Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Lễ mừng thọ - khắc sâu đạo lý "uống nước nhớ nguồn"

(LĐTĐ) Mỗi độ Xuân về, mừng thọ người cao tuổi là nghi lễ cổ truyền, là một nét đẹp văn hóa vốn có từ lâu đời của người Việt Nam. Qua lễ mừng thọ, con cháu có dịp thể hiện lòng hiếu thảo của mình đối với ông bà cha mẹ, xã hội thể hiện được sự trọng vọng tôn kính đối với những bậc cao niên.
Nghệ An: Dừng tổ chức Lễ mừng thọ, đến tận nhà thăm hỏi tặng quà, động viên người cao tuổi Vinamilk đồng hành tổ chức Lễ mừng thọ và chăm sóc sức khoẻ cho 1.000 người cao tuổi

Những ngày đầu Xuân, nhiều gia đình và địa phương đã tổ chức lễ mừng thọ cho các cụ cao tuổi. Đây là nét đẹp văn hóa truyền thống thể hiện sự kính già, trọng lão của thế hệ trẻ đối với các bậc cao niên.

Việc tổ chức thượng thọ có thể có nhiều hình thức, quy mô từ lớn đến nhỏ, tùy vào điều kiện và lòng thành của con cháu, việc chủ trì trượng thọ cho các cụ cao tuổi có thể do con cháu trong nhà tự tổ chức hoặc làng xóm hay thậm chí là Nhà nước, các tổ chức xã hội, tôn giáo đứng ra tổ chức đối với những cụ có đóng góp, cống hiến cho đất nước hoặc đức cao vọng trọng.

Hiện nay, tuỳ theo cấp độ dịch tại từng nơi mà các địa phương sẽ quyết định việc có hoặc không tổ chức lễ mừng thọ cho các cụ cao tuổi để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Lễ mừng thọ - khắc sâu đạo lý
Cụ Nguyễn Thị Đào (Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phấn khởi khi được con, cháu, dâu, rể tổ chức lễ mừng thọ tại nhà.

Đây là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và để xã hội thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với người cao tuổi. Thông thường, 70 tuổi gọi là thượng thọ, 80 tuổi là đại thọ, 90 tuổi là thượng thượng thọ và tròn 100 tuổi là bách tuế hay bách niên chi lão.

Thời xưa, ngoài 50 tuổi là đã được tổ chức lễ mừng thọ. Tuy nhiên, ngày nay do xã hội phát triển, mặt bằng dân sinh, dân trí cao, tuổi thọ con người được nâng cao hơn nên thường lễ mừng thọ chỉ được tổ chức vào các năm 70, 80, 90…

Bước sang tuổi 80, cụ Nguyễn Thị Đào (Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phấn khởi khi được con cháu trong nhà tổ chức lễ mừng thọ. Cụ Đào tâm sự: "Năm nay do dịch Covid-19 nên tại địa phương không tổ chức lễ mừng thọ nhưng tôi vẫn rất vui khi được các con, các cháu đến mừng thọ, chúc rượu và tặng tranh.

Trong tâm thức dân gian của người Việt, mỗi người sinh ra đều mong muốn đạt được Ngũ Phúc trong đời. Ngũ Phúc bao gồm năm yếu tố là: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh. Trong đó, Thọ là yếu tố khó nắm bắt nhất nên cũng là điều mà mọi người mong muốn nhất, trong đó có tôi. Vì thế, rất dễ hiểu khi ngay trong đời sống thường nhật, trong những lời chúc tụng, bao giờ người ta cũng đề cập đến lời chúc về sức khỏe đầu tiên, còn tiền tài hay danh vọng chỉ được xếp sau. Tôi cho rằng tuổi thọ là điều quý giá nhất của đời người mà không phú quý nào sánh bằng".

Thông thường, những nghi thức trong lễ mừng thọ phụ thuộc vào phong tục của từng nơi, từng địa phương mà có cách tổ chức khác nhau. Nhưng về cơ bản, thường thì lễ mừng thọ sẽ do con cháu trong nhà tổ chức riêng. Rồi sau đó, vào dịp đầu Xuân, ở đình làng sẽ tổ chức một lễ mừng thọ chung cho các bậc cao niên trong làng.

Theo phong tục, trong ngày mừng thọ, con cháu sẽ chúc rượu thọ, nói những lời tốt đẹp để tỏ lòng biết ơn, mong cha mẹ, ông bà được sống lâu, sống thọ, tặng một số lễ vật nhỏ như: Tấm áo, chiếc khăn hay làm thơ, câu đối, tặng chữ, tặng tranh… để ông bà vui lòng.

Có thể ở đâu đó, vẫn còn việc tổ chức thượng thọ tại làng xã được cho là linh đình, tốn kém và gây ra nhiều phiền phức cho thực khách. Thế nhưng, không thể phủ nhận đây là nét đẹp văn hoá truyền thống cần được gìn giữ, phát huy bởi lẽ trên đời này không gì có thể thay thế tấm lòng của cha mẹ, ông bà đối với chúng ta. Hôm nay, những ai đang còn cha mẹ, ông bà thì hãy biết trân trọng và hãy làm cho họ hạnh phúc nhất.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

(LĐTĐ) Chiều ngày 10/9, quận Bắc Từ Liêm đã di dời hơn 1.000 hộ dân ở vùng ảnh hưởng của ngập úng tới nơi an toàn, đồng thời yêu cầu các đơn vị, phường chủ động kịp thời chuẩn bị nhu yếu phẩm cho người dân sơ tán.
Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

(LĐTĐ) Đến 22h ngày 10/9, quận Ba Đình đã hoàn thành di dời 276 hộ dân với 1.059 nhân khẩu dọc bờ vở sông Hồng, thuộc phường Phúc Xá.
Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

(LĐTĐ) Chiều nay (10/9), do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên một số đoạn đê thuộc thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì (Hà Nội) nước dâng cao, có nguy cơ bị tràn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân. Để kịp thời ứng phó với thiên tai, các lực lượng cơ động và dân quân đã tích cực phối hợp với nhân dân địa phương dầm mưa đắp đê ngăn lũ.
Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) sau bão số 3 (Yagi), BHXH Việt Nam tiếp tục chỉ đạo cơ quan BHXH các cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế, cử cán bộ thường trực tại cơ sở khám chữa bệnh để giải quyết ngay những khó khăn vướng mắc, có phương án linh hoạt để đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh cho người dân.
Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

(LĐTĐ) Ngày 10/9, nước sông Hồng dâng cao nhanh, gây ngập lụt, cuộc sống tại các khu dân cư ven sông trên địa bàn Hà Nội bị đảo lộn. Trong đêm 10/9, khi nước dâng cao hơn, nhiều người dân hối hả, tất bật sơ tán tài sản, gia súc, gia cầm tới nơi an toàn.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Chiều 10/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra tại tuyến đê Bối, xã Tự Nhiên và đê sông Nhuệ, thôn Phú Lương, xã Tân Minh (huyện Thường Tín).
Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ 20 địa phương khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3

Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ 20 địa phương khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ban Vận động cứu trợ Trung ương vừa quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, với tổng số tiền là 380 tỷ đồng.

Tin khác

Mùa vàng

Mùa vàng

(LĐTĐ) Tôi thường gọi mùa gặt là mùa vàng. Bởi sắc vàng tràn ngập nơi nơi. Đó là sắc vàng tơ của nắng hè đang buông mình bung tỏa. Cánh đồng lúa chín vàng rộm trải dài đến tận triền đê bãi cỏ. Điểm xuyết trên đó vài chiếc máy cắt đang hăng say làm việc trong sự tất bật của mùa màng. Thả ánh nhìn đến bao la, tôi còn thấy sắc vàng óng của từng đụn rơm phơi mình giữa thôn xóm đồng nội, phơi dày đường quê xóm nhỏ. Cả làng quê bừng dậy trong niềm vui thu hoạch, tiếng cười tiếng nói rộn rã khắp chòm xóm.
Trải nghiệm Tết Trung thu đậm bản sắc tại phố cổ Hà Nội

Trải nghiệm Tết Trung thu đậm bản sắc tại phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Trung thu truyền thống năm 2024, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày và xưởng trải nghiệm tại các điểm di sản trong khu Phố cổ Hà Nội.
"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

(LĐTĐ) Chương trình "Vinh quang thầm lặng 2024" là lời tri ân sâu sắc, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 79 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2024).
Đêm Gala tôn vinh tiếng Việt 2024: Lời quê hương, lời sắt son

Đêm Gala tôn vinh tiếng Việt 2024: Lời quê hương, lời sắt son

(LĐTĐ) Đêm Gala Tôn vinh tiếng Việt 2024 với chủ đề "Lời quê hương, lời sắt son" sẽ diễn ra vào 20h10, ngày 8/9 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTV4 và VTVGo.
Hành trình vượt lên số phận của người phụ nữ mắc căn bệnh viêm tủy cột sống

Hành trình vượt lên số phận của người phụ nữ mắc căn bệnh viêm tủy cột sống

(LĐTĐ) Hành trình đầy cảm hứng của người phụ nữ đầy nghị lực Nguyễn Thị Cẩm Nhung sẽ được chia sẻ trong chương trình "Trạm yêu thương" với chủ đề "Một hành trình mới", phát sóng vào lúc 10h00 thứ Bảy ngày 7/9/2024 trên kênh VTV1.
Sắc màu Trung Thu cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long

Sắc màu Trung Thu cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Nhằm bảo tồn và phát huy những nét đẹp của văn hóa dân tộc, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội sẽ tổ chức Chương trình "Vui tết Trung thu 2024".
Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 5/9, trong nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân Thủ đô, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức họp lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tăng cường quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động văn hóa cơ sở

Tăng cường quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động văn hóa cơ sở

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục phát huy có hiệu quả hoạt động văn hóa cơ sở tại địa phương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy vừa ký ban hành Công văn số 3732/BVHTTDL- VHCS gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị các địa phương chủ động tổ chức thực hiện các nội dung về tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở.
Cao Bằng sẵn sàng cho Hội nghị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8

Cao Bằng sẵn sàng cho Hội nghị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8

(LĐTĐ) Từ ngày 5 - 15/9, tỉnh Cao Bằng sẽ trở thành tâm điểm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

(LĐTĐ) Ngày 31/8, Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc triển lãm thư pháp quốc ngữ "Nghiên bút còn thơm", mang đến cho công chúng cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật thư pháp Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động