Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Lo ngại dịch sốt xuất huyết tăng mạnh

(LĐTĐ) Số ca mắc xuất huyết đang tiếp tục có dấu hiệu gia tăng tại nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các chuyên gia nhận định, trong tháng 11 và 12 tới có thể sẽ là đỉnh dịch của sốt xuất huyết năm nay. Đáng lo ngại, do còn nhầm lẫn triệu chứng giữa sốt xuất huyết và Covid-19, hay vi rút thông thường nên nhiều bệnh nhân nhập viện điều trị muộn, dẫn tới biến chứng nặng, khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn.
Không để dịch sốt xuất huyết bùng phát Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết bùng phát Chú trọng các hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết

Gia tăng bệnh nhân nhập viện

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố trong tuần qua (tính từ ngày 14 đến 21/10) tiếp tục tăng mạnh với 1.420 ca (tăng 386 ca so với tuần trước đó) và có thêm 38 ổ dịch. Cụ thể, trong tuần qua, có 1.420 ca mắc sốt xuất huyết được ghi nhận tại 30 quận, huyện, thị xã; trong đó bệnh nhân tập trung chủ yếu tại một số quận, huyện như: Đan Phượng, Thanh Oai, Phú Xuyên, Nam Từ Liêm, Đống Đa.

Cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã có 8.199 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2021), trong đó có 5 ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã và 517/579 xã, phường, thị trấn. Cũng từ đầu năm đến nay, Thành phố đã ghi nhận 720 ổ dịch sốt xuất huyết tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Hiện tại còn 156 ổ dịch đang hoạt động tại 25 quận, huyện.

Lo ngại dịch sốt xuất huyết tăng mạnh
Phó Giáo sư Đỗ Duy Cường đang thăm, khám cho bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại Trung tâm.

Hiện một số bệnh viện trên địa bàn Thành phố đều ghi nhận ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh, trong đó nhiều ca biến chứng nặng do nhập viện điều trị muộn. Đơn cử, tại Bệnh viện Bạch Mai ghi nhận số bệnh nhân sốt xuất huyết ở Hà Nội và các tỉnh lân cận đang gia tăng mạnh.

Chia sẻ thông tin báo chí, Phó Giáo sư, bác sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, theo chu kỳ 5 năm, miền Bắc sẽ bùng phát một đợt dịch sốt xuất huyết lớn và dự báo năm nay sẽ có dịch sốt xuất huyết lớn xảy ra (năm 2017 dịch bùng phát, sau 5 năm là năm 2022).

Cụ thể, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới trong tháng 8, số bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo phải nhập viện chỉ 70 ca, đến tháng 9, con số này tăng lên 160 ca và từ đầu tháng 10 đến nay, Trung tâm đã ghi nhận 250 ca. Các bệnh nhân ghi nhận đa số tại các huyện ngoại thành, như Đan Phượng, Thường Tín, Hoài Đức và quận Long Biên… sau đó lan vào các quận nội thành như Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai.

Nếu khi thấy sốt rất cao, thậm chí trên 40 độ, đau mỏi người, đau cơ, xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội, tiểu cầu giảm nhanh hoặc có biểu hiện xuất huyết chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết ngoài da, rong kinh-rong huyết (nữ giới), cũng như có hiện tượng cô đặc máu như chân tay lạnh, nôn mửa, đau bụng vùng gan, tụt huyết áp, men gan tăng cao... bệnh nhân cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, số ca mắc và nhập viện tăng vọt so với những năm trước. “Chúng tôi lo ngại trong tháng 11-12 tới sẽ là đỉnh điểm của sốt xuất huyết và nguy cơ dịch chồng dịch khi Covid-19 vẫn đang tồn tại, thêm vào đó bắt đầu vào mùa của một số bệnh gây dịch mùa đông khác như cúm, sởi, thủy đậu, vi rút adeno...” - Phó Giáo sư Đỗ Duy Cường lo ngại.

Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, trung bình một ngày có 10-20 bệnh nhân nặng có dấu hiệu cảnh báo phải nhập viện. Các bệnh nhân đều đến trong tình trạng tiểu cầu giảm nặng hoặc biểu hiện cô đặc máu, sốc, suy đa tạng... nhiều bệnh nhân tiểu cầu chỉ còn dưới 5G/L. Ngoài ra nhiều bệnh nhân có bệnh nền như bệnh gan, thận, tim, người già hoặc cơ địa phụ nữ có thai, trẻ em cần phải theo dõi điều trị sát sao.

Điển hình, trường hợp bệnh nhân N.M.Đ (39 tuổi, ở Phú Xuyên, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, da xung huyết, men gan tăng, suy gan, ứ đọng đờm dãi, tổn thương phổi, gan, tiểu cầu hạ, cô đặc máu, có dịch ở bụng, suy đa phủ tạng... Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển Khoa Hồi sức tích cực điều trị nhưng đến nay vẫn trong tình trạng nguy kịch. Trước đó, vợ và con bệnh nhân cũng đã mắc sốt xuất huyết. Trước khi vào viện 12 ngày, bệnh nhân có sốt cao, đau mỏi người, có xét nghiệm sốt xuất huyết cho kết quả dương tính, điều trị tại nhà. Sau đó bệnh nhân rét run, tự truyền dịch 2 ngày không đỡ mới đến Bệnh viện Bạch Mai.

Hay một trường hợp khác là nữ bệnh nhân T.H (26 tuổi, ở Nam Định). Bệnh nhân nhập viện tuyến dưới sau 2 ngày sốt, đau mỏi người. Khi nhập viện, bệnh nhân đã hết sốt nhưng xuất hiện tình trạng đau bụng thượng vị nhiều. Bệnh viện tuyến dưới đã chẩn đoán viêm túi mật cấp, mổ nội soi cắt túi mật. Tuy nhiên, sau mổ bệnh nhân xuất hiện tình trạng giảm tiểu cầu. Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển lên Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân T.H mắc sốt xuất huyết. Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân đã hồi phục và xuất viện.

Tương tự, tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, số ca mắc sốt xuất huyết vào nhập viện tăng mạnh trong một tháng trở lại đây. Chia sẻ với phóng viên, bác sĩ Đinh Thế Tiến, Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện cho biết, hiện tại bệnh viện đang quá tải với 155 bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị nội trú. Bệnh nhân ở nhiều các độ tuổi từ bệnh nhân nhi tới người lớn. Do Khoa Truyền nhiễm điều trị sốt xuất huyết lúc nào cũng quá tải, nên bệnh nhân phải nằm dải tất cả các khoa.

“Do lượng bệnh nhân đông nên các bác sĩ phải làm việc gấp đôi công suất bình thường, trong đó số lượng bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo, bệnh nhân phải truyền tiểu cầu, hoặc nguy kịch đều nhiều hơn so với những năm trước”- bác sĩ Tiến nhấn mạnh.

Những dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết nhẹ và nặng

Chia sẻ về những sai lầm của người dân, Phó Giáo sư Đỗ Duy Cường, cho biết, nhiều người khi bị sốt thì nghĩ là do Covid-19, cúm hoặc một số bệnh khác, không nghĩ mình mắc sốt xuất huyết. Chỉ đến ngày thứ 4, thứ 5, lúc đó máu bị cô đặc và có biểu hiện tiểu cầu hạ quá thì mới đến viện. Lúc đó bệnh nhân phải truyền tiểu cầu hoặc dung dịch cao phân tử. Một số trường hợp nặng dẫn đến suy đa tạng, men gan tăng, suy gan, suy thận. Tại Trung tâm đã có bệnh nhân suy đa tạng phải lọc máu.

Trước đó, tại Bệnh viện Thanh Nhàn cũng tiếp nhận một số trường hợp bệnh nhân nhầm lẫn giữa Covid-19 và sốt xuất huyết. Thông tin với báo chí, bác sĩ Nguyễn Thu Hường, Trưởng Khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn thông tin: Đã có trường hợp một nam bệnh nhân nhập viện khi sốt 3 ngày vì chủ quan nghĩ rằng các triệu chứng là do mình mắc Covid-19. Khi nhập viện, bệnh nhân rất mệt mỏi, tiểu cầu giảm nhưng may mắn chưa xuất hiện tình trạng xuất huyết nội tạng, dưới da...

Lo ngại dịch sốt xuất huyết tăng mạnh
Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Đức Giang chăm sóc bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tại viện.

“Do nghĩ bản thân bị Covid-19 chứ không phải sốt xuất huyết nên khi bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng, lượng tiểu cầu của bệnh nhân đã giảm gần như bằng 0, bị biến chứng tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, xuất huyết nhiều nơi. Dù đã được cứu sống nhưng khó tránh khỏi di chứng lâu dài…” bác sĩ Hường cho biết.

Trưởng Khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn cũng cảnh báo, có nhiều trường hợp nhập viện thường nhầm lẫn sốt xuất huyết với Covid-19. Khi có biểu hiện sốt, nhiều người nghĩ mình bị Covid-19 nên chủ quan, cho rằng đã tiêm vắc xin rồi chỉ 1-2 ngày sẽ đỡ. Thậm chí có trường hợp test âm tính thì lại càng yên tâm hơn. Đây thực sự là vấn đề rất đáng cảnh báo, vì mắc sốt xuất huyết tiểu cầu giảm nhanh, nếu không được can thiệp thì sẽ rất nguy hiểm…

Theo các bác sĩ, để chẩn đoán chính xác bệnh nhân sốt xuất huyết cũng như mức độ giảm tiểu cầu thì cần làm xét nghiệm máu. Ở người khỏe mạnh, số lượng tiểu cầu trung bình từ 150-450 G/L. Mức nguy hiểm khi tiểu cầu giảm dưới 50 G/L, mức nghiêm trọng là 10-20 G/L.

Nếu khi thấy sốt rất cao, thậm chí trên 40 độ, đau mỏi người, đau cơ, xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội, tiểu cầu giảm nhanh hoặc có biểu hiện xuất huyết chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết ngoài da, rong kinh - rong huyết (nữ giới), cũng như có hiện tượng cô đặc máu, chân tay lạnh, nôn mửa, đau bụng vùng gan, tụt huyết áp, men gan tăng cao... bệnh nhân cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, việc truyền tiểu cầu chỉ tiến hành khi nào xuống thấp dưới 5 G/L hoặc có biểu hiện chảy máu. Sau khi hết sốt vài ngày, tiểu cầu sẽ tăng trở lại bình thường. Người dân khi có biểu hiện sốt nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm chẩn đoán để phát hiện sốt xuất huyết sớm từ những ngày đầu tiên. Nếu đúng sốt xuất huyết sẽ được các bác sĩ theo dõi, tư vấn và điều trị kịp thời. Một số trường hợp có thể điều trị tại nhà, không nhất thiết phải nhập viện nếu không có chỉ định, tránh dẫn đến quá tải bệnh viện.

Một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn, vi rút gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau, là: Dengue 1, Dengue 2, Dengue 3 và Dengue 4. Type vi rút gây bệnh sốt xuất huyết được phát hiện trong năm 2022 trên địa bàn thành phố là Dengue 1 và Dengue 2. Nếu một người đã nhiễm với chủng vi rút nào thì chỉ có khả năng tạo được miễn dịch suốt đời với chủng vi rút đó, nhưng chưa có khả năng miễn dịch với những chủng vi rút còn lại. Do vậy, mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời. Nếu mới mắc sốt xuất huyết lần đầu, người đó có thể còn mắc bệnh thêm 3 lần nữa bởi các týp vi rút Dengue còn lại.

Đồng thời, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cũng lưu ý, hiện một số bệnh dịch khác như Covid-19, cúm, thuỷ đậu… vẫn còn nên dễ chẩn đoán nhầm với sốt xuất huyết. Nếu như vậy có thể dẫn đến điều trị phác đồ sai, nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, bác sĩ các tuyến cũng cần cập nhật hướng dẫn chẩn đoán của Bộ Y tế để xử lý điều trị đúng.

Cũng liên quan tới vấn đề điều trị, hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu dành cho bệnh sốt xuất huyết, phương pháp chủ yếu sử dụng là điều trị triệu chứng. Sốt xuất huyết trong những ngày đầu vẫn có thể chăm sóc tại nhà, người dân có thể cặp nhiệt độ hoặc theo dõi các dấu hiệu toàn thân khác.

Nếu đau mỏi người, sốt thì dùng hạ sốt, giảm đau, tránh dùng nhóm thuốc như aspirin, ibuprofen vì nó có thể gây chảy máu; không dùng kháng sinh, không tự ý truyền dịch như đạm, albumin, truyền máu hay dung dịch cao phân tử mà cần sự theo dõi chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân có thể uống nhiều nước, như nước hoa quả hoặc oresol, bù nước đầy đủ, ăn uống nghỉ ngơi. Sau ngày thứ 5 có thể sẽ hết sốt.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có biểu hiện thoát dịch hoặc cô đặc máu sẽ dẫn đến hiện tượng tụt huyết áp, đau bụng vùng gan, mệt mỏi, tay chân lạnh, nôn, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu, phụ nữ có thể rong kinh, rong huyết. Đấy là những dấu hiệu cảnh báo cần phải nhập viện.

Bên cạnh đó, do bệnh lây từ người sang người qua muỗi đốt nên biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh là diệt muỗi và hạn chế môi trường sinh sống của muỗi. Bởi vậy, bên cạnh sự vào cuộc chống dịch của các địa phương, ý thức phòng bệnh tại gia đình của mỗi người dân là hết sức quan trọng.

Để phòng bệnh sốt xuất huyết, Bộ Y tế và các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên dành 10 phút mỗi tuần để vệ sinh, dọn dẹp nơi sinh sống, làm việc và thực hiện các biện pháp để không có lăng quăng gây bệnh sốt xuất huyết; không cho muỗi tiếp xúc với nguồn nước bằng cách che, đậy kín vật chứa nước bằng vật liệu mà muỗi không bay qua được.

Người dân nên thả các loài động vật ăn lăng quăng như cá bảy màu, cá lia thia, bọ nước… vào các dụng cụ chứa nước để tiêu diệt lăng quăng. Cho các chất như muối ăn, vôi bột, bột giặt, dầu ăn… hoặc các hóa chất chuyên dụng như Temephos 1%, Pyriproxyfen 0.5%, Polydimethylsiloxane (PDMS) 78% vào các dụng cụ chứa nước, những khu vực đọng nước để tiêu diệt lăng quăng. Trong công tác vệ sinh môi trường, các gia đình cần lật úp vật chứa, phá bỏ, đục lỗ, khơi thông dòng chảy, làm bằng phẳng các nơi bị đọng nước, che chắn không để các vật chứa nước bị đọng nước tạo môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển.

Tuyệt đối không tự truyền nước tại nhà

Mặc dù các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo về nguy cơ chuyển nặng khi tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà, nhiều người dân vẫn chủ quan “tự làm bác sĩ”, dẫn tới nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Theo bác sĩ Đinh Thế Tiến, Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Đức Giang: Nhiều người khi có biểu hiện sốt, mệt mỏi thường tự truyền nước tại nhà hoặc sử dụng những dịch vụ y tế tại nhà mà không có sự kiểm soát chặt chẽ của nhân viên y tế là điều rất nguy hiểm. Trong đó, khi tự ý truyền dịch tại nhà, bệnh nhân có thể xảy ra sốc phản vệ, nhiễm trùng bội nhiễm và nguy cơ quá tải dịch khi truyền dịch không hợp lý, do sai thời điểm ngày bệnh hoặc lượng dịch truyền quá nhiều.

Theo các chuyên gia y tế, sốt xuất huyết có những giai đoạn có thể và không thể truyền dịch. Trong ngày đầu tiên có thể truyền dịch được, còn những giai đoạn bệnh nhân đang trong tình trạng thoát dịch hoặc tăng tính thấm thành mạch, việc truyền dịch không được kiểm soát rất dễ dẫn tới tình trạng tràn dịch màng phổi, màng tim... gây suy hô hấp, suy tuần hoàn, vô hình trung khiến bệnh trở nặng thêm. Trong điều kiện truyền dịch tại nhà, trang thiết bị y tế như sát khuẩn, bông băng, cồn... không được đảm bảo, nên việc truyền dịch tiềm tàng nhiều nguy cơ mà không thể xử lý kịp như tại cơ sở y tế. Nên tuyệt đối người dân không nên tự ý tự truyền dịch tại nhà. /.

Minh Khuê

Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/9: Nhiều mây, có lúc mưa và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/9: Nhiều mây, có lúc mưa và dông

(LĐTĐ) Dự báo ngày 9/9, khu vực Hà Nội nhiều mây, có lúc mưa và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc và sét.
Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.

Tin khác

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn khẩn số 1448 /KCB-NV gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Nhi trung ương về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế, đem đến sự hài lòng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

(LĐTĐ) Tự ý uống thuốc, bỏ thuốc hoặc không đi khám thường xuyên... nhiều người mắc bệnh nền mãn tính gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Xem thêm
Phiên bản di động