Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Làm gì để tránh trầm cảm cho học sinh do nghỉ học dài ngày tránh dịch covid-19

(LĐTĐ) Đợt nghỉ tránh dịch kéo dài khiến cho nhiều học sinh có dấu hiệu trầm cảm hoặc mắc một số bệnh do trầm cảm gây nên.  
hoc sinh nghi hoc tranh dich covid 19 can than cac benh do tram cam Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi tập thể dục nơi công cộng
hoc sinh nghi hoc tranh dich covid 19 can than cac benh do tram cam Đi siêu thị hay mua hàng online an toàn hơn?

Chị Ngọc Anh (Khu đô thị Thanh Hà Cienco) cho biết, con chị đang học lớp 7, thời gian đầu khi nghỉ học để tránh dịch covid-19 cháu có vẻ rất thích thú vì không phải học bài. Sau đó nhà trường gửi bài tập về cháu cũng vui vẻ làm hết và còn đọc sách, vẽ tranh. Tuy nhiên, thời gian nghỉ tiếp tục kéo dài khiến cho những thú vui hàng ngày của cháu dần chở nên nhàm chán. Cháu bắt đầu xem tivi, dùng máy tính, điện thoại nhiều hơn.

“Tôi nghĩ rằng một đứa trẻ hiếu động như cháu sẽ không đáng lo, nhưng bỗng một hôm cháu ngủ li bì cả ngày, dậy chỉ ăn một bát cơm rồi ngủ tiếp. Tiếp sau đó là sốt nhẹ rồi tự khỏi. Nhưng vài hôm sau lại bị đi tiểu không tự chủ. Trông cháu mệt mỏi và phờ phạc, rất đáng lo ngại. Mặc dù ở nhà cũng có em để chơi nhưng lại không hợp lứa tuổi nên chủ yếu vẫn chỉ có thể chơi một mình, xem phim, đọc truyện qua mạng, tôi rất lo lắng”.

hoc sinh nghi hoc tranh dich covid 19 can than cac benh do tram cam
Để giúp trẻ tránh stress hoặc các bệnh do stress, các bố mẹ cần kết hợp nhiều biện pháp (ảnh minh họa: B.T)

Cũng có con học lớp 8, chị Nguyễn Thị Chinh (Phúc Xá, Ba Đình) cho biết, nghỉ học được hai tuần con chị hay bị đau bụng. Đau một lúc rồi lại khỏi, ngày kêu “nhói nhói” mấy lần rồi trở lại bình thường. Đang mùa dịch bệnh nên chị Chinh cũng không cho con đi khám vì cháu không đau nhiều, nhưng cũng rất lo lắng không rõ nguyên nhân gì. “Cháu tỏ ra trầm tính, cô độc khác hẳn so với ngày được đi học”, chị Chinh lo lắng chia sẻ.

Trao đổi với báo game bài uy tín Thủ đô, Tiến sĩ, bác sĩ Thái Thiên Nam (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, ở nhà lâu ngày, không tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa, sử dụng thiết bị công nghệ trong học tập, giải trí khiến trẻ có nhiều nguy cơ bị mệt mỏi, chóng mặt, trầm cảm hoặc xu hướng giao tiếp kích động, bị stress. Việc ít vận động, không rèn luyện thể dục do các khu vui chơi, sân tập bóng đóng cửa để phòng lây nhiễm SAR-nCov-2 dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khỏe như táo bón, đau bụng, rối loạn nhịp tiểu.

Stress gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe về cả tinh thần và thể chất. Về tinh thần, trẻ có xu hướng khó khăn khi tiếp xúc, giao tiếp, nặng hơn có thể bị trầm cảm hoặc kích động. Về thể chất,trẻ dể mắc các bệnh về đường hô hấp (lên cơn hen), tiêu hóa (táo bón, đau bụng), tiết niệu (đái rắt, đái són, đái dầm).

hoc sinh nghi hoc tranh dich covid 19 can than cac benh do tram cam
Tiến sĩ, bác sĩ Thái Thiên Nam

Theo bác sĩ Thái Thiên Nam, để giúp trẻ tránh stress hoặc các bệnh do stress, các bố mẹ cần kết hợp nhiều biện pháp. Trong đó, về chế độ ăn uống nên cho trẻ nên ăn uống đủ thành phần dinh dưỡng, tránh ăn quá nhiều đường, tinh bột, quá nhiều chất đạm. Tăng cường ăn rau, thức ăn giàu chất xơ, vitamin. Đặc biệt khuyến khích trẻ uống đủ nước, tăng cường nước hoa quả tự nhiên.

Về vận động, trong giai đoạn cả nước chống dịch, tránh tập trung đông người, nên khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao độc lập như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, trượt patin, nhảy múa … Vận động sau thời gian học online giúp trẻ giảm stress, ăn ngon hơn và dể tiếp xúc hơn.

Về tinh thần, trẻ ở nhà lâu ngày, không tiếp xúc với bạn bè trang lứa giống như trẻ bị giảm lỏng. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải động viên trẻ, thường xuyên giao tiếp bằng các trò chơi tương tác trực tiếp giữa các thành viên trong gia đình.

Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp dạy online làm trẻ có xu hướng sử dụng internet quá nhiều. Vì vậy phải trang bị kỹ năng sống cho trẻ, sử dụng mạng xã hội an toàn với các bước đơn giản: Thống nhất về thời gian sử dụng Internet, tránh sử dụng internet quá nhiều vào các mục đích giải trí: xem các chương trình trực tuyến, chơi game…; Dạy con có trách nhiệm trên môi trường trực tuyến; Khuyến khích trẻ đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động trải nghiệm thực tế, các trò chơi giao tiếp cả nhà; Sử dụng công nghệ để làm bạn với con.

Trong một số trường hợp cụ thể như con chị Ngọc Anh ở trên, theo bác sĩ Thái Thiên Nam thì trẻ ở nhà lâu ngày, ít vận động, sử dụng thiết bị công nghệ nhiều khiến trẻ bị stress, giống như chúng ta hồi hộp trước kỳ thi, phỏng vấn, thường có khuynh hướng đi tiểu nhiều lần, mót tiểu dù đi tiểu rất ít.

Ở đây, khả năng nhiều là bé bị stress và rối loạn nhịp tiểu (tiểu rắt, tiểu són). Khả năng ít gặp hơn có thể là bị nhiễm trùng tiết niệu, vậy để loại trừ viêm nhiễm gia đình nên làm xét nghiệm nước tiểu cho bé (chỉ cần lấy nước tiểu đưa đến cơ sở y tế kiểm tra) có thể loại trừ nhiễm trùng tiết niệu.

Nếu trẻ bị rối loạn nhịp tiểu do stress, gia đình thực hiện các biên pháp phòng tránh stress đã nêu trên sẽ giúp trẻ hồi phục. Ngoài ra hướng dẫn trẻ đi tiểu đúng giờ, khoảng 2-3 giờ một lần, không nhịn tiểu và đi nặng đều đặn hàng ngày giúp trẻ chống táo bón và giảm đi tiểu rắt.

Trong khi các trường hối hả triển khai công tác dạy và học qua mạng, các bậc phụ huynh cũng đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp để vừa đảm bảo việc học tập tại nhà cho con vừa duy trì cuộc sống theo nếp bình thường nhất có thể. Tuy nhiên, thời gian nghỉ học quá lâu kéo theo rất nhiều hệ lụy.

Những lời phàn nàn phổ biến nhất là chuyện trẻ dành quá nhiều thời gian lên mạng. Một vấn đề đáng lo không kém nữa là tâm trạng đơn độc, buồn tẻ, thậm chí stress của trẻ khi không được gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp với bạn.

Sự kết nối xã hội là điều rất quan trọng với sự tồn tại của con người, và khi phải nghỉ học thì điều quan trọng này đã bị cắt đứt. Vì vậy, cha mẹ cần suy nghĩ sáng tạo trong việc giúp trẻ tìm ra thời gian cũng như không gian để kết nối với bạn bè, người thân ở xa hoặc các việc làm thủ công, hoạt động chân tay thường xuyên để tránh trầm cảm và các bệnh do trầm cảm gây nên.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lũ trên sông Hồng tiếp tục dâng cao, Hà Nội báo động lũ cấp độ 2

Lũ trên sông Hồng tiếp tục dâng cao, Hà Nội báo động lũ cấp độ 2

(LĐTĐ) Rạng sáng ngày 11/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) thành phố Hà Nội đã ban hành Lệnh Báo động lũ mức 2 trên sông Hồng, với mức nước là 10,50m.
Ưu tiên đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ cứu hộ, cứu nạn

Ưu tiên đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ cứu hộ, cứu nạn

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các đơn vị trong ngành chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn ưu tiên đảm bảo thông tin liên lạc tại các khu vực quan trọng như các khu vực có yêu cầu về tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và hỗ trợ khắc phục hậu quả của bão số 3.
Cánh diều Vàng 2024: Quyền Linh, Phương Anh Đào đoạt giải diễn viên chính xuất sắc phim điện ảnh

Cánh diều Vàng 2024: Quyền Linh, Phương Anh Đào đoạt giải diễn viên chính xuất sắc phim điện ảnh

(LĐTĐ) Lễ trao giải Cánh diều Vàng 2024 diễn ra tại Nhà hát Đó (TP. Nha Trang) tối 10/9. Quyền Linh, Phương Anh Đào được trao giải Cánh diều vàng cho Nam/Nữ diễn viên chính xuất sắc của phim điện ảnh.
Cập nhật mới nhất mưa lũ: Bắc Bộ mưa lớn, cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao

Cập nhật mới nhất mưa lũ: Bắc Bộ mưa lớn, cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết hôm nay, 11/9, Bắc Bộ, Thanh Hóa mưa lớn cục bộ, có nơi trên 200mm. Cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao, lũ khẩn cấp các sông ở Bắc Bộ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/9: Trời nhiều mây, mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/9: Trời nhiều mây, mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Dự báo ngày 11/9, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa to đến rất to và có nơi có dông. Gió đông đến đông bắc cấp 2-3.
Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân vùng bãi sông Hồng khi nước dâng cao

Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân vùng bãi sông Hồng khi nước dâng cao

(LĐTĐ) Từ ngày 9/9 đến đêm 10/9, mực nước sông Hồng liên tục dâng cao khiến nhiều khu dân cư ở quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Long Biên… bị ngập. Nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân, các địa phương nêu trên đã tập trung mọi nguồn lực, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm.
Hai Bà Trưng: An toàn tính mạng cho người dân là trên hết

Hai Bà Trưng: An toàn tính mạng cho người dân là trên hết

(LĐTĐ) Với hơn 4 nghìn dân sống ngoài khu vực đê phía bờ vở sông Hồng, quận Hai Bà Trưng đang chủ động các phương án “4 tại chỗ”, sẵn sàng di dời người và tài sản đến nơi an toàn.

Tin khác

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

(LĐTĐ) Mặc dù đã được cảnh báo từ các chuyên gia y tế, nhưng tình trạng nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc… đang là một vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Đáng lo ngại, các bệnh nhân trên thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn và tốn kém hơn.
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

(LĐTĐ) Ăn tiết canh đầu tháng để lấy may, nam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng, hôn mê, rối loạn đông máu…
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Xem thêm
Phiên bản di động