Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Ký ức người lính giải phóng năm xưa.

LĐTĐ -Gần 40 năm sống trong hòa bình, tuy tuổi đã cao, mái tóc đã bạc trắng song những kỷ niệm về hành trình đánh Pháp, chống Mỹ cứu nước vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức người lính giải phóng năm xưa.

Ký ức hào hùng thời binh lửa

Chúng tôi gặp cụ Lê Văn Diếp (SN 1926, trú xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) tại nhà riêng vào một buổi chiều cuối tháng Tư, khi cả nước đang hướng đến ngày lễ kỷ niệm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2014). 39 năm qua đi, nhưng không khí ngày non sông thu về một mối vẫn còn như in đậm trong hồi ức của người lính già.  

Cụ Lê Văn Diếp xem chiếc rađio như kỷ vật quý thời chiến

Cụ Lê Văn Diếp xem chiếc rađio như kỷ vật quý thời chiến

Từ lúc sinh ra, quê hương Lê Văn Diếp đã chìm trong lửa đạn. Lòng căm thù giặc đã nung nấu trong tim, cậu bé Diếp chỉ mong lớn thật nhanh để được đi diệt giặc, bảo vệ Tổ quốc. Năm 22 tuổi, chàng thanh niên Diếp nhập ngũ, bắt đầu tham gia các phong trào đánh giặc ở chiến trường Bình - Trị - Thiên. Năm 24 tuổi anh được tuyển chọn để ra Quân khu 3 (Thanh Hóa) huấn luyện. Sau một thời gian, Diếp cùng đồng đội ở Trung đoàn 9 đánh thắng giặc Pháp tại đường số 6 và giành nhiều chiến thắng khác ở tỉnh Hòa Bình.

Vào năm 1953, với tài trí của mình, người lính tên Diếp được cấp trên cử đi huấn luyện và đào tạo ở Trường Lục quân Trung Quốc - khóa 8. Sau 2 năm hoàn thành khóa học, anh được lệnh phải sang chiến trường Hạ Lào và Đông Bắc Miên (Cam-phu-chia) hỗ trợ cho Sư đoàn 325, trung đoàn 101. Tại đây, mặc dù cuộc sống gian khổ, chiến đấu liên tiếp nhưng Diếp và đồng đội đã đánh thắng nhiều trận chiến oanh liệt, lập nhiều chiến công.

Kỷ niệm đời lính của cụ Lê Văn Diếp

Kỷ niệm đời lính của cụ Lê Văn Diếp

Cụ Diếp xúc động nhớ lại: “Khi đó tui tham gia vào lực lượng bộ binh, chinh chiến nhiều trận ở Lào cho đến Miên ác liệt, chứng kiến nhiều đồng đội hy sinh, để xác nằm lại nước bạn, lòng tui như đau quặn thắt, nhưng chiến tranh nên ai cũng sẵn sàng ra trận, sẵn sàng hy sinh…” .

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc, ông Lê Văn Diếp được cấp trên cử về lại Quảng Bình nhận nhiệm vụ ở Trung đoàn - 186 để hỗ trợ và luôn sẵn sàng chiến đấu nếu trường hợp giặc quay lại. Tháng 8/1957, ông lại được chỉ huy cử sang Trung Quốc học lớp Lục quân khóa 10. Sau khóa học, ông trở về Quảng Bình làm Trung đoàn Trưởng Trung đoàn pháo binh 78, thuộc Sư đoàn 325, lúc này nhiệm vụ của Trung đoàn 78 là phải bảo vệ bờ biển Quảng Bình. Thời điểm này, mặc dù chiến sự ác liệt, khó khăn và nhiều gian khổ nhưng người lính ấy vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Vào năm 1967, các đơn vị ngoài Bắc được lệnh Nam tiến để bổ sung lực lượng cho chiến trường miền Nam. Khi ấy, Trung đoàn 78 pháo binh của ông đang đóng quân ở bờ biển Quảng Bình nhưng phải khẩn trương hành quân bộ qua Quảng Trị rồi men theo đường rừng vào chiến trường Bình - Trị - Thiên qua Lào để bảo đảm bí mật. Đơn vị hành quân bộ ròng rã gần 1 tháng mới đến địa bàn để nhận nhiệm vụ.

Dấu ấn về những trận đánh tiểu đoàn “Trâu điên” khét tiếng

Đơn vị của ông Lê Văn Diếp nhận lệnh xuất kích, tiêu diệt tiểu đoàn “Trâu điên” của quân lực Việt Nam Cộng hòa tại căn cứ phía Bắc đường 9 Nam Lào. Đây là trận chiến để lại nhiều dấu ấn đối với những người cựu binh. Cụ Diếp bồi hồi nhớ lại: “Quân “Trâu điên” rất tàn nhẫn, bọn chúng hành động điên khùng, tàn sát và cực kỳ nguy hiểm nên buộc bộ đội chúng ta phải vất vả phục kích và chiến đấu cả ngày lẫn đêm để bảo vệ quân và dân nước bạn”.

Trong trí nhớ của cụ Diếp, trận chiến ấy vô cùng khốc liệt. Vào một buổi sáng của một ngày tháng 2/1971, đơn vị của Lê Văn Diếp xuất kích với 3 chiếc xe tăng. Cụ Diếp là pháo thủ trong chiếc xe dẫn đầu, lúc đó trên xe còn có một đồng chí Chính trị viên Tiểu đoàn 3. Cụ kể với chúng tôi, đây là trận chiến đấu ác liệt nhất, đáng nhớ nhất trong đời cầm súng của mình. Sau khi bước vào trận đánh, địch tăng cường thêm máy bay và lính dù nhằm bao vây đơn vị tăng thiết giáp, chúng quần thảo trên bầu trời, sẵn sàng nã đạn vào bất cứ chỗ nào nghi là có bộ đội ẩn nấp nên hai chiếc xe đều phải rút về phía sau để bảo toàn lực lượng. Chiếc xe của pháo thủ Lê Văn Diếp tiếp tục chiến đấu, phá vỡ vòng vây của địch. Sang đầu giờ chiều, chiếc xe tăng của cụ chiếm được đỉnh đồi rồi sau đó lan sang nhiều đỉnh đồi khác. Trước tình thế ấy, địch buộc phải rút quân.

Sau đó mấy ngày, quân lực Việt Nam Cộng hòa huy động lực lượng để giải vây. Trận này lực lượng của ta mỏng nên bộ đội thương vong nhiều. Cụ Diếp bị thương. “Đơn vị đã chiến đấu hết sức mình, nhưng lực lượng ta so với địch quá chênh lệch nên buộc phải rút vào rừng sâu, không có thức ăn nên anh em phải bứt lá rừng để nhai cho đỡ đói, bất cứ lá nào không đắng là chúng tôi ăn, một số người vì quá đói hoặc ăn phải lá rừng độc mà chết…”, cụ Diếp ngấn lệ.

Nhưng, sau những trận chiến ác liệt ở chiến trường phía Nam nước Lào, đơn vị của cụ Diếp đã lập nhiều chiến công và tiêu diệt được nhiều tiểu đoàn “Trâu điên” của địch, buộc địch phải co cụm lại và dần rút quân vào chiến trường miền Nam Việt Nam.

Năm 1973, cụ về nhận nhiệm vụ làm Chính ủy thuộc Trung đoàn 186 đóng tại Quảng Bình đến ngày đất nước thống nhất.

Bao năm chinh chiến qua đi, cụ Lê Văn Diếp nay đã 65 tuổi Đảng và 89 tuổi đời, nhưng trong tâm trí của cụ vẫn không bao giờ quên kỷ niệm chiến trường xưa và giây phút lịch sử giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước. Nay, do tuổi già sức yếu, không đi lại được xa, nhưng hằng ngày bên chiếc giường của mình, cụ Lê Văn Diếp vẫn giữ một chiếc đài từ thời chiến, nó vừa là kỷ vật quý giá, vừa giúp cụ theo dõi tin tức hàng ngày.

Vợ chồng cụ Diếp tâm niệm luôn sống và học theo gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vợ chồng cụ Diếp tâm niệm luôn sống và học theo gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Với những chiến tích, công lao trong suốt 2 cuộc chiến, cụ Lê Văn Diếp được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều huân chương cao quý như: Huân chương độc lập hạng 3, Huân chương Quân công hạng 3, Huân chương giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba, Huân chương chống Mỹ hạng nhất…

Vợ chồng cụ Diếp tâm niệm luôn sống và học theo gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Với những chiến tích qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cụ Lê Văn Diếp được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều Huân chương cao quý

39 năm đất nước thống nhất vẹn toàn, những người lính ra đi khi tuổi còn xanh, nay tóc đã bạc trắng. Họ đã cống hiến những ngày đẹp nhất cho chiến trường, cho sự nghiệp chiến đấu giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước.

Nguồn Dân trí

Nên xem

Chiều ngày 6/9: Cảnh sát tiếp nhận nhiều tin báo cứu nạn, cứu hộ do sự cố cây đổ

Chiều ngày 6/9: Cảnh sát tiếp nhận nhiều tin báo cứu nạn, cứu hộ do sự cố cây đổ

(LĐTĐ) Theo Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) - Công an thành phố Hà Nội, chỉ tính riêng trong khoảng 2 giờ đồng hồ chiều 6/9, đơn vị đã tiếp nhận ít nhất 11 tin báo cứu nạn, cứu hộ liên quan đến sự cố cây đổ trên các tuyến phố Thủ đô. Ngay sau khi nhận được tin báo, cán bộ, chiến sĩ khẩn trương tới hiện trường thực hiện các giải pháp cứu nạn, cứu hộ.
Tin bão mới nhất 20h ngày 6/9: Bão số 3 đã giảm đi 1 cấp

Tin bão mới nhất 20h ngày 6/9: Bão số 3 đã giảm đi 1 cấp

(LĐTĐ) Tối 6/9, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, trong 3 giờ vừa qua, bão số 3 đã giảm đi 1 cấp. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị triển khai phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ứng phó bão số 3 (bão Yagi) trên địa bàn Thành phố.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló và Phu nhân đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Guinea-Bissau thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5 - 8/9. Chiều 6/9, sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Umaro Sissoco Embaló.
Địa phương nào chịu tác động đầu tiên của siêu bão số 3?

Địa phương nào chịu tác động đầu tiên của siêu bão số 3?

(LĐTĐ) Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, bão số 3 sẽ gây gió mạnh. Dự báo rạng sáng mai 7/9, trên khu vực đất liền, ven biển sẽ bắt đầu vào cám nhận của gió mạnh của bão số 3. Nhiều khả năng khu vực chịu tác động đầu tiên của gió mạnh sẽ là khu vực Móng Cái (Quảng Ninh).
Nghệ An đề phòng mưa to, ngập úng

Nghệ An đề phòng mưa to, ngập úng

(LĐTĐ) Theo bản tin lúc 17h00 ngày 06/9 của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Bắc Trung Bộ về tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3, tại khu vực Nghệ An từ đêm 06/9 đến ngày 08/9 có khả năng mưa to, có nơi mưa rất to
Hoạt động hiệu quả nhờ Chủ tịch Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm

Hoạt động hiệu quả nhờ Chủ tịch Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Điểm chung ở các đơn vị, cơ quan có hoạt động công đoàn hiệu quả là đều có những “thủ lĩnh” Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm, năng động. Trong đó, nhiều người đã được Liên đoàn game bài uy tín thành phố Hà Nội vinh danh Chủ tịch Công đoàn tiêu biểu xuất sắc năm 2024.

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló và Phu nhân đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Guinea-Bissau thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5 - 8/9. Chiều 6/9, sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Umaro Sissoco Embaló.
Ông Nguyễn Huy Dũng làm Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên

Ông Nguyễn Huy Dũng làm Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên

(LĐTĐ) Ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Người dân cần làm gì khi siêu bão Yagi đổ bộ đất liền?

Người dân cần làm gì khi siêu bão Yagi đổ bộ đất liền?

(LĐTĐ) Siêu bão Yagi đang hướng vào một số địa phương miền Bắc với cường độ rất mạnh. Các địa phương trong vùng ảnh hưởng đang khẩn trương ứng phó siêu bão này, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản của nhân dân, giảm thiểu thiệt hại xảy ra. Đối với các tỉnh thành phố vùng núi, trung du Bắc Bộ, khu vực Thanh Hóa phải tổ chức di dời ngay người dân và tài sản khi thấy không đảm bảo an toàn khu vực đang sinh sống.
Ứng phó với siêu bão Yagi, Thái Bình cho học sinh nghỉ từ hôm nay

Ứng phó với siêu bão Yagi, Thái Bình cho học sinh nghỉ từ hôm nay

(LĐTĐ) Tỉnh Thái Bình quyết định cho học sinh nghỉ học từ hôm nay, 6/9, để tránh bão Yagi.
5 hồ thủy điện đồng loạt xả lũ trước khi siêu bão Yagi đổ bộ

5 hồ thủy điện đồng loạt xả lũ trước khi siêu bão Yagi đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến 10h30 ngày 6/9, đã có 5 hồ thủy điện phải xả lũ để đảm bảo an toàn hồ đập, phòng, chống bão Yagi, cơn bão số 3 trong năm.
Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) sắp đổ bộ vào Việt Nam có thể ảnh hưởng đến 240 chuyến bay nội địa và 70 chuyến bay quốc tế. Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) quyết định tạm ngừng khai thác 4 cảng hàng không nằm trong vùng ảnh hưởng của bão trong ngày 7/9.
Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh vừa chủ trì phiên họp thẩm định dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp.
Cập nhật tình hình bão số 3: Siêu bão Yagi vào vịnh Bắc Bộ gió mạnh cấp 14

Cập nhật tình hình bão số 3: Siêu bão Yagi vào vịnh Bắc Bộ gió mạnh cấp 14

(LĐTĐ) Siêu bão Yagi là cơn bão rất mạnh, hoàn lưu rộng, vùng gió mạnh trên cấp 8 có bán kính 250km. Đến sáng 7/9, bão Yagi cách Quảng Ninh khoảng 160km về phía Đông Đông Nam, mạnh cấp 13-14, giật cấp 17.
Phải tận dụng “thời gian vàng” trong ứng phó bão Yagi

Phải tận dụng “thời gian vàng” trong ứng phó bão Yagi

(LĐTĐ) Chủ trì cuộc họp về diễn biến cơn bão số 3 (Yagi), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các cơ quan chuyên môn tiếp tục làm tốt công tác dự báo; đồng thời nhấn mạnh yếu tố không chủ quan trong ứng phó thiên tai.
Vẫn băn khoăn việc áp thuế giá trị gia tăng với phân bón

Vẫn băn khoăn việc áp thuế giá trị gia tăng với phân bón

(LĐTĐ) Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Vấn đề có nên áp thuế với phân bón hay không tiếp tục được thảo luận sôi nổi, với nhiều quan điểm khác nhau.
Xem thêm
Phiên bản di động