Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Luật BHYT sửa đổi: Có “quay lưng” với bệnh nhân nghèo?

Nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, Luật BHYT sửa đổi có hiệu lực từ 1/1/2015 “siết” chi trả nhiều loại thuốc đặc trị đắt tiền, không thanh toán viện phí cho trường hợp khám chữa bệnh ngoại trú vượt tuyến,... khiến không ít người bệnh lo lắng.

Chấp nhận vượt tuyến

Khi thông tin về luật BHYT sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, bà Nguyễn Thị Vân (56 tuổi) trú tại xã Song Phương, Hoài Đức, Hà Nội cảm thấy rất lo lắng. Lý do là bởi, hơn 1 năm nay bà bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, và cứ 3 tháng, bà lại đến bệnh viện Bạch Mai khám một lần. Nhưng giờ đây, bà Vân sẽ phải đóng 100% tiền khám chữa bệnh chứ không phải 70% như trước nữa. “Từ trước tới giờ, mỗi khi sức khỏe có vấn đề là tôi tới các bệnh viện lớn trên Hà Nội để khám. Bây giờ có luật BHYT mới, tôi sẽ phải thanh toán đủ 100% chi phí khám chữa bệnh. Với người nghèo như chúng tôi thì số tiền 30% là rất lớn nhưng sức khỏe quan trọng nên dù có mất thêm chi phí khi khám chữa bệnh vượt tuyến tôi vẫn chấp nhận”, bà Vân nói.

Cùng quan điểm trên, chị Ngô Thanh Hương, trú tại Yên Nghĩa, Hà Đông chia sẻ: “Mặc dù gia đình tôi tham gia BHYT ở BV quận, nhưng thực sự, gia đình không yên tâm vào năng lực cũng như trang thiết bị ở đây. Hơn nữa, tôi nghĩ khi người dân tham gia bảo hiểm y tế thì họ có quyền khám chữa bệnh ở bất cứ bệnh viện nào. Giờ đây, luật BHYT sửa đổi khiến những người khám chữa bệnh ở tuyến trên như tôi không còn được giảm 30% chi phí nữa, như vậy rất thiệt thòi. Khi luật yêu cầu người bệnh không được khám chữa vượt tuyến thì phải đảm bảo chất lượng khám, chữa ở tuyến dưới đã. Ở đây thỉnh thoảng chúng tôi lại nghe tin bệnh viện, trung tâm y tế ở tuyến dưới tắc trách trong khám chữa bệnh dẫn đến chết người. Hỏi vậy ai yên tâm được”.

Trong luật BHYT sửa đổi lần này còn có sự điều chỉnh giảm chi trả đối với 28 loại thuốc đặc trị ung thư, viêm gan, viêm khớp… khiến nhiều người mắc bệnh không khỏi lo lắng. Chia sẻ với phóng viên, bà Nguyễn Thị Liên (56 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Tôi bị ung thư phổi gần 4 năm nay, hiện đã di căn sang xương. Đến Bệnh viện K điều trị, từng trải qua xạ trị, hóa trị nhưng đều không mang lại kết quả khả quan nên phải chuyển qua phác đồ điều trị bằng thuốc Tarceva (hoạt chất chính là Erlotinib) mới thấy thấy khỏe lên nhiều. Mỗi viên thuốc Tarceva có giá 1,4 triệu đồng, tính ra mỗi tháng, riêng tiền thuốc cũng hết khoảng 60 triệu đồng và được BHYT thanh toán. Nhưng giờ đây tiền thanh toán bị cắt giảm 50%, nên chắc tôi chẳng có tiền để điều trị tiếp. Tôi tự hỏi, liệu BHYT có quay lưng với người dân nghèo như chúng tôi hay không”.

Cũng giống suy nghĩ như bà Liên, ông Nguyễn Tuấn Nam ở Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội cũng rất lo lắng khi biết thông tin cắt giảm BHYT đối với một số thuốc đặc trị ung thư. Ông Nam bị ung thư phổi đã hơn 2 năm nay, đã xạ trị hơn 30 lần, hóa trị gần 20 lần và mới phải dùng thuốc Tarceva. Khi biết thuốc đặc trị này bị cắt giảm, ông Nam nghĩ chắc phải về nhà… chờ chết. Bởi gia đình ông vốn không khá giả gì, lương hưu của ông chỉ được hơn 3 triệu đồng/tháng, nay không biết kiếm đâu tiền để mua thuốc chữa bệnh.

Trường hợp ông Tiến ở Kiến Xương, Thái Bình còn bi đát hơn. Ông Tiến bị mắc ung thư phế quản phổi trái, gia đình đã phải vay mượn hơn 100 triệu đồng để chạy chữa cho ông. Dù bị bệnh nặng nhưng để bám trụ lại bệnh viện điều trị nên ngày ngày ông phải xin cơm từ thiện để ăn, và ngủ ngay tại hành lang bệnh viện. Theo ông Tiến, nếu bị cắt giảm tiền thuốc, gia đình phải đóng 50%, chắc ông phải xin về nhà tự điều trị, số mệnh đành phó thác cho... ông trời!

Tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên vẫn phổ biến

56871

Bệnh nhân nội trú vẫn được thanh toán

Đó là khẳng định của bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ bảo hiểm (Bộ Y tế) về những băn khoăn lo lắng của người tham gia BHYT, đặc biệt những bệnh nhân phải sử dụng thuốc đặc trị, đắt tiền.

Trao đổi với phóng viên báo game bài uy tín Thủ đô, bà Tống Thị Song Hương cho biết, ngoài việc tăng thêm 17 loại thuốc điều trị ung thư được thanh toán 100%, đối với 4 loại thuốc bị cắt giảm 50% như nói ở trên chỉ áp dụng đối với người mới mắc ung thư. Còn những người đã và đang sử dụng phác đồ điều trị cũ vẫn được BHYT chi trả từ 80 – 100%. Bà Hương cũng cho biết, còn nhiều loại thuốc thay thế chứ không có nghĩa không có 4 loại thuốc kia thì hết thuốc điều trị cho người bệnh.

Về việc không thanh toán tiền khám chữa bệnh ngoại trú khi bệnh nhân tự vượt tuyến, bà Tống Thị Song Hương lý giải, mục đích là nhằm hạn chế tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên. Bởi, trên thực tế, theo tổng kết của Bộ Y tế có đến 70% số bệnh không cần thiết phải khám chữa bệnh vượt tuyến. Luật BHYT sửa đổi chú trọng vào việc giảm quá tải ở tuyến trên, nên ngoài việc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, trang bị thêm máy móc hiện đại, người tham gia BHYT khám chữa bệnh đúng tuyến còn được thanh toán 100%. Trong trường hợp cấp cứu, người khám trái tuyến, vượt tuyến thì vẫn được chi trả như trước đây.

Theo tìm hiểu của PV, dù khám ngoại trú vượt tuyến người bệnh không được chi trả nhưng mức hưởng khi điều trị nội trú lại tăng lên. Khi điều trị nội trú vượt tuyến, nếu là tuyến Trung ương, người bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm chi trả 40% chi phí, tăng 10% so với quy định cũ. Tương tự với tuyến tỉnh, mức hưởng BHYT của người bệnh cũng tăng từ 50% lên 60% nhưng chỉ áp dụng điều trị nội trú. Với bệnh viện tuyến huyện thì người bệnh được chi trả 70% kể cả điều trị nội và ngoại trú.

Hiện nay, việc quyết định cho chuyển tuyến là phụ thuộc vào bệnh viện cơ sở. Tuy nhiên trong thực tế đã có nhiều trường hợp bệnh viện tuyến cơ sở chậm trễ trong việc chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khiến bệnh nặng hơn. Vì thế việc điều trị cũng mất thêm thời gian và tăng thêm chi phí. Có lẽ, đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người vẫn quyết định vượt tuyến khám chữa bệnh! Như vậy để giảm tải bệnh viện tuyến trên và hạn chế người bệnh khám chữa vượt tuyến, điểm mấu chốt lúc này là bệnh viện tuyến dưới phải có giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để người dân yên tâm điều trị.

Những đối tượng được hưởng100% chi phí khám chữa bệnh

Theo  Nghị định số 105/2014/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/1/2015) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT (Luật BHYT sửa đổi), những đối tượng tham gia BHYT được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh (KCB) khi đi KCB theo đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật trong các trường hợp sau: KCB tại tuyến xã; chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở; người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB lũy kế trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (tính từ thời điểm tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục); người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; người thuộc hộ gia đình nghèo; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.

Phước Long – Tuấn Trung

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giúp phụ nữ nâng cao kỹ năng chuyển đổi số trong điều hành kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ nâng cao kỹ năng chuyển đổi số trong điều hành kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, chuyển đổi số vừa là yêu cầu tất yếu, vừa là cơ hội để tiến nhanh, tiến xa hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội. Tại Hà Nội, phụ nữ chiếm trên 50,4% dân số, việc chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã nói chung và các mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý nói riêng là điều cần thiết. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức cho phụ nữ về chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THCS Vạn Phúc

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THCS Vạn Phúc

(LĐTĐ) Ngày 4/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Vạn Phúc, huyện Thanh Trì; gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/102024), giải phóng huyện Thanh Trì (6/10/1954-6/10/2024) và đón Bằng công nhận “Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2”.
Cả nước đón 3 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 2/9

Cả nước đón 3 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 vừa khép lại với những kết quả đáng khích lệ cho ngành Du lịch Việt Nam. Trong 4 ngày nghỉ (31/8 đến 3/9), cả nước đã đón tiếp khoảng 3 triệu lượt khách du lịch, đánh dấu mức tăng trưởng ấn tượng 20% so với cùng kỳ năm 2023. Đây được coi là cao điểm cuối cùng trong mùa du lịch hè 2024, mở ra triển vọng tươi sáng cho ngành Du lịch trong những tháng cuối năm.
Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới an toàn, chất lượng và hạnh phúc

Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới an toàn, chất lượng và hạnh phúc

(LĐTĐ) Năm học 2024 - 2025, Hà Nội đã chuẩn bị chu đáo về cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo viên, hỗ trợ học sinh khó khăn và tạo môi trường học an toàn, hạnh phúc.
World Travel Awards tiếp tục vinh danh Vietjet với bộ đôi giải thưởng về dịch vụ khách hàng

World Travel Awards tiếp tục vinh danh Vietjet với bộ đôi giải thưởng về dịch vụ khách hàng

(LĐTĐ) Hai giải thưởng gồm: Hãng hàng không hàng đầu châu Á về trải nghiệm khách hàng; Hãng hàng không có chương trình khách hàng thân thiết dẫn đầu châu Á.
Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh

Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh

(LĐTĐ) Thời điểm này, huyện Gia Lâm đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho năm học mới 2024 - 2025, đặc biệt là điều kiện về cơ sở vật chất, trường lớp, phòng học. Do đó, mặc dù số lượng học sinh tăng lên nhưng với sự đầu tư của huyện và sự chuẩn bị của các trường, về cơ bản học sinh đều được bố trí đủ chỗ học.
Việt Nam lần thứ 6 được bình chọn là "Điểm đến hàng đầu châu Á"

Việt Nam lần thứ 6 được bình chọn là "Điểm đến hàng đầu châu Á"

(LĐTĐ) Tối ngày 3/9, tại thủ đô Manila, Philippines đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) khu vực châu Á và châu Đại Dương lần thứ 31. Tại sự kiện được mệnh danh là "Oscar của Du lịch thế giới" năm nay, Việt Nam một lần nữa khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch quốc tế.

Tin khác

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế, đem đến sự hài lòng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

(LĐTĐ) Tự ý uống thuốc, bỏ thuốc hoặc không đi khám thường xuyên... nhiều người mắc bệnh nền mãn tính gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

(LĐTĐ) Hoa đu đủ đực được biết đến vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc trong Đông y, vậy đâu là cách sử dụng hoa đu đủ đực đạt hiệu quả cao nhất?
Nước vối có thực sự tốt cho sức khoẻ?

Nước vối có thực sự tốt cho sức khoẻ?

(LĐTĐ) Nước vối là thức uống được nhiều người yêu thích nhất là trong những ngày hè nóng bức, nhưng có một số nhóm người được khuyến cáo không nên uống loại nước này.
Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết và 16 ổ dịch sốt xuất huyết.
Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em

(LĐTĐ) Bộ Y tế đã có Công văn số 5189 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em.
Ngành Y tế Hà Nội tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số

Ngành Y tế Hà Nội tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch 4134/KH-SYT tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số ngành Y tế Hà Nội năm 2024.
Biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024

Biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/8, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” và biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024.
Hà Nội chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh sởi

Hà Nội chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh sởi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, với phương châm “phòng hơn chống”, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động