Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Loại bỏ thực phẩm bẩn: Cần sự giám sát đặc biệt

Để phát huy hiệu quả của khối doanh nghiệp Nhà nước, Chính phủ đã ủy quyền cho Bộ Kế hoạch - Đầu tư soạn thảo nghị định về thành lập cơ quan “đặc biệt” để quản lý thay vì để các bộ, ngành quản lý như hiện nay. Còn đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm (ATTP) - nhu cầu quan trọng nhất của con người - thì lâu nay đang bị “bỏ ngỏ”, chồng chéo chức năng quản lý Nhà nước giữa các bộ, ngành, tỉnh, thành dẫn đến tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan không chỉ gây hại trực tiếp cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng mà còn làm tổn hại giống nòi. Vì vậy, đã đến lúc chính phủ nên tính tới việc lập một ủy ban đặc biệt chuyên trách giám sát để giúp người dân có được nguồn thực phẩm sạch, an toàn.
nen co co quan dac biet giam sat Loại bỏ thực phảm bẩn: Doanh nghiệp phải đi tiên phong
nen co co quan dac biet giam sat Hà Nội sẽ mua xe kiểm nghiệm thực phẩm lưu động

Từ những con số biết nói…

Số liệu mà Bộ Y tế đưa ra tại Diễn đàn Kết nối doanh nghiệp - người tiêu dùng tổ chức mới đây khiến cho chúng ta không khỏi giật mình, thậm chí bàng hoàng, đó là: Mỗi năm tại Việt Nam có hơn 75.000 người chết vì ung thư (tính ra mỗi ngày có 250 người chết vì căn bệnh này). Và, chỉ với 6 loại ung thư phổ biến, tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp cho công tác điều trị đã lên tới con số 26.000 tỉ đồng/năm, chiếm 0,22% GDP của Việt Nam. Cũng theo Bộ này, căn bệnh ung thư có nhiều nguyên nhân gây ra, song thời gian qua do sử dụng thực phẩm bẩn cũng như sử dụng nguồn nước bị nhiễm độc là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư tăng đột biến.

nen co co quan dac biet giam sat
Liên quan đến an toàn thực phẩm, mỗi bộ quản lý một góc, dẫn đến trách nhiệm quản lý Nhà nước bị buông lỏng. Ảnh minh họa.

Còn một bác sĩ ở Bệnh viện ung bướu Hưng Việt dẫn báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đưa ra dẫn chứng, cả nước có hơn 2.000/11.000 cơ sở sản xuất và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật và thú y kém chất lượng; hơn 2.500/11.000 cơ sở sản xuất và buôn bán vi phạm quy trình chuẩn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Thế nên, dẫn đến tình trạng tỉ lệ người mắc ung thư do sử dụng thực phẩm bẩn chiếm khoảng 35%, trong khi yếu tố di truyền chỉ chiếm 5-10% (mắc ung thư do hút thuốc lá chiếm 30%).

…đến quản lý “chặt” mà “lỏng”!

Để đảm bảo cho người dân được sử dụng thực phẩm an toàn, ngày 17.6. 2010, Quốc hội đã thông qua Luật An toàn thực phẩm, sau đó ngày 25.4.2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số số 38 Quy định chi tiết thực thi đạo luật này. Tiếp đó, ngày 9.4.2014 liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Y tế - Công Thương ban hành Thông tư 13 hướng dẫn thực hiện Nghị định 38 của Chính phủ. Nhìn lại Thông tư này xem ra rất “chặt chẽ” liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về ATTP. Cụ thể theo Điều 3 của Thông tư số 13: “Bảo đảm nguyên tắc một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý Nhà nước”.

Tuy nhiên, từ Khoản 3 đến Khoản 7 Điều 3 lại quy định: “Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý từ 2 bộ trở lên trong đó có sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế thì Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý; Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý; Đối với cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 Bộ trở lên (bao gồm cả chợ và siêu thị) thì Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm trừ những loại dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ được sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương; Nếu có phát sinh, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Liên bộ giải quyết hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp cần thiết.

Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ, theo các chuyên gia, lại rất “khôi hài”, ví như khách hàng vào một quán phở, ăn một tô phở chẳng may bị đau bụng thì cùng lúc 3 ngành đều vào cuộc: Ngành nông nghiệp truy chất lượng rau, hành, Bộ Y tế truy chất lượng vệ sinh thực phẩm của thịt, còn Bộ Công Thương truy quá trình sản xuất và lưu thông… Kết thúc kiểm tra, chủ cửa hàng bị phạt hành chính vì tội dùng thực phẩm bẩn làm cho khách hàng đau bụng (nếu khách hàng tố giác lên cơ quan có thẩm quyền). Còn về mặt quản lý Nhà nước thì chẳng ngành nào chịu trách nhiệm chính, dẫn đến hòa cả làng, hay “cha chung không ai khóc”.

Và mặc dù quy định chặt chẽ như vậy, nhưng thời gian qua vấn nạn mất an toàn thực phẩm vẫn là nỗi sợ hãi đối với người dân. Cựu đại biểu Quốc hội khóa XIII (đoàn Hải Phòng) Đỗ Văn Đương từng có câu nói lay động nghị trường và toàn thể nhân dân: “Chưa bao giờ đường từ dạ dày đến nghĩa địa lại ngắn đến thế”. Thậm chí, khi mới nhậm chức người đứng đầu Chính phủ - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã triệu ngay một hội nghị trực tuyến về chủ đề ATTP. Tại hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các bộ, ngành cũng như các cấp chính quyền và toàn hệ thống chính trị phải xem công tác đảm bảo ATTP là nhiệm vụ chính trị trọng tâm.

Cần hợp nhất vào một cơ quan

Thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 địa phương đi tiên phong trong việc hướng tới mục tiêu 5 - 7 năm nữa người dân của 2 đô thị này được sử dụng thực phẩm sạch. Đây là quyết tâm chính trị theo các chuyên gia là rất cao, xét trong bối cảnh hiện nay.

“Để giải quyết vấn nạn tham nhũng, lãng phí… Đảng đã thành lập Ban phòng chống tham nhũng Trung ương và đến nay đang phát huy hiệu quả. Còn ATTP đang gây ra thảm họa cho cả dân tộc từ người trực tiếp ăn thực phẩm đến giống nòi (thai nhi) thì không có lý do gì chúng ta lại không thành lập một ủy ban để chỉ đạo vấn nạn này”.

Tuy nhiên, để giảm dần và tiến tới loại bỏ thực phẩm bẩn ra khỏi đời sống xã hội, điều quan trọng cần phải sửa đổi Nghị định 38 thay vì để 3 - 4 bộ quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm như hiện nay vào một bộ duy nhất. Còn nếu, giao cho một bộ duy nhất quản lý ATTP dẫn đến sự không bằng lòng của bộ kia thì tốt nhất Quốc hội hoặc Chính phủ nên thành lập một ủy ban đặc biệt về quản lý Nhà nước về ATTP. Ủy ban này vừa có chức năng tham mưu hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến ATTP, vừa có chức năng quản lý Nhà nước trên phạm vi toàn quốc về ATTP. Đặc biệt, Ủy ban này cao hơn cấp bộ và có quyền chỉ đạo các bộ, ngành, tỉnh, thành về công tác đảm bảo ATTP.

Khi đưa ý kiến trên, một số chuyên gia và người dân rất đồng tình. Ông Nguyễn Văn Quang (cán bộ ngành giao thông về hưu ở phường Thịnh Quang) cho hay: Trong nội tại nền kinh tế - xã hội của nước ta hiện đang song hành 2 vấn nạn: Tham nhũng, thất thoát, lãng phí và ATTP. “Để giải quyết vấn nạn tham nhũng, lãng phí… Đảng đã thành lập Ban phòng chống tham nhũng Trung ương và đến nay đang phát huy hiệu quả. Còn ATTP đang gây ra thảm họa cho cả dân tộc từ người trực tiếp ăn thực phẩm đến giống nòi (thai nhi) thì không có lý do gì chúng ta lại không thành lập một ủy ban để chỉ đạo vấn nạn này”- ông Quang đề xuất.

H.Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ông Đặng Quốc Khánh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang bị đề nghị xem xét, kỷ luật

Ông Đặng Quốc Khánh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang bị đề nghị xem xét, kỷ luật

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; sau khi xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm… Theo đó, tại Kỳ thứ 47, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Giang và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Công an lập 14 chốt cửa khẩu ngăn người dân không đi ra vùng lũ

Công an lập 14 chốt cửa khẩu ngăn người dân không đi ra vùng lũ

(LĐTĐ) Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, có 4 phường nằm ngoài đê sông Hồng và 5 phường ngoài đê sông Nhuệ. Để đảm bảo an toàn cho người dân, Công an quận đã chủ động thành lập 14 chốt cửa khẩu thực hiện nhiệm vụ, tuyệt đối không để nhân dân và các phương tiện đi ra ngoài khu vực đê nguy hiểm.
Đã tìm thấy thi thể của 17 người mất tích trong vụ sạt lở ở Cao Bằng

Đã tìm thấy thi thể của 17 người mất tích trong vụ sạt lở ở Cao Bằng

(LĐTĐ) Chiều 11/9, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an cho biết, tính đến thời điểm hiện tại lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 17 người, đang vớt 2, bị thương 1, đang tìm kiếm khoảng 15 đến 17 người trong vụ sạt lở ta luy dương huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Hậu quả vụ sạt lở đã làm khoảng 30 người chết và mất tích trong đó có 2 đồng chí là cán bộ Công an tỉnh Cao Bằng.
Cập nhật mới nhất về diễn biến lũ trên sông Hồng, sông Đuống

Cập nhật mới nhất về diễn biến lũ trên sông Hồng, sông Đuống

(LĐTĐ) Nước lũ trên sông Hồng, sông Đuống liên tục lên cao, nhiều khu vực tại Hà Nội đã ngập lụt. Dưới đây là kết quả đo mực nước sông Hồng, sông Đuống được cập nhật mới nhất chiều 11/9 từ Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc và Trung Du Bắc Bộ.
Hà Nội: Tiếp nhận hơn 26 tỷ đồng ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận hơn 26 tỷ đồng ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

(LĐTĐ) Theo tổng hợp của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, tính đến 16h chiều nay (11/9), Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận hơn 26 tỷ đồng từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ nhân dân các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.
Hưng Yên: Tập trung cao độ công tác phòng, chống lụt và khắc phục hậu quả bão số 3

Hưng Yên: Tập trung cao độ công tác phòng, chống lụt và khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 11/9 tại trụ sở Tỉnh ủy, ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên chủ trì cuộc họp khẩn của Thường trực Tỉnh ủy về công tác phòng, chống lụt, ngập úng và khắc phục hậu quả của bão số 3 trên địa bàn tỉnh.
Quận Nam Từ Liêm: Triển khai quyết liệt công tác ứng phó mưa lũ sau bão số 3

Quận Nam Từ Liêm: Triển khai quyết liệt công tác ứng phó mưa lũ sau bão số 3

(LĐTĐ) Trong hai ngày 10 và 11/9, quận Nam Từ Liêm đã triển khai các biện pháp tích cực nhằm ứng phó với tình hình mưa lũ sau cơn bão số 3.

Tin khác

Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế bảo đảm trực cấp cứu 24/24h và triển khai điều trị tốt nhất đối với các trường hợp bị thương do ảnh hưởng của mưa bão.
TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

(LĐTĐ) Ngay sau khi công bố dịch sởi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổng lực tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1 - 10 tuổi. Đến nay, đã có 19.821 trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm vắc xin sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% và chiếm 15% trong nhóm trẻ từ 1 - 10 tuổi.
Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

(LĐTĐ) Mặc dù đã được cảnh báo từ các chuyên gia y tế, nhưng tình trạng nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc… đang là một vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Đáng lo ngại, các bệnh nhân trên thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn và tốn kém hơn.
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

(LĐTĐ) Ăn tiết canh đầu tháng để lấy may, nam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng, hôn mê, rối loạn đông máu…
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Xem thêm
Phiên bản di động