Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Mỹ khởi động Chương trình tín dụng hạt nhân: ''Chìa khóa'' của nguồn năng lượng không carbon

Bên cạnh sức ép từ cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực năng lượng, giới chức Mỹ cho rằng năng lượng hạt nhân rất quan trọng. Đây là nguồn năng lượng không có carbon (CO2) có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu hiện nay. Do đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khởi động Chương trình tín dụng hạt nhân trị giá 6 tỷ USD, được coi là "chìa khóa" để giải cứu các nhà máy điện hạt nhân có nguy cơ đóng cửa.
Nước Mỹ đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế vào năm 2023
Mỹ khởi động Chương trình tín dụng hạt nhân: ''Chìa khóa'' của nguồn năng lượng không carbon
Nhà máy điện hạt nhân Indian Point ở New York (Mỹ) đã đóng cửa từ năm 2021.

Theo Bộ Năng lượng Mỹ (DOE), ngành điện hạt nhân với 93 lò phản ứng hoạt động ở 28 bang đã cung cấp hơn 50% lượng điện sạch không phát thải CO2 cho quốc gia này. Tuy nhiên, ngành điện hạt nhân đang gặp nhiều thách thức như 12 lò phản ứng đã bị đóng cửa từ năm 2013 trước sự cạnh tranh với năng lượng tái tạo và các nhà máy sử dụng khí đốt tự nhiên, hoạt động thua lỗ lớn do giá điện thấp và chi phí leo thang.

Chi phí bảo đảm an toàn tại các nhà máy điện đã tăng vọt kể từ sau sự cố Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản năm 2011 và các vụ tấn công khủng bố xảy ra ngày 11-9-2001. Cùng với đó là những khó khăn trong việc xử lý lượng chất thải độc hại của ngành công nghiệp này hiện đang được lưu trữ tại các nhà máy ở khắp 28 bang...

DOE đưa ra số liệu cho thấy, chủ sở hữu của 7 lò phản ứng hạt nhân hiện đang vận hành đã công bố kế hoạch ngừng hoạt động vào năm 2025. Ngoài ra, hầu hết các nhà máy hạt nhân của Mỹ đều được xây dựng từ năm 1970 đến năm 1990 nên việc vận hành sẽ tốn nhiều chi phí hơn.

Trong khi đó, nhà máy hạt nhân duy nhất đang được xây dựng là ở bang Georgia. Quyền Trợ lý thư ký về năng lượng hạt nhân tại DOE Andrew Griffith cho biết, nếu các lò phản ứng đóng cửa trước khi giấy phép hết hạn, các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ lấp đầy khoảng trống và lượng khí thải sẽ tăng lên.

Khi biến đổi khí hậu thúc đẩy các bang ở Mỹ cắt giảm đáng kể việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, các nhà khoa học kết luận rằng năng lượng mặt trời, gió và các nguồn năng lượng tái tạo khác có thể không đủ để duy trì các hoạt động cần đến điện. Điện hạt nhân đã nổi lên như một câu trả lời để lấp đầy khoảng trống này.

Mối quan tâm mới đến hạt nhân xuất hiện khi nhiều công ty đang phát triển các lò phản ứng nhỏ và rẻ hơn có thể bổ sung vào lưới điện trong các cộng đồng trên khắp nước Mỹ. Vì thế, Chương trình tín dụng hạt nhân trị giá 6 tỷ USD sẽ tiếp nhận đơn đăng ký của các chủ sở hữu nhà máy điện hạt nhân nằm trong diện được hỗ trợ đầu tiên đến ngày 19-5. Chương trình này được thiết kế nhằm giúp đỡ các nhà máy hạt nhân nằm ở những bang có thị trường điện cạnh tranh cao, nhận tài trợ theo dự luật cơ sở hạ tầng đã thông qua năm 2021.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết, việc duy trì nhà máy hạt nhân là cần thiết để giúp đáp ứng các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng, bao gồm lưới điện không CO2 vào năm 2035 và đạt được nền kinh tế không phát thải ròng vào năm 2050. Dự kiến, Chính phủ Mỹ sẽ phân phối 6 tỷ USD trên theo từng giai đoạn. Theo đó, DOE sẽ được tài trợ 1,2 tỷ USD trong 4 năm tới và vòng phân phối quỹ cuối cùng sẽ kết thúc vào năm 2035.

Năng lượng hạt nhân đi kèm với những vấn đề tiềm ẩn của riêng nó. Song, những người ủng hộ cho rằng, rủi ro có thể được giảm thiểu và năng lượng hạt nhân sẽ rất cần thiết để ổn định nguồn cung cấp năng lượng khi thế giới cố gắng tránh xa các nhiên liệu hóa thạch thải ra CO2.

Do vậy, Chương trình tín dụng hạt nhân được kỳ vọng sẽ duy trì hoạt động của các lò phản ứng, giúp bảo toàn việc làm cho người dân Mỹ, giảm lượng khí phát thải và thúc đẩy an ninh năng lượng cho cường quốc số một thế giới.

Theo Thùy Dương/hanoimoi.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Có thể bảo quản kem bao lâu trong ngăn đá tủ lạnh?

Có thể bảo quản kem bao lâu trong ngăn đá tủ lạnh?

(LĐTĐ) Kem có thể lưu trữ thời gian dài trong ngăn đá tủ lạnh nhưng sẽ giảm dần chất lượng nếu để quá lâu, vậy kem có thể bảo quản bao lâu trong ngăn đá?
Đã có 345 người chết và mất tích, hơn 1.900 người bị thương do bão, lũ ở Bắc Bộ

Đã có 345 người chết và mất tích, hơn 1.900 người bị thương do bão, lũ ở Bắc Bộ

(LĐTĐ) Tính đến sáng 14/9, có 345 người chết, mất tích; 1.908 người bị thương do bão, mưa lũ do hoàn lưu bão gây ra ở khu vực Bắc Bộ.
Cách xử lý nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường sau bão, lụt

Cách xử lý nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường sau bão, lụt

(LĐTĐ) Trong bão, lụt, nước ngập vào nhà, mang theo mọi thứ gây ô nhiễm có trên mặt đất như: chất thải từ cống rãnh, nhà tiêu, xác động vật... làm nước và môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy, ngay khi nước rút, người dân cần thực hiện các biện pháp xử lý nước và môi truờng để tránh ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Những nụ cười của người dân Mỏ Đá

Những nụ cười của người dân Mỏ Đá

(LĐTĐ) Khi chúng tôi đến bản Mỏ Đá, những người dân chúng tôi gặp, trên các gương mặt âu lo vẫn chưa hết sự hoảng loạn bởi cơn bão lũ vừa qua đã lấy đi của họ người thân, nhà cửa, của cải. Nhưng, đó đây đã xuất hiện những nụ cười, bởi họ không dám tin trong đời mình lại gặp được những người xa lạ đến cho quà cứu đói, thấy mình được chia sẻ trong lúc nguy nan, được cảm nhận rõ nhất câu nói "dân mình thương nhau".
Nhiều địa phương ra quân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Nhiều địa phương ra quân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 14/9 các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã hưởng ứng Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Bộ GTVT trao 4 tỷ đồng ủng hộ bà con bị thiệt hại do bão lũ

Bộ GTVT trao 4 tỷ đồng ủng hộ bà con bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Chiều 13/9, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Xuân Sang trao 4 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi bão lũ cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Thanh Trì: Nước sông Hồng đã rút, mực nước sông Nhuệ vẫn còn cao

Thanh Trì: Nước sông Hồng đã rút, mực nước sông Nhuệ vẫn còn cao

(LĐTĐ) Tính đến 7h sáng nay (14/9), mực nước trên sông Hồng tại địa bàn huyện Thanh Trì đã giảm. Mực nước trên sông Nhuệ sáng nay vẫn còn cao. Các xã, thị trấn đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và toàn thể nhân dân thực hiện tổng vệ sinh môi trường, chỉnh trang nhà cửa, trụ sở, cơ quan; khắc phục các sự cố hư hỏng.

Tin khác

Giá dầu thế giới tăng gần 3% do tác động của bão Francine

Giá dầu thế giới tăng gần 3% do tác động của bão Francine

Các nhà phân tích của UBS ước tính bão Francine sẽ khiến sản lượng dầu ở Vịnh Mexico giảm khoảng 1,5 triệu thùng trong tháng này và điều này đẩy giá dầu thế giới đi lên.
Ông Trump dẫn trước bà Harris trong cuộc thăm dò mới nhất

Ông Trump dẫn trước bà Harris trong cuộc thăm dò mới nhất

(LĐTĐ) Ông Donald Trump hiện có 58,2% cơ hội chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới, so với 41,6% của bà Kamala Harris.
CH Séc: Hàng trăm trường học nhận được thư điện tử đe dọa đánh bom

CH Séc: Hàng trăm trường học nhận được thư điện tử đe dọa đánh bom

Trong hai ngày liên tiếp 3 - 4/9, hàng trăm trường học tại Séc nhận được thư điện tử đe dọa đánh bom. Nhiều trường đã phải dừng hoạt động dạy học và cho sơ tán học sinh.
Iran công bố kết luận cuối cùng về vụ tai nạn của Tổng thống Ebrahim Raisi

Iran công bố kết luận cuối cùng về vụ tai nạn của Tổng thống Ebrahim Raisi

Hội đồng Tối cao Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng vũ trang Iran cho biết nguyên nhân chính gây ra vụ tai nạn trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi là do điều kiện khí hậu và thời tiết phức tạp.
Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine thăm Lầu Năm Góc

Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine thăm Lầu Năm Góc

(LĐTĐ) Phái đoàn Ukraine đã nhóm họp tại Washington cùng với các cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Anh, Đức, Pháp để thảo luận về việc cung cấp vũ khí cho lực lượng vũ trang Ukraine, an ninh năng lượng và công thức hòa bình.
Brazil đóng băng tài khoản ngân hàng công ty Starlink của tỷ phú Elon Musk

Brazil đóng băng tài khoản ngân hàng công ty Starlink của tỷ phú Elon Musk

Starlink tại Brazil đã chỉ trích lệnh này "dựa trên một quyết định vô căn cứ" rằng công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản phạt được áp đặt đối với một công ty khác là mạng xã hội X.
Virus gây bệnh đậu mùa khỉ biến đổi nhanh hơn bình thường

Virus gây bệnh đậu mùa khỉ biến đổi nhanh hơn bình thường

(LĐTĐ) Theo các nhà khoa học, biến thể mới của virus gây bệnh đậu mùa khỉ (mpox) được gọi là clade 1b lây đang biến đổi nhanh hơn dự đoán và thường xảy ra ở những khu vực thiếu nguồn lực để thực hiện các biện pháp giám sát và phòng ngừa dịch bệnh.
Pháp gia hạn tạm giam ông chủ Telegram

Pháp gia hạn tạm giam ông chủ Telegram

(LĐTĐ) Theo cơ quan tư pháp của Pháp, lệnh tạm giam nhà sáng lập kiêm CEO ứng dụng nhắn tin Telegram, Pavel Durov sẽ được gia hạn lên 6 ngày.
Telegram lên tiếng vụ nhà sáng lập bị bắt giữ ở Pháp

Telegram lên tiếng vụ nhà sáng lập bị bắt giữ ở Pháp

(LĐTĐ) Telegram khẳng định, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành (CEO) của họ không phải chịu trách nhiệm cho việc nền tảng này bị lạm dụng.
NASA hoãn đưa phi hành gia trở lại trái đất do sự cố tàu vũ trụ Starliner của Boeing

NASA hoãn đưa phi hành gia trở lại trái đất do sự cố tàu vũ trụ Starliner của Boeing

(LĐTĐ) NASA đã quyết định hai phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams sẽ ở lại Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đến tháng 2/2025 và sẽ trở về bằng tàu SpaceX.
Xem thêm
Phiên bản di động