Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Làm gì để Thành phố phát triển xứng tầm khu vực?

Khi đất nước bước sâu vào hội nhập quốc tế, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng trở lên cấp thiết. Là trung tâm khoa học - giáo dục - y tế lớn nhất cả nước, đồng thời là một trong hai trung tâm kinh tế - tài chính, du lịch - dịch vụ của cả nước, Hà Nội  đã và đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển. 
de thanh pho phat trien xung tam khu vuc phai bat dau tu nhung van de nho Quảng bá hình ảnh Hà Nội qua truyền thông quốc tế
de thanh pho phat trien xung tam khu vuc phai bat dau tu nhung van de nho Điều chỉnh vùng Thủ đô để phát triển xứng tầm

Song theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, muốn có nhân lực chất lượng cao thì cần phải coi trọng giáo dục - đào tạo toàn diện ngay từ bậc phổ thông chứ không thể chờ đến đại học. Và đổi mới giáo dục cần bắt đầu từ những việc tưởng nhỏ nhưng đáng phải quan tâm …

Phát biểu tại Hội nghị Triển khai năm học mới 2016-2017 của ngành giáo dục Hà Nội mới đây, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, trong thời kỳ hội nhập, bên cạnh thực hiện tốt những nhiệm vụ mà Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GDĐT), Thành phố giao, đã đến lúc ngành Giáo dục Hà Nội phải tạo ra những điểm nhấn riêng có tầm cao mới trong thời gian tới để bạn bè quốc tế biết đến, tìm đến, chứ không chỉ dừng lại hay thông qua vài gương mặt học sinh Hà Nội tiêu biểu đoạt giải trong các kỳ thi Olympic quốc tế.

de thanh pho phat trien xung tam khu vuc phai bat dau tu nhung van de nho
Hà Nội cần phát triển để xứng tầm khu vực.

"Hiện có bao nhiêu trường ở Thủ đô được công nhận bằng tú tài quốc tế? Chúng ta chưa có trường nào. Đây là điều đáng để trăn trở, suy nghĩ. Mô hình trường chất lượng cao không dám tự chủ hoàn toàn, kéo theo chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu.

Học xong phổ thông, con em chúng ta vẫn phải mất thêm 2 năm học ngoại ngữ để có chứng chỉ nước ngoài. Nếu các trường phổ thông của Hà Nội có thể đạt tiêu chuẩn công nhận quốc tế thì sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền cho người dân?” - Chủ tịch Nguyễn Đức Chung trăn trở.

de thanh pho phat trien xung tam khu vuc phai bat dau tu nhung van de nho
Phải bắt đầu từ giáo dục điều nhỏ nhất trong nhà trường.

Cũng theo người đứng đầu TP. Hà Nội, với trọng trách giáo dục 1,7 triệu học sinh (chiếm tới 1/4 dân số TP), sự tác động và lan tỏa của giáo dục nhà trường tới cộng đồng là vô cùng lớn. Vì thế, đã đến lúc ngành Giáo dục không chỉ tập trung vào truyền thụ kiến thức chuyên môn, mà còn có thể tạo ra sự chuyển biến lớn trong nhận thức của cộng đồng dân cư.

Đơn cử, chúng ta vẫn dạy con trẻ không vứt rác bừa bãi để giữ vệ sinh môi trường chung xanh sạch đẹp, nhưng chỉ cần 1,7 triệu học sinh này thực hiện hoặc nhắc nhở bố mẹ vứt rác đúng giờ quy định cũng là biện pháp hiệu quả để Thành phố sạch đẹp hơn.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Xu hướng già hóa dân số ngày càng nhanh, nguy cơ chưa giàu đã già sẽ trở thành hiện thực nếu chúng ta không có những đột phá, tạo chuyển biến nhanh trong công tác giáo dục, đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất game bài uy tín …

Vì vậy, muốn xây dựng đất nước bền vững, phải lấy giáo dục làm đầu, phải lấy nhân tài làm gốc và mong muốn tất cả chúng ta cùng nhau hành động vì mục tiêu cao đẹp đó”. (Trích phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị trực tuyến Triển khai năm học mới của Bộ GDĐT, tháng 8.2016).

Không ai khác, chính các em là những đại sứ để giúp Thành phố xanh hơn qua phong trào trồng cây xanh trong các ngôi trường. Hay lâu nay chúng ta nói mãi việc cấm học sinh đi xe máy tới trường, nhưng vẫn có hiện tượng học sinh đi xe máy gửi bên ngoài trường, đi xe đạp điện, nhưng không đội mũ bảo hiểm…

“Thế nên, cần tăng cường giáo dục Luật Giao thông từ trong nhà trường. Các em thực hiện tốt Luật Giao thông sẽ tạo ra sự lan toả ghê gớm. Do đó, nên bố trí học Luật Giao thông cho các em ít nhất một tuần trong mỗi năm học"- Chủ tịch UBND TP đề nghị.

Đặc biệt, ngành giáo dục cần phải tạo ra những công dân nhân hậu, sáng tạo ngay từ bây giờ song hành với quan tâm đào tạo về thể chất và đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho học sinh hơn nữa trong môi trường học tập (từ vấn đề nước sạch cho đến đầu tư xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn trong trường học cho học sinh).

Theo chia sẻ của người đứng đầu Thành phố, cá nhân ông nhận được nhiều phản ánh từ phụ huynh về việc học sinh phải nhịn đi vệ sinh ở trường do khu vệ sinh trường học không đảm bảo hay không có đủ nước uống hằng ngày cho học sinh.

“Các thày cô nghĩ gì khi ngày càng có nhiều học sinh Hà Nội hiện nay phải đeo kính? Trước đây, các thày cô rất quan tâm tới việc rèn học sinh ngồi học đúng tư thế. Còn bây giờ phải nói là chúng ta đang thất bại khi tỉ lệ học sinh, đặc biệt là học sinh nội thành phải đeo kính ngày càng cao.

Tôi đặc biệt muốn nhấn mạnh vào trách nhiệm, ý thức của giáo viên trong vấn đề này, bởi nếu không, 5 - 10 năm nữa, chúng ta sẽ phải trả giá. Nếu muốn đào tạo nhân lực chất lượng cao, đây là việc cần phải được coi trọng từ bậc phổ thông chứ không thể chờ đến đại học”- Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.

Để tháo gỡ một số hiện trạng tồn tại nêu trên và tăng “chất lượng” cho giáo dục Thủ đô, bên cạnh nội lực tự vận động của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành giáo dục Hà Nội, chính quyền Thành phố cũng đặc biệt quan tâm đầu tư ngân sách và có cơ chế để hỗ trợ cho ngành như việc tăng mức đầu tư ngân sách của Thành phố cho giáo dục từ 15 % lên 19% GRDP trong vòng 5 năm tiếp theo; thành phố Hà Nội cũng hợp tác với các chuyên gia đến từ nhiều nước để xây dựng một trung tâm để học sinh được rèn luyện thể lực, kỹ năng sống (sẽ được triển khai trong năm nay để năm 2018 đi vào hoạt động).

Hay phối hợp với Trường ĐH Cambridge đầu tư vào Trường THPT Chu Văn An và THPT Hà Nội -Amsterdam để áp dụng chương trình chuẩn quốc tế song song với chương trình trong nước giúp học sinh Thủ đô ra trường là có thể hoà nhập với thế giới mà không phải mất thêm 2 năm đào tạo thêm nữa…

Song song với đó, yêu cầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các nhà trường thời gian tới được Chủ tịch UBND TP đặc biệt nhấn mạnh: "Sau thành công triển khai ứng dụng phần mềm CNTT vào đăng ký tuyển sinh trực tuyến các lớp đầu cấp vào 2.622 trường vừa qua, Hà Nội tiếp tục đưa phần mềm quản lý trong các trường học với việc quản lý 1,7 triệu học sinh bằng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử.

Việc này sẽ giúp chấm dứt tình trạng sửa chữa điểm và quan trọng hơn là tạo ra một kho dữ liệu con người khổng lồ khi việc cập nhật những đánh giá, nhận xét của mỗi học sinh trong suốt quá trình học tập sẽ là dữ liệu quan trọng để căn cứ vào đó, các nhà quản lý, tuyển dụng có thể tiếp cận, đánh giá chính xác năng lực của mỗi người, từ đó mới sử dụng đúng vị trí cho công việc sau này.

Vì thế, các nhà quản lý, hiệu trưởng cần phổ biến cho giáo viên hiểu tầm quan trọng của việc này để nâng cao trình độ chuyên môn"...

Bảo Anh – Hữu Thành

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Đan Phượng khắc phục hậu quả sau bão, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống

Huyện Đan Phượng khắc phục hậu quả sau bão, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống

(LĐTĐ) UBND huyện Đan Phượng cho biết, tính đến sáng 8/9, trên địa bàn huyện chưa xảy ra tình trạng úng ngập cũng như sự cố đê điều. Tuy nhiên, mưa bão đã gây ra sự cố về điện, đổ 23 cột điện, 199 cây xanh bị gãy, đổ, nghiêng... Huyện đã huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống, sinh hoạt...
Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa to, tập trung trong ngày và đêm 7/9, để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các địa phương, ban, ngành tập trung theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai, tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão.
Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Tăng cường khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Tăng cường khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, sau khi cơn bão số 3 đổ bộ vào Hà Nội, tính đến 8h30 ngày 8/9, trên địa bàn Thành phố tình hình rất phức tạp, cây đổ trên các tuyến đường trung tâm, đường quốc lộ, tỉnh lộ, nhiều cây đổ chắn ngang đường làm ùn tắc giao thông; một số công trình bị kéo đổ do gió giật. Hiện 100% quân số đã được huy động nhằm khắc phục hậu quả và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Chương Mỹ: Ứng trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến tình hình thời tiết cơn bão số 3

Chương Mỹ: Ứng trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến tình hình thời tiết cơn bão số 3

(LĐTĐ) Theo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Chương Mỹ, từ 15h30 phút ngày 7/9 đến 5h00 phút ngày 8/9, ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) trên địa bàn gây thiệt hại về tài sản hoa màu. Trong đó, đã có 501 cây đổ; 3.700m2 mái tôn bị tốc, hỏng; 227 m2 tường bao bị đổ; 1.330ha lúa bị đổ…
Sơn Tây: Huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả bão số 3

Sơn Tây: Huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Thị xã Sơn Tây thông tin, sau cơn bão số 3, tính đến sáng 8/9, trên địa bàn không có thiệt hại về người do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Tuy nhiên, tài sản và hoa màu hư hại do bão trên địa bàn tương đối lớn. Hiện thị xã đã huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Giao thông Thủ đô từng bước vận hành trở lại sau bão

Giao thông Thủ đô từng bước vận hành trở lại sau bão

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông thành phố Hà Nội thông tin, do ảnh hưởng từ cơn bão số 3, nên một số xe buýt đã bị hư hại nhẹ do cây gãy đổ. Để phục vụ tốt nhất cho người dân, căn cứ tình hình thực tế, các tuyến xe buýt và Metro trên địa bàn sẽ từng bước hoạt động trở lại.

Tin khác

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa to, tập trung trong ngày và đêm 7/9, để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các địa phương, ban, ngành tập trung theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai, tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão.
Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) sắp đổ bộ vào Việt Nam có thể ảnh hưởng đến 240 chuyến bay nội địa và 70 chuyến bay quốc tế. Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) quyết định tạm ngừng khai thác 4 cảng hàng không nằm trong vùng ảnh hưởng của bão trong ngày 7/9.
Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

(LĐTĐ) Tối 4/9, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”. Đây là hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/2024).
TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

(LĐTĐ) Tối 2/9, trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có một đêm sôi động khi hàng nghìn người dân từ khắp nơi đổ về khu vực trung tâm để vui chơi và chiêm ngưỡng màn pháo hoa rực rỡ chào mừng Quốc khánh 2/9.
Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

(LĐTĐ) Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là các ngày lễ, hội. Trong đó, riêng 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 – 2/9), doanh thu du lịch của địa phương này đã đạt gần 300 tỷ đồng.
Tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

(LĐTĐ) Đã 55 năm trôi qua kể từ ngày Bác kính yêu đi xa, nhưng những chỉ dạy, những lời dặn dò của Người vẫn luôn được các thế hệ người Việt Nam ghi nhớ và thực hiện, đặc biệt là bản Di chúc - một di sản vô giá, kết tinh tinh hoa tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.
Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”.
Khúc tráng ca bất tử của dân tộc Việt Nam

Khúc tráng ca bất tử của dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, có những khoảnh khắc đặc biệt, những lời tuyên ngôn như bản “thiên cổ hùng văn” về khẳng định chủ quyền hồn thiêng sông núi vang vọng suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân đồng bào vào sáng ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình có giá trị trường tồn cho muôn đời sau.
Từ mùa thu độc lập đến mùa thu đổi mới

Từ mùa thu độc lập đến mùa thu đổi mới

(LĐTĐ) Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình rực nắng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. 79 năm đã trôi qua, với sự nỗ lực không mệt mỏi của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, Thủ đô Hà Nội đã “thay da, đổi thịt”, xứng đáng là trung tâm chính trị, hành chính kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước và đang tiếp tục vươn lên xứng tầm khu vực và quốc tế.
Đặc sắc, xúc động Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời Người để lại”

Đặc sắc, xúc động Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời Người để lại”

(LĐTĐ) Tại Quảng trường Ba Đình, tối 30/8, Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Lời Người để lại”, nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm ngày mất của Người (2/9/1969 - 2/9/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động