Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

“Lá chắn thép” nơi biên cương

Có đi đến những vùng đất biên giới xa xôi mới thấy hết được mồ hôi công sức, máu xương của ông cha để lại trong suốt hàng nghìn năm dựng và giữ nước. Ở những vùng đất biên thùy ấy, những người lính biên phòng luôn sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ những tấc đất, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Họ chính là “lá chắn thép” giữ vững an ninh trật tự, là chỗ dựa vững vàng của đồng bào miền biên ải.
tin nhap 20180717101603 Thắt chặt tình quân dân vùng giáp biên
tin nhap 20180717101603 Những người lính “5 cùng” với người dân

Đấu tranh chống tội phạm

Trong những ngày công tác dọc biên giới tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh tôi đã ghi lại được không ít câu chuyện cảm động về những chiến sỹ biên phòng. Trên những vùng đất này, người lính quân hàm xanh luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, mưu trí, dũng cảm, vượt mọi khó khăn gian khổ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Nhắc chuyện đấu tranh với tội phạm, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn, đồng chí Đỗ Đức Hiệu, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chi Ma (Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn) cho biết: Đồn Biên phòng Chi Ma có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ hơn 16km đường biên giới quốc gia tiếp giáp với Trung Quốc. Khu vực biên giới do đơn vị phụ trách gồm 3 xã: Tú Mịch, Yên Khoái và Mẫu Sơn với 7 bản giáp biên.

tin nhap 20180717101603
Các chiến sỹ biên phòng tuần tra, bảo vệ chủ quyền biên cương

Đây là khu vực vùng sâu vùng xa, địa hình hiểm trở của huyện Lộc Bình. Đường đến các mốc giới chủ yếu là đi bộ, luồn rừng, trèo đèo, lội suối. “Những hôm nắng ráo, việc đi lại đỡ vất vả, song vẫn mất cả ngày trời. Vất vả, nguy hiểm là vậy, nhưng cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị vẫn ngày đêm bám chắc địa bàn. Với chúng tôi, đây là niềm vinh dự, tự hào khi được đóng góp sức mình vì sự bình yên trên tuyến biên giới” - Chính trị viên Đỗ Đức Hiệu chia sẻ.

Theo tìm hiểu, cửa khẩu Chi Ma tuy không được biết đến nhiều như Tân Thanh hay Hữu Nghị. Song nơi đây vẫn là tâm điểm trong những cuộc chiến đấu với hàng lậu, qua đường tiểu ngạch hai bên cánh gà. Trong sáu tháng đầu năm 2018, trên địa bàn nổi lên một số hoạt động của tội phạm và các loại đối tượng như: Mua bán vận chuyển pháo, buôn lậu, xuất nhập cảnh trái phép, buôn lậu gia cầm... Tình hình an ninh trật tự nông thôn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp như tranh chấp đất đai, đồi rừng...

Với quyết tâm chiến đấu, nhằm xóa bỏ tệ nạn, góp phần giữ vững an ninh trật tự nơi biên giới, các chiến sĩ Đồn Biên phòng Chi Ma luôn tích cực, chủ động nắm tình hình, quản lý biên giới, tích cực đấu tranh với các loại tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa bàn. Cụ thể, đơn vị đã phát hiện, bắt giữ xử lý 169 vụ nhập lậu gia cầm, thuốc bắc, quần áo...; xử phạt hành chính 79 vụ/ 145 đối tượng, xử phạt 401.600.000 đồng. Tiến hành bắt giữ, xử lý hình sự 16 vụ/ 23 đối tượng, tang vật 695,354g heroin, 3157,944g Methampheramine, 1.237 kg pháo nổ các loại... Góp phần quan trọng vào giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên tuyến biên giới của tỉnh Lạng Sơn.

Đó là tuyến biên giới đất liền, ở tuyến biển, công cuộc giữ gìn an ninh trật tự cũng không kém phần cam go. Theo chân những chiến sỹ Hải đội 2 (thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh), chúng tôi có cái nhìn chân thực thêm về cuộc sống, công việc của những người lính đang ngày đêm giữ bình yên vùng biển đảo quê hương. Gặp các cán bộ, chiến sĩ Hải đội 2 vừa trở về sau một tuần lênh đênh trên biển, chống chọi với sóng gió biển khơi, chúng tôi cảm nhận được những gian lao, vất vả và cả những hiểm nguy mà các anh phải đối mặt trong những hải trình thực hiện nhiệm vụ.

Theo tìm hiểu, trong thời gian qua, tình trạng xâm phạm chủ quyền vùng biển đánh bắt trộm hải sản của các tàu thuyền nước ngoài ngày càng diễn biến phức tạp. Nạn buôn lậu, gian lận thương mại trên biển cũng “nóng” với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát…

Để đấu tranh với các loại tội phạm trên, giữ vững an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền an ninh tuyến biển, các chiến sỹ thuộc Hải đội 2 thường xuyên tổ chức tuần tra, vây bắt, xử lý hàng trăm vụ buôn bán, vận chuyển ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại. Trực tiếp phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động vi phạm Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới theo chức năng, thẩm quyền. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, đơn vị đã bắt giữ tổng số 62 vụ/ 71 phương tiện/215 đối tượng vi phạm pháp luật, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 61 vụ/69 phương tiện/211 đối tượng và thu về 427.950.000 đồng. Tịch thu và tiêu hủy hàng phát mại thu về cho ngân sách Nhà nước 489.260.000 đồng,...

Vững vàng trên vùng biên ải

Với phương châm “ba bám, bốn cùng” là bám đơn vị, bám địa bàn, bám nhân dân và cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng đồng bào… các chiến sĩ biên phòng luôn tích cực tham gia có hiệu quả các chương trình bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn. Những việc làm này đã trực tiếp góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp về người chiến sĩ biên phòng. Câu chuyện bất chấp hiểm nguy, xả thân cứu tính mạng và tài sản của nhân dân của Đại úy Nguyễn Ngọc Dương (Hải đội phó Hải đội 2) là một ví dụ.

Nghe kể, khoảng tháng 10/2017, khi nhận được tin báo có phương tiện cùng 3 thuyền viên đang bị hỏng máy, trôi dạt trên vùng biển phía Đông đảo Phượng Hoàng (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh), nhận được nhiệm vụ từ Đảng ủy, Ban chỉ huy đơn vị, Đại úy Nguyễn Ngọc Dương đã không quản ngại hiểm nguy, ngay lập tức trực tiếp chỉ huy đội tìm kiếm cứu nạn lập tức cơ động ra phối hợp với lực lượng của đồn biên phòng Ngọc Vừng thực hiện công tác cứu nạn.

Trong điều kiện thời tiết vô cùng nguy hiểm, sóng to, gió lớn cấp 9, cấp 10, các lực lượng khác không thể tiếp cận tìm kiếm, cứu hộ. Với quãng thời gian vỏn vẹn 1 giờ đồng hồ, các chiến sĩ của Hải đội 2 đã tìm thấy tàu QN-0390TS. “Khi đó tàu đang trong tình trạng hỏng máy, trôi dạt, nước tràn vào khoang gây nguy cơ bị sóng đánh chìm. Tâm lý của các thuyền viên lúc đó đang hoang mang tột độ” - Đại úy Nguyễn Ngọc Dương thuật lại.

Trước yêu cầu cứu nạn cấp bách, Đại úy Dương đã mưu trí, thể hiện bản lĩnh của một người lính Cụ Hồ dày dạn kinh nghiệm biển khơi. Anh cùng chiến sỹ trong đơn vị xuống xuồng cơ động tiếp cận, đưa người lên tàu bị nạn, thực hiện các biện pháp cứu nạn, tát nước chống chìm cho tàu, hỗ trợ sửa chữa máy, trấn an tinh thần cho các thuyền viên. Sau khi đã đảm bảo được sức sống của phương tiện bị nạn và sự an toàn của các thuyền viên, anh tiếp tục cho tiến hành các thao tác làm dây để lai dắt phương tiện. Đến10 giờ cùng ngày, con tàu gặp nạn đã lai dắt được về đến cảng Cống Yên, Ngọc Vừng an toàn cả về con người, phương tiện.

Nhắc đến những kỷ niệm trên vùng biên ải của mình, Thượng úy Sầm Văn Khoa, Đội trưởng đội Trinh sát, Đồn Biên phòng Tân Thanh (Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn) cho biết, vào khoảng tháng 7/2016, khi đó bão đổ về thôn Bản Đuốc, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng. Gần 10 giờ đêm, sau khi nhận được tin báo từ người dân địa phương, Thượng úy Khoa đã cùng 5 đồng chí đang trực tại đơn vị cấp tốc lên đường. Chặng đường từ đơn vị đến Bản Đuốc dài hơn 6km, quanh co, nhiều dốc, phải đi qua mấy ngầm suối vô cùng nguy hiểm.

Nhưng với các anh, những hiểm nguy đó không quá quan trọng, nỗi lo lớn nhất của những chiến sỹ khi ấy là sức khỏe, tính mạng bà con người Nùng trong bản. “Trận mưa lớn kèm dông lốc hôm đó đã làm hư hại, tốc mái rất nhiều nhà trong thôn. Khi chúng tôi tới nơi, cảnh tượng vô cùng tan hoang, bà con ai nấy hốt hoảng. Để linh hoạt xử trí, 3 người trong nhóm ở lại giúp bà con di dời sang chỗ an toàn, 3 người khác đưa người bị thương tới Trung tâm y tế xã Tân Thanh chữa trị. Sáng hôm sau, anh em trong đơn vị đã huy động tối đa lực lượng giúp bà con dựng, sửa, lợp lại mái nhà” – Thượng úy Khoa kể.

Những câu chuyện của Đại úy Nguyễn Ngọc Dương hay Thượng úy Sầm Văn Khoa, chỉ là số ít trong hàng trăm, hàng ngàn việc tốt thầm lặng mà các chiến sỹ biên phòng trên dải đất phên dậu đang từng ngày thực hiện. Có đến với họ, đến với những người lính biên phòng mới thấu hết những khó khăn vất vả và những hi sinh thầm lặng của các anh. Vững tay súng, vững niềm tin để bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc, đó là sứ mệnh cao cả của người lính biên phòng đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Những người lính mang quân hàm xanh tựa như “lá chắn thép” vững chãi, giúp đương đầu với bao sóng gió nơi biên cương.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cần chế tài nghiêm khắc hơn với hành vi tiết lộ thông tin của nạn nhân bị mua bán

Cần chế tài nghiêm khắc hơn với hành vi tiết lộ thông tin của nạn nhân bị mua bán

(LĐTĐ) Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn tỉnh Trà Vinh) góp ý, cần nhấn mạnh hơn mức độ bảo mật thông tin và có chế tài nghiêm khắc hơn đối với các hành vi tiết lộ thông tin gây hại cho nạn nhân bị mua bán người.
Hà Nội: Căn cứ tình hình lũ để xem xét tạm dừng hoạt động các công trình cầu không đảm bảo

Hà Nội: Căn cứ tình hình lũ để xem xét tạm dừng hoạt động các công trình cầu không đảm bảo

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Công điện số 14 về việc tăng cường công tác kiểm soát, đảm bảo an toàn khai thác các công trình cầu trên địa bàn Thành phố do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Huyện Chương Mỹ: Huy động hơn 5.000 người và 357 phương tiện ứng trực phòng, chống thiên tai

Huyện Chương Mỹ: Huy động hơn 5.000 người và 357 phương tiện ứng trực phòng, chống thiên tai

(LĐTĐ) Ngày 10/9, Chính quyền các địa phương cùng đoàn thể đã huy động tối đa lực lượng và phương tiện ứng trực phòng, chống thiên tai 24/24h; tích cực, khẩn trương hỗ trợ người dân sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.
Đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mùa mưa lũ

Đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mùa mưa lũ

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản 4300/SYT-NVD chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn Thành phố đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho công tác phòng, chống bệnh, dịch có thể phát sinh trong mùa mưa bão, lũ lụt.
Linh hoạt hình thức dạy học ứng phó diễn biến phức tạp của thời tiết

Linh hoạt hình thức dạy học ứng phó diễn biến phức tạp của thời tiết

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã linh hoạt hình thức tổ chức dạy học nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân bị đói, rét, thiếu chỗ ở

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân bị đói, rét, thiếu chỗ ở

(LĐTĐ) Trưa 10/9, ngay sau khi kiểm tra tình hình thực tế, tại trụ sở Thị ủy Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến, được kết nối với một số điểm cầu về công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, khắc phục hậu quả bão số 3, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, an toàn, đời sống nhân dân trên địa bàn các tỉnh.
Không để xảy ra bất kỳ sai phạm nào về khoản thu đầu năm học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Không để xảy ra bất kỳ sai phạm nào về khoản thu đầu năm học tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Các khoản thu đầu năm học phải được nhà trường công bố bằng văn bản tới phụ huynh, không để xảy ra bất kỳ trường hợp sai phạm nào về việc thực hiện các khoản thu gây dư luận không tốt đối với ngành giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin khác

Cần chế tài nghiêm khắc hơn với hành vi tiết lộ thông tin của nạn nhân bị mua bán

Cần chế tài nghiêm khắc hơn với hành vi tiết lộ thông tin của nạn nhân bị mua bán

(LĐTĐ) Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn tỉnh Trà Vinh) góp ý, cần nhấn mạnh hơn mức độ bảo mật thông tin và có chế tài nghiêm khắc hơn đối với các hành vi tiết lộ thông tin gây hại cho nạn nhân bị mua bán người.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân bị đói, rét, thiếu chỗ ở

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân bị đói, rét, thiếu chỗ ở

(LĐTĐ) Trưa 10/9, ngay sau khi kiểm tra tình hình thực tế, tại trụ sở Thị ủy Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến, được kết nối với một số điểm cầu về công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, khắc phục hậu quả bão số 3, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, an toàn, đời sống nhân dân trên địa bàn các tỉnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tình hình mưa lũ, chỉ đạo công tác cứu hộ ở Bắc Giang

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tình hình mưa lũ, chỉ đạo công tác cứu hộ ở Bắc Giang

(LĐTĐ) Sáng 10/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát tình hình, kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại tỉnh Bắc Giang - một trong những địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, thiên tai.
Hà Nội: Giao thông nhiều tuyến đường ùn tắc vì mưa lớn

Hà Nội: Giao thông nhiều tuyến đường ùn tắc vì mưa lớn

(LĐTĐ) Sau trận mưa lớn đêm qua và rạng sáng nay (10/9), trên một số trục giao thông huyết mạch của Thủ đô, việc lưu thông của người dân gần như tắc nghẽn. Có nút giao thông, phương tiện phải “chôn chân” nhích từng bước trên đường.
Người dân xã Hương Sơn hỗ trợ thuyền cho vùng lũ Thái Nguyên

Người dân xã Hương Sơn hỗ trợ thuyền cho vùng lũ Thái Nguyên

(LĐTĐ) Với tinh thần đùm bọc, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong gian khó, trong đêm 9 và rạng sáng 10/9, người dân xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã gửi khoảng 15 thuyền đang hoạt động tại chùa Hương sang Thái Nguyên để hỗ trợ nhân dân vùng lũ.
Thủ tướng yêu cầu cấp lương thực cho dân bị cô lập bởi bão số 3 nhanh nhất có thể

Thủ tướng yêu cầu cấp lương thực cho dân bị cô lập bởi bão số 3 nhanh nhất có thể

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 90 về việc khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Sự cố sập cầu Phong Châu xảy ra do đâu?

Sự cố sập cầu Phong Châu xảy ra do đâu?

(LĐTĐ) Đến thời điểm xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, không nhận được báo cáo về dấu hiệu không bảo đảm an toàn đối với công trình cầu.
Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn tăng cường đảm bảo vận hành công trình thủy điện

Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn tăng cường đảm bảo vận hành công trình thủy điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện số 6844/CĐ-BCT ngày 9/9/2024 về tăng cường ứng phó với mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 và đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thủy điện.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị chỉ đạo việc khắc phục hậu quả bão số 3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị chỉ đạo việc khắc phục hậu quả bão số 3

Chiều 9/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp chỉ đạo việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì cuộc họp.
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão số 3

Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão số 3

(LĐTĐ) Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đề nghị Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố, Giám đốc BHXH cấp huyện tại các vùng ảnh hưởng của bão số 3 tập trung trực tiếp phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan đảm bảo người dân, người bệnh được hưởng đầy đủ quyền lợi về BHXH, khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) với thủ tục nhanh nhất, đơn giản nhất.
Xem thêm
Phiên bản di động