Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023: Chưa ghi nhận hiện tượng gian lận có tổ chức

(LĐTĐ) Đánh giá sơ bộ, kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2023 đã diễn ra trong điều kiện thời tiết khá thuận lợi trên cả nước. Công tác chuẩn bị tổ chức thi được thực hiện chủ động, khẩn trương, kỹ lưỡng, chu đáo, toàn diện. Việc tổ chức coi thi tại tất cả các điểm thi bảo đảm nghiêm túc, đúng kế hoạch.
Đề thi Tiếng Anh vừa sức, thí sinh kỳ vọng sẽ được điểm cao 41 thí sinh bị đình chỉ do vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT Xúc động cảnh cha và con mắc bệnh xương thuỷ tinh đưa nhau đi thi tốt nghiệp

Chiều tối 29/6, sau khi kết thúc môn thi cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức họp báo để thông tin về kỳ thi. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 chủ trì họp báo.

Chưa ghi nhận hiện tượng tiêu cực, gian lận có tổ chức

Thông tin tại họp báo, ông Huỳnh Văn Chương (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT) cho biết: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 diễn ra trong hai ngày 28 - 29/6. Cả nước có 1.024.063 thí sinh đăng ký dự thi tại 2.272 điểm thi với 43.032 phòng thi.

Theo báo cáo của các địa phương, công tác coi thi tại tất cả các điểm thi diễn ra theo đúng kế hoạch. Số liệu thống kê cho thấy trong cả kỳ thi có 41 thí sinh vi phạm quy chế bị đình chỉ thi do sử dụng tài liệu và mang điện thoại vào phòng thi; không có cán bộ nào vi phạm quy chế thi. Có 6 cán bộ coi thi dừng thực hiện nhiệm vụ. Đến thời điểm hiện tại, trên phạm vi toàn quốc chưa ghi nhận hiện tượng tiêu cực, gian lận có tổ chức.

Quang cảnh buổi họp báo.
Quang cảnh buổi họp báo.

Theo ông Huỳnh Văn Chương, công tác phòng chống gian lận công nghệ cao đã được quán triệt tại Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và là một trong những nội dung trọng tâm được tập huấn từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình coi thi, cá biệt còn một số thí sinh cố tình vi phạm quy chế sử dụng điện thoại trong phòng thi và một số giáo viên chưa thực hiện đúng, đủ quy trình quy định khi coi thi. Trong đó có việc 2 thí sinh tại Cao Bằng và Yên Bái sử dụng điện thoại di động chụp ảnh đề thi gửi cho người thân nhờ giải đề thi. Hình ảnh sau đó bị lan truyền trên mạng xã hội và báo chí.

“Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Bộ GD&ĐT đã đề nghị Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công An xác minh làm rõ và đình chỉ 2 thí sinh trên. Hiện Cục An ninh chính trị nội bộ đang tiếp tục làm rõ những vấn đề khác có liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật. Hai sự việc trên không ảnh hưởng đến kết quả tổ chức kỳ thi”, ông Huỳnh Văn Chương thông tin.

Liên quan đến vấn đề này, Thiếu tướng Trần Đình Chung (Phó Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an) cho biết, đơn vị đã xác minh và xác định được người kết nối. Đơn vị đang tiếp tục điều tra, xác định xem có lời giải chuyển vào bên trong phòng thi hay không. Hiện nay chưa phát hiện thấy có việc này.

Về hình thức xử lý với 2 thí sinh chụp ảnh đề thi chuyển ra ngoài, sẽ xem xét các tình tiết để xử lý theo quy định. Trong trường hợp phải xử lý hình sự sẽ căn cứ vào quy định pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, trước khi xử lý cần tính đến yếu tố nhân văn. “Chúng tôi tiếp tục thẩm tra xác minh việc thí sinh chụp ảnh đề thi chuyển ra bên ngoài. Khi có kết quả sẽ được thông tin tới báo chí”, Thiếu tướng Trần Đình Chung cho hay.

Áp dụng quy trình kiểm soát đề thi bằng phần mềm để loại sự trùng lặp

Tại họp báo, giải đáp câu hỏi liên quan đến đề thi, ông Nguyễn Ngọc Hà (Trưởng Ban đề thi) cho biết, đề thi năm nay giữ ổn định. Phạm vi đề thi nằm trong chương trình lớp 12, không ra vào chương trình giảm tải và có tính phân hóa. Đặc biệt, năm nay, lần đầu tiên Bộ GD&ĐT thực hiện quy trình có kiểm soát bằng phần mềm để loại trừ sự trùng lặp.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Trước ý kiến cho rằng cách ra đề thi Ngữ văn năm nay vẫn theo lối cũ, ít tính mở, ông Nguyễn Ngọc Hà cho biết: Đề thi Ngữ văn có 2 phần Đọc hiểu và Làm văn. Ở phần Đọc hiểu, về cơ bản ngữ liệu được sử dụng không nhất thiết phải nằm trong chương trình, đây là điểm mới, có tính mở cao trong đề thi năm nay. Với phần này, Tổ ra đề luôn hướng đến các vấn đề xã hội, thời sự, có tính giáo dục. Với phần Làm văn, học sinh năm nay vẫn đang học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 và đề thi phải ra trong tác phẩm nằm trong chương trình theo như quy định. Đây cũng là lý do các đề thi có thể có sự trùng lặp. Tuy đề ra cùng một tác phẩm, nhưng điều quan trọng nhất là lệnh hỏi hoàn toàn khác nhau.

Về thông tin phản ánh đề thi Ngữ văn của kỳ thi có câu trùng với câu trong đề thi Ngữ văn tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024 của thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Nọc Hà cho biết kỳ thi vào lớp 10 của Hà Nội diễn ra sau khi Hội đồng đề làm việc nên Hội đồng không có thông tin. Khi được biết, Hội đồng đã họp và thấy rằng đề thi Ngữ văn vào lớp 10 của Hà Nội và đề Ngữ văn thi tốt nghiệp có ngữ liệu khác nhau, lệnh hỏi cũng khác nhau.

Trả lời một số câu hỏi về việc đề thi năm nay có tính phân loại như thế nào để bảo đảm mục tiêu vừa xét công nhận tốt nghiệp, vừa là căn cứ để các trường đại học sử dụng để tuyển sinh, ông Nguyễn Ngọc Hà một lần nữa khẳng định, mục tiêu của đề thi là phải bảo đảm công bằng cho thí sinh và có độ phân hóa. Để bảo đảm mục tiêu này, dù đội ngũ thầy, cô giáo làm nhiệm vụ ra đề thi đều là những người có kinh nghiệm, chuyên gia hàng đầu, nhưng khi vào “trại đề” vẫn được tập huấn lại rất kỹ, đặc biệt là yêu cầu phải bảo đảm 4 mức độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Về cơ bản, đề thi năm nay có cấu trúc tương tự như năm trước với khoảng 50% câu hỏi ở mức độ nhận biết, khoảng 25% câu hỏi ở mức độ thông hiểu, khoảng 25% câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao.

Bảo đảm nghiêm túc, đúng quy chế

Kết luận họp báo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, công tác coi thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đến thời điểm này được đánh giá thành công, bảo đảm nghiêm túc, đúng quy chế, thể hiện ở 6 nhóm vấn đề:

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng thông tin tại họp báo
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng thông tin tại họp báo

Thứ nhất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực và các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương sâu sát, kịp thời. Điều này thể hiện từ việc ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ GD&ĐT, các hướng dẫn, Chỉ thị của các tỉnh/thành và nhiều văn bản khác. Cùng với đó, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình tổ chức kỳ thi được dự báo; trong đó xác định ngay từ đầu diễn biến phức tạp của việc sử dụng thiết bị công nghệ cao nhằm mục đích gian lận để có biện pháp phòng, chống.

Thứ hai, công tác phối hợp thống nhất, xuyên suốt, nhuần nhuyễn, kịp thời từ Trung ương đến địa phương, các bộ ngành. Thứ ba, công tác chuẩn bị tổ chức chủ động, kịp thời, chu đáo, toàn diện của địa phương, hướng tới kỳ thi nghiêm túc, khách quan, trung thực, an toàn. Thứ tư, công tác an ninh, an toàn được bảo đảm; trong đó có vai trò chủ động rất lớn của lực lượng Công an. Thứ năm, công tác truyền thông về kỳ thi của ngành và phản ánh về Kỳ thi của cơ quan truyền thông, báo chí hết sức chủ động, kịp thời, đúng, trúng.

Thứ sáu, về công tác chuyên môn, hệ thống văn bản chỉ đạo đầy đủ, toàn diện, ngày càng khoa học, chặt chẽ, bao quát hơn; công tác tập huấn cho các chủ thể tham gia kỳ thi kỹ lưỡng; công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, đề thi, in sao đề thi, công tác thanh tra kiểm tra… được chuẩn bị, triển khai nghiêm túc.

Đạt được kết quả trong 6 nhóm vấn đề như trên, theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng là sự cố gắng, nỗ lực của toàn hệ thống, không chỉ ngành Giáo dục.Tuy nhiên, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cũng cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được khá toàn diện, vẫn còn có sự việc đáng tiếc xảy ra. Kỳ thi còn có 41 thí sinh vi phạm quy chế, trong đó 40 thí sinh mang điện thoại vào phòng thi. 38 trường hợp cán bộ coi thi đã phát hiện, ngăn chặn kịp thời; 2 trường hợp phán tán đề ra ngoài.

Chia sẻ liên quan đến đề thi, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng khẳng định đây là nội dung quan trọng, thuộc trách nhiệm của Bộ GD&ĐT. Cùng với kinh nghiệm tích lũy từ nhiều năm, kỳ thi năm nay tiếp tục có những đổi mới từ quy trình ra đề đến lựa chọn cán bộ. Thành viên tham gia Ban đề thi được lựa chọn là những giáo viên có nhiều kinh nghiệm, năng lực, bảo đảm trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cân đối vùng miền và các giảng viên đại học.

Đề thi năm nay được đánh giá có độ tin cậy cao, bảo đảm yêu cầu về cấu trúc và các mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao). Các ý kiến phản ánh về đề thi, Bộ GD&ĐT, Ban Chỉ đạo thi sẽ hết sức lưu ý, ghi nhận để phục vụ tốt hơn cho công tác chuyên môn thời gian tiếp theo. Những quan tâm về đề thi cũng cho thấy yêu cầu đổi mới với giáo dục phổ thông là cần thiết, cấp bách.

Trước ý kiến cho rằng, đã đến lúc Bộ GD&ĐT nên giao hoàn toàn cho các địa phương việc tổ chức kỳ thi, ông Huỳnh Văn Chương (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT) cho biết: Việc phân cấp kỳ thi về cho các địa phương, Bộ đã cân nhắc rất nhiều. Trong các công đoạn của kỳ thi, khâu ra đề thi là khó khăn, vất vả nhất. Đề thi phải bảo đảm tính công bằng, đánh giá chất lượng thí sinh các vùng miền trên cả nước.

Nếu giao về cho các địa phương, công tác tổ chức sẽ khó khăn hơn nhiều và khó bảo đảm sự công bằng cho học sinh trên phạm vi cả nước, bởi có thể sẽ có tỉnh ra đề dễ và có nơi ra đề khó. Ngoài ra, còn cần tính toán tới vấn đề về kinh tế, xã hội. Thực tế hiện nay, việc tổ chức kỳ thi đã có sự phân cấp về địa phương rất cao, các địa phương thực hiện rất nhiều khâu, từ in sao, tổ chức thi, chấm thi, xét công nhận tốt nghiệp. Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm ra đề thi và chỉ đạo, kiểm tra, giám sát.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn triển khai ứng phó bão Yagi

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn triển khai ứng phó bão Yagi

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3/9/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
Hà Nội: Người cao tuổi được hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế

Hà Nội: Người cao tuổi được hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Từ năm 2024, người cao tuổi từ đủ 70 đến dưới 80 tuổi đang thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế.
Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023

Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn Hà Nội tháng 8/2024, ước đạt tăng 0,1% so với tháng 7 và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023. Qua đó, ước tính 8 tháng năm 2024, chỉ số IIP của Thành phố tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.
8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

(LĐTĐ) Tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 7 và tăng 4,44% so với cùng kỳ năm 2023. Tính bình quân 8 tháng năm 2024, CPI của Hà Nội tăng 5,24% so với bình quân cùng kỳ năm 2023.
Phố Hàng Mã rực rỡ đón Trung thu

Phố Hàng Mã rực rỡ đón Trung thu

(LĐTĐ) Khi cái nắng cuối hè bắt đầu dịu bớt, phố Hàng Mã - con phố nổi tiếng giữa lòng Hà Nội - lại khoác lên mình một diện mạo mới, rực rỡ và náo nhiệt hơn bao giờ hết để chào đón mùa Trung thu đang đến gần.
Cao Bằng sẵn sàng cho Hội nghị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8

Cao Bằng sẵn sàng cho Hội nghị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8

(LĐTĐ) Từ ngày 5 - 15/9, tỉnh Cao Bằng sẽ trở thành tâm điểm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...

Tin khác

Lấy ý kiến dự thảo quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý liên kết đào tạo với nước ngoài

Lấy ý kiến dự thảo quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý liên kết đào tạo với nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
50 lời chúc ý nghĩa cho ngày khai giảng năm học 2024 - 2025

50 lời chúc ý nghĩa cho ngày khai giảng năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng tràn ngập hứng khởi sắp đến ngày khai giảng năm học 2024 - 2025, hãy dành cho thầy cô và các em học sinh những lời chúc tốt đẹp nhất, kỳ vọng một năm học mới với nhiều niềm vui và thành công.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa ra 5 lưu ý với các Sở GD&ĐT.
Triển khai từ sớm công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Triển khai từ sớm công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

(LĐTĐ) Các đơn vị cần chủ động và có kế hoạch triển khai từ sớm công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, tổ chức thi thử khi có điều kiện.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu các Sở GD&ĐT cần chủ động phối hợp với Sở Y tế và cơ quan chức năng tại địa phương chỉ đạo công tác phòng, chống dịch; thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ em mầm non, học sinh để kịp thời phát hiện những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh...
Để khai giảng năm học mới thực sự là Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường

Để khai giảng năm học mới thực sự là Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường

(LĐTĐ) Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 sẽ được tổ chức thống nhất trên địa bàn Thành phố vào sáng 5/9; các nhà trường chú trọng xây dựng văn hóa học đường, đảm bảo an ninh an toàn trường học ngay từ những ngày đầu năm học… là những nội dung được đề cập tại Công văn số 3001/SGDĐT-VP của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội.
Khoản thu nào Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép thu?

Khoản thu nào Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép thu?

(LĐTĐ) Chuẩn bị cho năm học mới 2024 - 2025, nhằm tăng cường công tác quản lý thu, chi, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu, đối với kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, các nhà trường thực hiện theo quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục

Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Phúc Thọ vừa tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.
Chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào năm học mới

Chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào năm học mới

(LĐTĐ) Năm học mới đang đến gần, mang theo niềm háo hức và phấn khởi của nhiều em học sinh. Đặc biệt là những học sinh đầu cấp, nhiều em cũng không tránh khỏi cảm giác lo lắng khi phải đối mặt với một môi trường mới.
Từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định số 2236/QĐ-BGDĐT ban hành Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 của ngành Giáo dục.
Xem thêm
Phiên bản di động