Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Đề xuất phương tiện xe máy lưu thông phải bật đèn 24/24 giờ:

Lãng phí, nguy hiểm và không hiệu quả!

(LĐTĐ) Ít ngày gần đây, nhiều quy định mới của Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) do Bộ Giao thông Vận tải xây dựng đang gây tranh cãi trong dư luận xã hội, trong đó có quy định xe máy phải bật đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế suốt quá trình lưu thông trên đường. Nhiều chuyên gia giao thông khẳng định, đề xuất trên khó mang lại hiệu quả. Đặc biệt, khi đưa vào triển khai thực tế đề xuất này sẽ tăng thêm gánh nặng cho lực lượng chức năng khi duy trì xử lý vi phạm.
lang phi nguy hiem va khong hieu qua Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm giao thông
lang phi nguy hiem va khong hieu qua Khí thải từ phương tiện vẫn khó kiểm soát?
lang phi nguy hiem va khong hieu qua Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông
lang phi nguy hiem va khong hieu qua
Nếu phương tiện giao thông bật đèn ban ngày có thể gây chói mắt với người điều khiển phương tiện đi ngược chiều. Ảnh: Giang Nam

Không phù hợp thực tế

Theo đó, tại Khoản 3, Điều 27 Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) có nêu: Trong suốt cả ngày, xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau.

Đáng chú ý, đề xuất được kỳ vọng giúp giảm tai nạn giao thông, tăng độ nhận diện của phương tiện này khi lưu thông. Trên thế giới, các quy định này được tham khảo từ Công ước về biển báo và tín hiệu đường bộ (Công ước 1968). Quy định này cũng đã áp dụng tại một số quốc gia như Canada, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như nhiều nước khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, ở góc độ nghiên cứu thực tiễn, ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng đề xuất trên không phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Đặc biệt, nếu đưa vào triển khai sẽ gây tốn kém và phiền hà cho người dân và tăng thêm gánh gặng cho lực lượng chức năng. Lý giải những bất cập liên quan, ông Bùi Danh Liên chia sẻ, mục đích cao nhất của đề xuất là nhằm nhận diện và giảm tai nạn. Tuy nhiên, lượng phương tiện là xe máy đang có xu hướng áp đảo ô tô.

Cụ thể, phương tiện ô tô có khoảng hơn 1 triệu và xe máy là hơn 60 triệu phương tiện. Như vậy, để nhận dạng hiệu quả thì thay vì áp dụng cho xe máy nên chuyển sang đối tượng là ô tô sẽ hợp lý hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay hiện tượng ô tô phóng nhanh, vượt ẩu, gây tai nạn nghiêm trọng trên đường xảy ra rất nhiều, nếu áp dụng nhận diện ở nhóm phương tiện này hiệu quả kéo giảm tai nạn sẽ rõ nét hơn.

Ngoài ra, đặt giả thuyết đề xuất triển khai áp dụng trong thực tế, những người duy trì xử lý là các cơ quan như Cảnh sát giao thông, Công an… vô hình chung sẽ tăng thêm áp lực khi ngoài nhiệm vụ phân luồng, điều tiết giao thông thì nay phải đi “soi” các phương tiện và nhắc nhở người vi phạm trang bị và bật đèn khi lưu thông. Đồng quan điểm này, TS Nguyễn Xuân Thủy - chuyên gia đã có hơn 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu về giao thông cho rằng, phương tiện lưu thông phải bật đèn 24/24 giờ phản cảm, không hợp lý thậm chí gây mất an toàn giao thông.

Diễn giải quan điểm, TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, ở Việt Nam, loại phương tiện di chuyển chủ yếu là xe gắn máy, vì vậy việc sử dụng đèn ban ngày, gia tăng sự căng thẳng cho người tham gia giao thông. Nguy cơ tai nạn nhiều hơn. “Một số nước ở châu Âu quy định bật đèn chiếu sáng vào ban ngày trong điều kiện thiếu ánh sáng làm giảm khả năng quan sát của người đi đường, đặc biệt vào mùa đông có tuyết, sương mù… Còn Việt Nam là nước nhiệt đới, trời nóng nên quy định bật đèn cả ngày không phù hợp” - TS Nguyễn Xuân Thủy chia sẻ quan điểm.

Theo ghi nhận từ phía dư luận liên quan đề xuất này, không ít ý kiến cũng bày tỏ đề xuất phương tiện phải bật đèn 24/24 giờ là không thực tế. Nếu cố áp dụng máy móc sẽ gây ra sự xáo trộn và bức xúc không cần thiết. Nói cách khác, để quy định đi vào thực tế cần có sự nghiên cứu thực trạng đặc thù kỹ lưỡng như môi trường, thời tiết, mật độ (lưu lượng tham gia giao thông)… rồi mới triển khai thí điểm.

Nên cân nhắc kỹ

lang phi nguy hiem va khong hieu qua
Bật đèn ban ngày có thể gây chói mắt với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Theo tìm hiểu, những quy định pháp lý hiện hành mới chỉ yêu cầu người điều khiển phương tiện xe máy bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn. Về chế tài, theo Điểm l, Khoản 1, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị xử phạt 100.000 - 200.000 đồng nếu không sử dụng đèn chiếu sáng từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ hôm sau.

Khi chạy xe trong khu đô thị, khu đông dân cư thì người điều khiển phương tiện không được sử dụng đèn chiếu xa trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau. Lái xe cũng không được sử dụng đèn chiếu xa khi đi ngược chiều. Ngoài ra, khi chạy trong hầm đường bộ lái xe bắt buộc phải sử dụng đèn chiếu sáng gần. Nếu vi phạm lỗi này lái xe máy sẽ bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.

Những ngày qua, khi bản Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, nhiều đề xuất bị cho là thiếu thực tế và không khả thi, hoặc nhiều quy định được đơn vị soạn thảo luật hóa từ các văn bản dưới luật. Còn nhớ, khi Thông tư số 57/2015/TT-BCA ngày 26/10/2015 chính thức có hiệu lực với một điều khoản quy định gây nhiều tranh cãi, đó là tất cả các ô tô 4 chỗ phải trang bị phương tiện chữa cháy. Sau 5 năm, quy định gây tranh cãi này vẫn không thể đi vào cuộc sống vì vô vàn những bất cập phát sinh. Vừa qua, trong bản dự thảo lần 2 thông tư hướng dẫn về trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Bộ Công an đã chính thức dỡ bỏ quy định này.

Rõ ràng, những chế tài xử lý liên quan đã có và được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, ở góc độ thực tế là hiện nay người tham gia giao thông thường xuyên phải đối mặt với tình trạng người sử dụng ô tô, xe máy bật đèn pha chiếu sáng xa vô tội vạ. Ngay giữa tuyến phố trung tâm thành phố, không khó để bắt gặp cảnh tượng lái xe bật đèn pha rọi thẳng vào các phương tiện khác.

Những vi phạm liên quan đến “độ đèn chiếu sáng” khiến cường độ ánh sáng vượt nhiều lần cho phép cũng diễn ra phổ biến. Đáng nói là, với những vi phạm này các lực lượng chức năng xử lý, giám sát không xuể. Và nếu đề xuất phương tiện phải bật đèn 24/24 giờ được áp dụng triển khai mà không giám sát, xử phạt vi phạm tốt thì việc tham gia giao thông sẽ càng khó kiểm soát.

Quanh đề xuất phương tiện lưu thông phải bật đèn 24/24, ông Bùi Danh Liên chia sẻ, các cơ quan đóng vai trò tham mưu, đề xuất không nên áp dụng quá cứng nhắc và máy móc các quy định. Khi đề xuất cần căn cứ vào những điều kiện cụ thể và mang tính đặc thù của giao thông Việt Nam. Viện dẫn điều này, ông Bùi Danh Liên chia sẻ, trong công cuộc chống dịch Covid – 19 thời gian qua, Việt Nam xử lý tương đối hiệu quả và thành công. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới có những phương cách tưởng chừng hữu hiệu song khi áp dụng thực tế lại không mấy hiệu quả.

Khách quan nhìn nhận trên nhiều góc độ, đề xuất phương tiện lưu thông là xe máy phải bật đèn 24/24 giờ có mục đích hướng tới là nâng cao an toàn cho người đi xe máy. Nói cách khác quy định đèn nhận diện ban ngày là một trong những giải pháp kỹ thuật có hiệu quả tiềm năng, góp phần kéo giảm các vụ tai nạn giao thông xảy ra vào ban ngày. Tuy nhiên, đề xuất cũng “vướng” phải muôn vàn bất cập, đặc biệt là chưa phù hợp với điều kiện giao thông thực tế ở Việt Nam, bởi vậy, các cơ quan nghiên cứu cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ Yên Bái Thủ tướng đến Lào Cai thị sát hiện trường vụ sạt lở tang thương tại thôn Làng Nủ

Từ Yên Bái Thủ tướng đến Lào Cai thị sát hiện trường vụ sạt lở tang thương tại thôn Làng Nủ

(LĐTĐ) Chiều 12/9, sau khi kết thúc chương trình làm việc tại Yên Bái, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Lào Cai để thị sát tình hình. Điểm đầu tiên Thủ tướng tới thị sát là hiện trường vụ sạt lở tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, đã khiến gần 100 người tử vong và mất tích.
Công an quận Thanh Xuân chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt

Công an quận Thanh Xuân chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt

(LĐTĐ) Nhằm động viên, quan tâm, chia sẻ tới đồng bào, nhân dân các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại nặng nề trong bão số 3, Đoàn Thanh niên Công an quận Thanh Xuân xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động "Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt" tại các tỉnh phía Bắc do ảnh hưởng bão.
Ứng phó với bão lũ: Sự đồng lòng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị huyện Gia Lâm

Ứng phó với bão lũ: Sự đồng lòng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Liên tục trong những ngày qua, trên địa bàn huyện Gia Lâm, cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở cùng toàn thể người dân đã nỗ lực ứng phó bão số 3 và triển khai phòng, chống lụt bão theo Lệnh báo động lũ số I, II trên sông Hồng, sông Đuống.
Sẽ xây cầu Phong Châu mới?

Sẽ xây cầu Phong Châu mới?

(LĐTĐ) Sau khi cầu Phong Châu bị sập, Cục Đường bộ Việt Nam đã đề nghị đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Hơn 1,1 tỷ cổ phiếu HNG giao dịch trên thị trường UPCoM ngày 18/9

Hơn 1,1 tỷ cổ phiếu HNG giao dịch trên thị trường UPCoM ngày 18/9

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết đã chấp thuận hơn 1,1 tỷ cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai được giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX vào ngày 18/9 tới; giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 4.600 đồng/cổ phiếu.
Ngày 18/9, hơn 347 triệu cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình tiếp tục lên sàn UPCoM

Ngày 18/9, hơn 347 triệu cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình tiếp tục lên sàn UPCoM

(LĐTĐ) Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vừa được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) chấp thuận đưa hơn 347,2 triệu cổ phiếu HBC vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX, ngày 18/9 tới, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 5.700 đồng/cổ phiếu.
Cô Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non hết mình với nghề

Cô Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non hết mình với nghề

(LĐTĐ) Trong những năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Quyên - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Nam Tiến B, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, luôn nhiệt tình và đi đầu trong công việc, thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động do ngành giáo dục huyện, nhà trường phát động…

Tin khác

Sẽ xây cầu Phong Châu mới?

Sẽ xây cầu Phong Châu mới?

(LĐTĐ) Sau khi cầu Phong Châu bị sập, Cục Đường bộ Việt Nam đã đề nghị đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt tại nơi ngập lụt

Đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt tại nơi ngập lụt

(LĐTĐ) Để đảm bảo an toàn giao thông, khẩn trương khắc phục các hậu quả do mưa bão gây ra trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa yêu cầu các quận, huyện và thị xã Sơn Tây; các Ban Quản lý Dự án trực thuộc Thành phố tăng cường công tác kiểm tra, rà soát để đảm bảo an toàn kết cấu hạ tầng giao thông.
Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm tại TP.HCM chậm tiến độ

Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm tại TP.HCM chậm tiến độ

(LĐTĐ) Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông quy mô từ hàng trăm cho đến hàng nghìn tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Ban Giao thông) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) làm chủ đầu tư đều đang trong tình trạng chậm tiến độ.
Hà Nội: Không cho phương tiện lưu thông qua các vùng ngập lụt

Hà Nội: Không cho phương tiện lưu thông qua các vùng ngập lụt

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị quản lý, khai thác bến xe và doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn thành phố tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, an toàn vận hành trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách khi thời tiết bất lợi.
Cấm các phương tiện hoạt động trên sông Đáy, sông Cà Lồ, suối Yến và hồ Suối Hai

Cấm các phương tiện hoạt động trên sông Đáy, sông Cà Lồ, suối Yến và hồ Suối Hai

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, hiện nay do ảnh hưởng của cơn bão số 3, các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc tiếp tục xảy ra mưa lớn, các nhà máy thủy điện phải xả lũ dẫn đến mực nước tại các sông trên địa bàn thành phố Hà Nội dâng cao.
Hạn chế phương tiện từ Quốc lộ 3 đến Bắc Giang vì ngập sâu

Hạn chế phương tiện từ Quốc lộ 3 đến Bắc Giang vì ngập sâu

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa thông tin về việc điều chỉnh tổ chức giao thông, hạn chế các phương tiện lưu thông trên đường 401 (đường tỉnh 296) đoạn từ Quốc lộ 3 đến cầu Vát, thành phố Hà Nội hướng đi thị trấn Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang vì ngập sâu.
Đường sắt Việt Nam miễn phí vận chuyển hàng cứu trợ các tỉnh bị ảnh hưởng bão số 3

Đường sắt Việt Nam miễn phí vận chuyển hàng cứu trợ các tỉnh bị ảnh hưởng bão số 3

(LĐTĐ) Hiện nay, công tác cứu trợ đang diễn ra hết sức khẩn trương tại các địa phương bị ảnh hưởng. Hàng hóa cứu trợ đang được các tổ chức, cá nhân khắp cả nước tập trung chuyển đưa đến các địa chỉ cần cứu trợ.
Hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70

Hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70

(LĐTĐ) Sáng 11/9, Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội cho biết, Sở Giao thông vận tải Hà Nội thông báo hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70, đoạn qua UBND phường Phúc La và nút giao Phúc La - Cầu Bươu, quận Hà Đông.
Các tuyến buýt di chuyển thế nào khi cầu Đuống bị cấm?

Các tuyến buýt di chuyển thế nào khi cầu Đuống bị cấm?

(LĐTĐ) Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Hà Nội đã hạn chế các phương tiện lưu thông trên một số cầu như: Long Biên, cầu Đuống… để thuận tiện cho người dân di chuyển, nhiều tuyến buýt đã được điều chỉnh lộ trình di chuyển.
Khuyến cáo xe dưới 10 chỗ không đi qua cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Khuyến cáo xe dưới 10 chỗ không đi qua cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

(LĐTĐ) Sáng 11/9, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an cho biết, do khu vực km191 đến km191+500 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều đường, các phương tiện nên chọn lịch trình khác để di chuyển thông thoáng hơn...
Xem thêm
Phiên bản di động