Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Vững tin vượt sóng cả giữ yên bình cho Thủ đô

Kỳ cuối: Tăng tốc hướng tới mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng

(LĐTĐ) Sau quá trình chuẩn bị chu đáo, thành phố Hà Nội bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho toàn dân từ ngày 27/7 trên địa bàn các quận, huyện, thị xã với 3 loại vắc xin Pfizer, AstraZeneca và Moderna. Rút kinh nghiệm thực tiễn từ các địa phương khác, chiến dịch tiêm tại Hà Nội đã có khởi đầu thuận lợi với những đổi mới trong công tác tổ chức, bố trí điểm tiêm hợp lý, khoa học trong thời gian giãn cách xã hội, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiêm chủng.
Kỳ 2: “Khoá chặt” đường lây của Covid-19 Vững tin vượt sóng cả giữ yên bình cho Thủ đô

Đáp ứng mong mỏi của người dân

Từ khi Thành phố triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại các quận, huyện, thị xã, nhiều người dân bày tỏ sự vui mừng, háo hức, chờ đợi được tiêm vắc xin lần này. Thậm chí, nhiều người bày tỏ quan điểm nếu tiêm vắc xin mất phí mà được tiêm ngay, đảm bảo sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng, họ cũng dành tiền cho việc tiêm chủng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Bộ Y tế đã rất tích cực để tiếp cận các nguồn vắc xin Covid-19 nhằm đưa vắc xin về Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất và nhiều nhất có thể để tiêm miễn phí cho người dân.

Là một trong những người được tiêm chủng vắc xin Covid-19 sớm trên địa bàn Thành phố, chị Trần Thảo (phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm) cho biết: Từ khi có thông báo của chính quyền địa phương về việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin, người dân trên địa bàn đã được tiếp cận thông tin và đăng ký rất dễ dàng, nhanh chóng.

Kỳ cuối: Tăng tốc hướng tới mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng
Nhân viên y tế quận Hai Bà Trưng tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân

"Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay, việc tổ chức tiêm chủng cho toàn dân là sự cố gắng rất lớn của ngành Y tế và chính quyền. Đặc biệt là việc đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Riêng tại điểm tiêm chủng phường Xuân Tảo, công tác phòng, chống dịch Covid-19 được thực hiện nghiêm túc, nhân viên y tế hướng dẫn và tư vấn tận tình, chu đáo nên người dân đi tiêm rất an tâm", chị Trần Thảo chia sẻ.

Tương tự chị Trần Thảo, anh Hoàng Duy Duẩn (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) vừa được tiêm vắc xin mũi 1 ngày 1/8 tại phường Đông Ngạc cho hay, anh cảm thấy mình là một trong những người may mắn được tiêm vắc xin miễn phí vừa qua. Anh Duẩn chia sẻ thêm: "Trong chung cư nơi gia đình tôi đang sinh sống, hiện chỉ có vài người được tiêm, số người đăng ký đang đợi được tiêm còn rất nhiều. Hiện tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và khó lường, vậy nên sau khi được tiêm mũi 1 tôi cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều. Tuy nhiên, Sở Y tế Hà Nội cũng khuyến cáo cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 mới đạt hiệu quả cao nên tôi cũng rất mong sẽ được tiêm mũi 2 khi đủ thời gian".

Đa số theo đánh giá của người dân đi tiêm chủng, công tác phòng, chống dịch tại các điểm tiêm đều được thực hiện bài bản. Để tránh tập trung đông người, đối tượng tiêm chủng được lập danh sách và mời ra tiêm theo các khung giờ khác nhau. Các điểm tiêm tuân thủ các quy định về giãn cách, không tụ tập đông người, quy trình tiêm được bố trí một chiều, phân luồng rõ ràng, cơ sở hạ tầng đảm bảo đáp ứng yêu cầu vật chất phục vụ tại điểm tiêm…

Tham gia tiêm vắc xin Covid-19 tại điểm tiêm Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chị Nguyễn Thị Cúc (Trường Mầm non Trương Định, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng) cho biết: "Tại điểm tiêm, việc tổ chức tiêm chủng đảm bảo an toàn, đúng đối tượng và hiệu quả. Đặc biệt, nhân viên y tế thực hiện tiêm theo đúng quy trình, không có sự ưu tiên cho bất cứ đối tượng nào… nên người dân đi tiêm như tôi rất hài lòng. Lợi ích của việc tiêm vắc xin Covid-19 là rất lớn, vì vậy tôi rất mong tất cả người dân trên địa bàn Thành phố đều sớm được tiêm phòng đầy đủ".

Kỳ cuối: Tăng tốc hướng tới mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng
Tiêm vắc xin là cách phòng dịch bệnh Covid-19 đơn giản và hiệu quả

Được biết, bắt đầu từ ngày 7/8, nhiều quận trên địa bàn Thành phố đồng loạt triển khai công tác tiêm chủng đợt mới cho người dân. Điển hình, vừa qua, tại quận Hai Bà Trưng đã tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho đối tượng ưu tiên trên địa bàn đợt 8 trong năm. Cụ thể, đợt tiêm thứ 8 của quận triển khai từ ngày 7 đến ngày 9/8 và thực hiện tiêm vét từ ngày 10 đến ngày 12/8. Mục tiêu là trên 95% nhóm đối tượng ưu tiên của đợt 8 đủ điều kiện tiêm chủng theo các quy định hiện hành được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh.

Theo Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng, đợt tiêm thứ 8 này quận triển khai 35 dây chuyền tiêm tại 8 điểm tiêm (Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Dệt may, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa, Trạm Y tế Quỳnh Mai, Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm và Nhà Hộ sinh B). Đối tượng ưu tiên tiêm chủng đợt 8 gồm có nhân viên y tế các bệnh viện trong và ngoài công lập, phòng khám tư nhân, nhà thuốc trên địa bàn quận; người cao tuổi trên 65 tuổi; người làm trong các chuỗi cung ứng, khu công nghiệp; người thu ngân, người giao hàng và các đơn vị tham gia, ủng hộ cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh…

An toàn tiêm chủng song hành an toàn phòng, chống dịch

Đánh giá về công tác phòng, chống dịch bệnh, các chuyên gia y tế cho biết, hiện Hà Nội đang có rất nhiều giải pháp cụ thể để biến chủ trương chống dịch "5K + vắc xin + công nghệ" của Thủ tướng thành hành động thực tế. Trong đó, chiến lược tiêm vắc xin phòng Covid-19 là biện pháp phòng bệnh chủ động rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe toàn dân, ngăn chặn đại dịch, tiến tới tạo miễn dịch cho cộng đồng.

Chia sẻ về vấn đề này, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết: "Từ ngày 27/7, Hà Nội bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn. Dự kiến chiến dịch kéo dài từ tháng 7/2021 đến 4/2022, Hà Nội tiêm cho trên 5,1 triệu người dân theo thứ tự ưu tiên (13 đối tượng được ưu tiên), sau đó mở rộng sang các đối tượng khác. Trong đó, chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn đặt ra mục tiêu tạo miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất và phương châm của chiến dịch là "tiêm chủng sớm nhất, nhanh nhất và an toàn nhất", trong đó mục tiêu an toàn tiêm chủng được đặt lên hàng đầu".

Kỳ cuối: Tăng tốc hướng tới mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn, việc tiêm chủng trên địa bàn Hà Nội vừa đảm bảo an toàn về tiêm chủng vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch

Được biết, tính từ ngày 27/7 đến ngày 6/8, Hà Nội đã tiêm hơn 1 triệu liều vắc xin (chiếm hơn 10% dân số). Trong thời gian tới, Thành phố sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng cho người dân với các điểm tiêm cố định và lưu động. Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn, khó khăn trong quá trình triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 đối với Hà Nội là vừa phải dập dịch vừa phải tiêm vắc xin trong bối cảnh thực hiện giãn cách. Bên cạnh đó, lượng vắc xin được phân bổ cho Hà Nội chưa thực sự nhiều, các đối tượng được tiêm vẫn đang phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên...

Nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của chiến dịch tiêm chủng, ông Khổng Minh Tuấn cho hay, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội đã tham mưu cho Thành phố chuẩn bị đầy đủ về nguồn lực, nhân lực và vật lực nhằm sẵn sàng tiêm được tối đa 200.000 mũi tiêm trong một ngày ngay sau khi tiếp nhận đủ vắc xin từ Bộ Y tế.

Cho đến thời điểm hiện tại, toàn Thành phố phố đã sẵn sàng 1.200 dây chuyền tiêm chủng, sẵn sàng về hệ thống dây chuyền lạnh để tiếp nhận vắc xin, sẵn sàng các điểm tiêm chủng đảm bảo tiêu chí vắc xin được cấp đến đâu, tổ chức tiêm ngay đến đó một cách nhanh chóng, hiệu quả và an toàn bao gồm an toàn về tiêm chủng và an toàn về phòng, chống dịch.

"Với những sự chuẩn bị kỹ lưỡng như trên, cùng với sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu trên 50% dân số trong độ tuổi được tiêm đủ hai liều vắc xin đến hết năm 2021 và trên 70% dân số trong độ tuổi được tiêm đủ hai liều vắc xin đến tháng 4/2022", ông Khổng Minh Tuấn cho biết thêm.

Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Khổng Minh Tuấn cho biết: "Hiện nay, có một số quốc gia đã và đang lên kế hoạch "chung sống" với dịch Covid-19 như Anh, Mỹ, Canada, Singpore… Tuy nhiên, với Việt Nam thì chúng ta cần phải tính toán hết sức kỹ lưỡng khi đưa ra vấn đề này.

Theo tôi, tại thời điểm này, việc chấp nhận "sống chung" với dịch Covid-19 tại Việt Nam là chưa phù hợp. Chúng ta vẫn phải tiếp tục kiên định mục tiêu phòng, chống dịch, đó là ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài, dập dịch nổi lên từ bên trong, khống chế sự lây lan rộng và hạn chế tối đa tử vong do dịch bệnh. Chỉ khi chúng ta khống chế được tỷ lệ ca nhiễm, tỷ lệ ca bệnh nặng, tăng khả năng đáp ứng của ngành Y tế và đặc biệt là tăng tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh đạt độ bao phủ cao để đạt miễn dịch cộng đồng, lúc đó mới có thể nghĩ đến việc "sống chung" với dịch Covid-19".

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/9: Nhiều mây, có lúc mưa và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/9: Nhiều mây, có lúc mưa và dông

(LĐTĐ) Dự báo ngày 9/9, khu vực Hà Nội nhiều mây, có lúc mưa và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc và sét.
Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.

Tin khác

30 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại vào ngày mai (9/9)

30 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại vào ngày mai (9/9)

(LĐTĐ) Do chưa khắc phục xong sự cố do bão số 3 gây ra, 30 trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa bảo đảm an toàn để tổ chức dạy học trở lại từ ngày mai (9/9).
Sơn Tây: Các trường học khẩn trương dọn dẹp, đón học sinh trở lại trường

Sơn Tây: Các trường học khẩn trương dọn dẹp, đón học sinh trở lại trường

(LĐTĐ) Sau khi cơn bão số 3 quét qua, các trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây đều bị ảnh hưởng với mức độ khác nhau như cây đổ, lá rơi, sập trần... Đáng chú ý, Công đoàn các nhà trường trên địa bàn Thị xã đã động viên các thầy cô giáo chung tay dọn dẹp sân trường để kịp đón học sinh đến với buổi học đầu tiên của chương trình năm học mới.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học

Bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động khắc phục hậu quả của bão số 3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường chủ động tổ chức tổng vệ sinh trường, lớp; có biện pháp phòng, ngừa dịch bệnh; bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học.
Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 8/9, công tác dọn dẹp vệ sinh, thu gom cành cây gãy đổ, khắc phục hâụ quả do bão số 3 gây ra đang được các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai để đảm bảo an toàn khi đón học sinh đi học trở lại.
672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, có 672 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

(LĐTĐ) Chiều 7/9, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới có hiệu lực từ năm 2018.
Tăng cường ứng phó với bão số 3

Tăng cường ứng phó với bão số 3

(LĐTĐ) Sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3, ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3 (bão YAGI).
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

(LĐTĐ) Chương trình "Vinh quang thầm lặng 2024" là lời tri ân sâu sắc, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 79 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động