Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Lối dạy văn triệt tiêu cảm xúc

Lối dạy văn mà mấy chục năm nay ta theo đuổi là lối định hướng kỹ thuật viết như một nhà phê bình văn học. Thế nhưng, đó chỉ là sự mô phỏng, học sinh hoàn toàn bị triệt tiêu tư duy độc lập và xúc cảm cá nhân

Không ai có thể phủ nhận được vai trò của môn ngữ văn trong việc bồi dưỡng tâm hồn, trí tưởng tượng, cảm xúc và tư duy trừu tượng cho học sinh. Và dĩ nhiên, trong giáo dục môn ngữ văn, việc lựa chọn khai thác, định hướng, tiếp cận các tác phẩm văn học là một trong những cách thức hợp lý và hữu ích. Tuy vậy, dường như "liều thuốc" này đã bị lạm dụng quá nhiều và tiêm quá mạnh tay, vô tình đòi hỏi học trò phải cố "gồng mình" để biến thành những nhà phê bình văn học bất đắc dĩ.

Quy đồng về mẫu số đáp án

Các thế hệ học trò và giáo viên đã quá ngán ngẩm những lối viết khuôn sáo đại loại như: với biện pháp điệp ngữ tài ba, nhà thơ muốn nhấn mạnh một ý cao siêu nào đó; hay bằng việc sử dụng từ láy, tác giả bộc lộ sắc thái gì?... Thầy cô khai thác từng từ, từng dấu chấm câu để đúc kết ý nghĩa theo công thức quy trình "đi từ nghệ thuật đến nội dung". Và rồi trong kiểm tra đánh giá, học sinh lại trở thành những chú robot sao chép những mẫu chung ấy. Xét đến cùng là mổ xẻ, là chiết tự để quy đồng về một mẫu số đáp án. Lối dạy văn mà mấy chục năm nay ta theo đuổi là lối định hướng kỹ thuật viết như một nhà phê bình văn học. Thế nhưng, đó chỉ là sự mô phỏng, học sinh hoàn toàn bị triệt tiêu mất tư duy độc lập và khả năng xúc cảm cá nhân.

Đành rằng thông qua quá trình tiếp cận tác phẩm theo kiểu này, người học ít nhiều sẽ được bồi đắp cảm xúc, tâm hồn. Thế nhưng, dạy văn là phải dạy cho các em có khả năng suy luận và diễn đạt độc lập. Các em phải ý thức được mình đang viết gì và làm chủ ngòi bút. Dù trên nguyên tắc các nhà biên soạn, các giáo viên luôn khuyến khích những cách cảm thụ mới mẻ song điều đó là không có cơ sở bởi tất cả đã được định khung, ví thử một em học sinh nào đó chỉ nắm bắt một tứ thơ, một khía cạnh mà bỏ qua tính chất toàn diện dàn đều theo khung mẫu thì ắt hẳn bài viết sẽ bị cho là lạc đề hoặc lan man, lỏng lẻo.

Cần liên tưởng, cảm thụ

Văn học là một bộ phận trong bức màn văn hóa. Ngoài chức năng thẩm mỹ, trong cuộc sống hôm nay nó còn phải là môn học công cụ, giúp người học trui rèn tư duy ngôn ngữ, bồi đắp nền tảng văn hóa và kỹ năng giao tiếp xã hội linh hoạt, nhạy bén, văn minh. Mà điều này không thể chỉ khoanh vùng trong kho tàng của các tác phẩm hư cấu.

Văn học phải đi từ ngôn ngữ, từ ngôn ngữ mở chạm đến văn hóa và giao tiếp. Đối với các học sinh chuyên văn hay sinh viên chuyên ngành, việc khai thác tác phẩm theo lối đào sâu cấu trúc là điều hiển nhiên cần thiết. Nhưng với môi trường phổ thông, giáo dục nên lựa chọn một triết lý và quan niệm phù hợp về môn học này để giúp người học được cung cấp những kỹ năng cơ bản nhất và giao tiếp, văn hóa, sử dụng văn như một công cụ để thâm nhập vào phạm vi khoa học xã hội và nhân văn nói chung.

Do đó, không nên dạy văn theo tiến trình lịch sử rất nặng nề. Chỉ nên lựa chọn chấm phá những tác phẩm phù hợp để từ đó mở ra toàn cục qua các bài tiểu dẫn, xác định vị trí, bối cảnh thời đại tác phẩm. Một học sinh phổ thông không cần phải bị nhồi nhét toàn bộ lịch sử tiến trình văn học qua các bài khái quát hàn lâm nặng nề. Mà trên thực tê,́ trừ học sinh chuyên văn, các em hoàn toàn xa lạ và hững hờ với những bài khái quát đó. Vẫn có thể cho các em có một cái nhìn tổng quan nhưng mức độ phải nhẹ nhàng hơn hiện nay và nên khéo xen lồng, giới thiệu.

Có nhiều loại văn bản ngoài tác phẩm hư cấu có giá trị thực tiễn cần được đưa vào giới thiệu, định hướng, đặc biệt là lối văn đề cao tính hùng biện, tranh luận các vấn đề của đời sống. Còn đối với tác phẩm văn học thuần túy, chúng ta nên định hướng theo tinh thần lấy văn học tiếp nhận là trung tâm của quá trình đối thoại. Một người thầy dạy văn tinh tế không bao giờ hỏi học trò "qua chi tiết x y z, nhà văn muốn nói gì" mà sẽ diễn đạt rằng "qua chi tiết x y z, em hiểu được vấn đề gì".

Nói như tinh thần của đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn ngữ văn năm nay, hình tượng văn học được sinh ra trong tâm trí nhà văn nhưng nó tồn tại, định hình và có những hình sắc riêng trong tâm tưởng bạn đọc. Với môn văn phổ thông, những đòi hỏi nghiêm ngặt về kỹ thuật viết hay cấu trúc thẩm mỹ nên được giản lược qua mà ta chú trọng đến quá trình liên tưởng, cảm thụ, lý giải và đối thoại của học trò với tư cách là người đọc tác phẩm.

Các nhà biên soạn, giáo viên luôn khuyến khích những cách cảm thụ mới mẻ, song điều đó là không có cơ sở bởi tất cả đã được định khung. Một học sinh nào đó chỉ nắm bắt một tứ thơ, một khía cạnh mà bỏ qua tính chất toàn diện dàn đều theo khung mẫu thì ắt hẳn bài viết sẽ bị cho là lạc đề...

Theo nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6

Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6

(LĐTĐ) Ngày 19/9 tại trụ sở, Ban Chấp hành Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm khóa XIX nhiệm kỳ 2023-2028 đã tổ chức kỳ họp thứ 6, để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác công đoàn quận 9 tháng năm 2024, đề ra phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Đồng chí Lê Hoàng Thủy Vân, Quận ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ quận chủ trì hội nghị.
Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu phải có các phương án để Thành phố xử lý ngay, hỗ trợ kịp thời cho người dân, cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn khắc phục sau bão số 3 và mưa, lũ sau bão gây ra.
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội kịp thời hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội kịp thời hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trước những ảnh hưởng của cơn bão số 3 tớiđời sống của đoàn viên Công đoàn, người game bài uy tín , Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã có sự thăm hỏi, hỗ trợ, động viên kịp thời.
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc và một số địa bàn lân cận đã khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để thông báo, cập nhật thông tin về cơn bão Soulik và đề nghị các cơ quan chức năng sở tại hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam đang hoạt động trên biển không kịp về đất liền vào trú, tránh bão.
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

(LĐTĐ) Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).
Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Quận ủy Nam Từ Liêm đã tổ chức vòng chung khảo Hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi với chủ đề "70 năm Ngày giải phóng Thủ đô".

Tin khác

Tình nguyện sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con

Tình nguyện sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con

(LĐTĐ) Trong các ngày từ 16/9 - 19/9, đoàn tình nguyện của Hội Kỹ thuật xe máy Thanh Hóa đã sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con tại hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội: Trao quà hỗ trợ người dân tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại do bão, lũ

Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội: Trao quà hỗ trợ người dân tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại do bão, lũ

(LĐTĐ) Ngày 19/9/2024, đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội cùng các công ty, nhà hảo tâm đã tới thăm, động viên và trao quà hỗ trợ người dân chịu thiệt hại trong cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trên địa bàn tỉnh Lào Cai với tổng trị giá hàng hóa, tiền mặt là 240 triệu đồng.
Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

(LĐTĐ) Bộ Y tế yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân...
Mỗi buổi sáng ở quê

Mỗi buổi sáng ở quê

(LĐTĐ) Buổi sáng luôn bắt đầu từ những trong trẻo, tươi mới đầy sức sống làm mỗi tâm hồn thêm rộn rã. Buổi sáng còn là không gian tĩnh lặng, vời vợi xa những ồn ào, chật chội của cuộc sống thường ngày.
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

(LĐTĐ) Chính phủ quyết định bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền 424,5 tỷ đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
Những mùa trăng thương nhớ

Những mùa trăng thương nhớ

(LĐTĐ) Tháng tám âm lịch, mùa trăng tròn đầy. Mùa Tết Trung thu với những niềm vui trẻ thơ đẹp đẽ. Có ánh trăng sóng sánh chảy xuống vườn cây, có mâm cỗ bánh trái đang chờ phá cỗ đêm rằm. Tiếng trống lân vang lên tùng tùng, những chiếc đèn ông sao lung linh lấp lánh.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Xem thêm
Phiên bản di động