, lớp; có biện pháp phòng, ngừa dịch bệnh; bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học.
Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 8/9, công tác dọn dẹp vệ sinh, thu gom cành cây gãy đổ, khắc phục hâụ quả do bão số 3 gây ra đang được các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai để đảm bảo an toàn khi đón học sinh đi học trở lại.
672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, có 672 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

(LĐTĐ) Chiều 7/9, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới có hiệu lực từ năm 2018.
Tăng cường ứng phó với bão số 3

Tăng cường ứng phó với bão số 3

(LĐTĐ) Sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3, ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3 (bão YAGI).
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

(LĐTĐ) Chương trình "Vinh quang thầm lặng 2024" là lời tri ân sâu sắc, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 79 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2024).
Quân chủng Hải quân huy động gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ người dân Hải Phòng, Quảng Ninh ứng phó bão số 3

Quân chủng Hải quân huy động gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ người dân Hải Phòng, Quảng Ninh ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chủ động đối phó với cơn bão số 3 (Yagi), Quân chủng Hải quân chỉ đạo các đơn vị đóng quân khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh chủ động theo dõi nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão; chủ động cấp bổ sung đủ cơ số, vật tư trang bị phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn cho các đơn vị; duy trì nghiêm chế độ trực các cấp và lực lượng tìm kiếm cứu nạn.
Bà chủ Mái ấm Hoa Hồng qua mặt cơ quan chức năng như thế nào?

Bà chủ Mái ấm Hoa Hồng qua mặt cơ quan chức năng như thế nào?

(LĐTĐ) Trong thời gian hoạt động, mặc dù bị kiểm tra thường xuyên nhưng bà Giáp Thị Sông Hương - chủ Mái ấm Hoa Hồng đã nhiều lần qua mặt cơ quan chức năng Quận 12 trước khi bị phanh phui hành vi bạo hành.
Xem thêm
Phiên bản di động