Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Năm Kỷ Hợi nói chuyện nuôi lợn ở Trường Sa

(LĐTĐ) Trong hải trình công tác ra chúc Tết quân dân quần đảo Trường Sa, món quà không thể thiếu là những chú lợn. Câu chuyện về những chú lợn được chúng tôi cóp nhặt lại trong chuyến công tác cũng thật thú vị, đặc biệt là đúng vào dịp Tết Kỷ Hợi 2019.  
nam ky hoi noi chuyen nuoi lon o truong sa Quân dân Trường Sa đón Tết yên vui
nam ky hoi noi chuyen nuoi lon o truong sa Blouse trắng giữa trùng khơi
nam ky hoi noi chuyen nuoi lon o truong sa Thắm tình quân dân nơi đảo tiền tiêu của Tổ quốc
nam ky hoi noi chuyen nuoi lon o truong sa Lễ chào cờ thiêng liêng ở Trường Sa
nam ky hoi noi chuyen nuoi lon o truong sa Những món quà từ biển khơi

Thức trắng đêm chăm lợn… say sóng

Tàu KN 491 đưa đoàn công tác từ đất liền ra thăm, tặng quà và chúc Tết quân, dân Trường Sa vào một buổi chiều cuối năm. Quà Tết ngoài lương thực thực phẩm, mai, quất, đào… cùng những đồ dùng thiết yếu khác còn có hàng trăm con lợn cũng theo tàu ra khơi.

nam ky hoi noi chuyen nuoi lon o truong sa
Các chiến sĩ chuyển lợn lên tàu để ra đảo

Cuối năm, biển động, sóng biển dường như hung dữ hơn. Gần một nửa thành viên trên tàu say sóng, kể cả những lính trẻ mới đang độ tuổi đôi mươi. Thiết tưởng chỉ có người mới bị say sóng nhưng điều thú vị là cả trăm chú lợn trên tàu cũng bị sóng biển “quật ngã”.

Anh Trịnh Văn Nam, người chăm sóc cho những chú lợn trên tàu, dẫn chúng tôi ra xem đàn lợn phía cuối tàu. Những hình ảnh lợn nằm bẹp, nôn mửa khắp chuồng khiến chúng tôi không khỏi ngạc nhiên.

"Khi say sóng, lợn không chịu ăn, chỉ nằm một chỗ và nôn ói. Em phải cho chúng uống thuốc đề kháng và cho ăn riêng, những con yếu phải được cách ly và chăm sóc, theo dõi riêng”, Nam nói.

Việc chăm lợn trên tàu gặp nhiều khó khăn vì tàu di chuyển liên tục trên biển, nghiêng và lắc thường xuyên nhất là những lúc dọn dẹp chuồng và cho lợn ăn. Để nắm bắt tình hình, sức khỏe của đàn lợn, Nam và đồng đội nhiều đêm phải thức trắng, soi đèn pin đếm và trông biểu hiện của từng con.

nam ky hoi noi chuyen nuoi lon o truong sa
Những chú lợn say sóng trên tàu

“Đây là lợn từ đất liền theo tàu ra cung cấp cho các đảo ở Trường Sa vui xuân đón Tết Kỷ Hợi 2019. Do hải trình kéo dài nên phần lớn lợn đã bị say sóng nên bằng mọi cách chúng tôi phải đảm bảo lợn khỏe mạnh khi đến với quân dân trên các đảo”, Nam nhấn mạnh.

Để đảm bảo cho lợn khỏe mạnh, mỗi ngày Nam và đồng đội phải tắm sạch sẽ cho lợn, khi tắm không được xịt nước vào tai lợn để tránh bị chết. Do điều kiện thức ăn trên tàu hạn chế, lợn không được ăn như trong đất liền. Mặc dù chế độ khẩu phần" của lợn là 3 bữa/ngày nhưng thức ăn chủ yếu là đồ ăn thừa của bộ đội sau khi phân loại chỉ giữ lại cơm và rau…

Việc chăm lợn trên tàu đã khó, việc bắt lợn để chuyển xuống các đảo cũng gặp vô vàn khó khăn. Mỗi khi đưa lợn vào các đảo, điểm đảo phải huy động 3-4 người mới bắt được, khênh ra xuồng vận tải để chuyển lợn ra.

Nuôi lợn trên đảo Trường Sa

Với nhiều nông dân, việc nuôi lợn là đơn giản, nhưng việc này lại vô cùng khó ở Trường Sa, nơi chỉ có gió, cát và muối. Chúng tôi đã được tận mắt chứng kiến về đàn lợn được nuôi trên đảo Trường Sa.

Chăn nuôi đã được những người lính Trường Sa thực hiện nhiều năm nay, đảm bảo thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày. Những đàn lợn, vịt, gà… số lượng lớn không còn gì quá xa lạ với những người lính đảo. Nhưng chủ động được nguồn giống luôn gặp trở ngại do thời tiết khắc nghiệt.

Đối với đàn lợn, để sinh sản thành công, phát triển được đàn giống trong chăn nuôi quy mô lớn là việc làm gặp nhiều khó khăn. Nhưng vượt qua khó khăn, các chiến sĩ trên đảo đã có những đàn lợn được sinh ra và lớn lên ở đảo để chào đón mùa xuân này.

nam ky hoi noi chuyen nuoi lon o truong sa
Chăm lợn trên đảo Trường Sa không phải dễ dàng

Một số đảo đã phát triển thành công mô hình nuôi lợn trong môi trường khí hậu khắc nghiệt. Chỉ từ vài con lợn giống từ đất liền đưa ra, nay đã hình thành đàn lợn lên tới hàng chục con với đủ loại lợn thịt, lợn nái, lợn giống.

Có nhiều người còn cảm nhận được rằng: Những chú lợn sinh ra và lớn lên trên đảo, thịt có vị ngon hơn trên đất liền. Có lẽ điều đó đúng khi họ cũng cảm nhận được sự nhọc nhằn, chắt chiu vào hương vị thực phẩm thơm ngon đó còn có những tình cảm ấm áp của những người chiến sĩ trên đảo.

Mô hình nông nghiệp thành công giữa Trường Sa tưởng chừng như đơn giản nhưng thực sự đang là tín hiệu vui của các chiến sĩ hải quân. Và giờ, các anh đang khẳng định rằng, khoảng cách cuộc sống giữa đảo và đất liền đang dần được rút ngắn.

Những con cá trong lồng, những vườn rau xanh mướt và đặc biệt là những chú lợn ủn ỉn trong chuồng đang là niềm vui, đem lại nguồn thực phẩm tươi sống trong khẩu phần ăn của những chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió đồng thời cũng làm họ vơi đi nỗi nhớ nhà khi Tết đến, xuân về.

Thu Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Grab triển khai chương trình “Điều ước sau tay lái” năm 2024

Grab triển khai chương trình “Điều ước sau tay lái” năm 2024

(LĐTĐ) Grab Việt Nam vừa triển khai chương trình “Điều ước sau tay lái’ năm 2024. Đây là một chương trình nằm trong nỗ lực tăng cường sự gắn kết của cộng đồng đối tác tài xế, thông qua việc hỗ trợ các bác tài, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, có thể thực hiện được những mong ước của họ dành cho bản thân và gia đình.
Hà Nội: Chủ động ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Hà Nội: Chủ động ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Trước khi bão số 3 đổ bộ đất liền, thành phố Hà Nội đã thực hiện các biện pháp ứng phó với bão. Trong đó, di dời hơn 200 người dân khu vực nguy hiểm tránh bão; rà soát các khu vực nguy hiểm, xung yếu nhằm đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất.
EVNHANOI khẳng định: Sẽ không thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện trong cơn bão số 3

EVNHANOI khẳng định: Sẽ không thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống bão, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã triển khai các phương án phòng chống bão và yêu cầu các đơn vị trực thuộc sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra.
Quận Hoàng Mai: Tiếp tục di chuyển người dân đi tránh trú bão số 3

Quận Hoàng Mai: Tiếp tục di chuyển người dân đi tránh trú bão số 3

(LĐTĐ) Hôm nay (7/9), quận Hoàng Mai đã rà soát, tuyên truyền và vận động người dân ở những khu vực có nguy cơ nhà sụp đổ trước bão số 3, di chuyển đến nơi an toàn để tránh trú.
Hà Nội đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Hà Nội đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Được biết đến là “đất trăm nghề” với nhiều làng nghề, làng có nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi, thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng tầm thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề, thành phố Hà Nội đã tập trung đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại; hỗ trợ làng nghề xây dựng các kênh bán hàng qua các nền tảng thương mại điện tử… Nhờ đó, sản phẩm làng nghề của Thủ đô ngày càng khẳng định được thương hiệu và vươn xa.
Quận Nam Từ Liêm: Chủ động ứng phó bão số 3, nỗ lực giảm thiểu thiệt hại

Quận Nam Từ Liêm: Chủ động ứng phó bão số 3, nỗ lực giảm thiểu thiệt hại

(LĐTĐ) Trong hai ngày 6 và 7/9, cơn bão số 3 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến Hà Nội. Tại quận Nam Từ Liêm, chính quyền quận đã nhanh chóng triển khai hàng loạt biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả và hỗ trợ kịp thời cho người dân bị ảnh hưởng.
Hà Nội khẩn trương khắc phục tình trạng cây xanh gãy, đổ do mưa bão

Hà Nội khẩn trương khắc phục tình trạng cây xanh gãy, đổ do mưa bão

(LĐTĐ) Từ trưa đến cuối giờ chiều ngày 7/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cảnh cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.

Tin khác

Quận Hoàng Mai: Tiếp tục di chuyển người dân đi tránh trú bão số 3

Quận Hoàng Mai: Tiếp tục di chuyển người dân đi tránh trú bão số 3

(LĐTĐ) Hôm nay (7/9), quận Hoàng Mai đã rà soát, tuyên truyền và vận động người dân ở những khu vực có nguy cơ nhà sụp đổ trước bão số 3, di chuyển đến nơi an toàn để tránh trú.
Ưu tiên cho tăng trưởng, tập trung tạo đột phá về đầu tư công

Ưu tiên cho tăng trưởng, tập trung tạo đột phá về đầu tư công

(LĐTĐ) Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu từ nay đến cuối năm, các bộ, ngành, địa phương tập trung cho đột phá về đầu tư công, phát huy tinh thần triển khai đường dây 500 kV mạch 3; báo cáo cấp có thẩm quyền về đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, một số tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…
Bộ GTVT ra công điện khẩn ứng phó bão số 3

Bộ GTVT ra công điện khẩn ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Bộ Giao thông vận tải (GTVT) yêu cầu các đơn vị cần chuẩn bị nhân lực, phương tiện, máy móc, vật tư sẵn sàng ứng phó bão và mưa lũ sau bão; khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ", đặc biệt chú ý đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia ứng phó bão và mưa, lũ.
Những hình ảnh đau lòng nơi cơn bão Yagi đi qua

Những hình ảnh đau lòng nơi cơn bão Yagi đi qua

(LĐTĐ) Các phóng viên báo chí có mặt tại tâm bão Quảng Ninh - Hải Phòng nơi cơn bão Yagi "tràn" vào đều phải thốt lên: Kinh khủng! Đưa tin nhiều, chứng kiến bão không ít, nhưng chưa thấy cơn bão nào có sức tàn phá như cơn bão Yagi. Sau đây là một số hình ảnh PV báo LĐTĐ tổng hợp về những thiệt hại do bão gây ra tại một số địa phương.
Thiệt hại do bão số 3 khi vào đất liền đã rất nặng nề

Thiệt hại do bão số 3 khi vào đất liền đã rất nặng nề

(LĐTĐ) Chiều 7/9, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Cục trưởng Cục Đê điều và phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Phạm Đức Luận cập nhật những thông tin mới nhất về diễn biến, thiệt hại của bão số 3 tính đến thời điểm hiện nay.
Huyện Thanh Oai: Đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân trước bão số 3

Huyện Thanh Oai: Đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân trước bão số 3

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng yêu cầu tập trung đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân tại khu vực nguy hiểm (khu vực nhân dân sinh sống ở ven sông có nguy cơ sạt lở cao, khu vực có nguy cơ mất an toàn về điện, công trình, nguy cơ mất an toàn do cây đổ, khu vực bị chia cắt khi nước dâng cạo, khu vực có nguy cơ bị ngập sâu do mưa lớn, các nhà tạm, lều lán...). Kiên quyết không để nhân dân ở lại khu vực nguy hiêm khi có bão, mưa lớn, lũ, ngập.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 vào đất liền, gió giật cấp 16

Tin bão mới nhất: Bão số 3 vào đất liền, gió giật cấp 16

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 14h ngày 7/9, bão số 3 áp sát đất liền, trên vùng ven bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng. Ở khu vực phía Đông Bắc Bộ đã có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to như: Cửa Ông (Quảng Ninh) 113mm, Cẩm Phả (Quảng Ninh) 110mm, Cát Bà (Hải Phòng) 86mm,…
Bão Yagi bắt đầu vào đất liền: Gió cực mạnh, mưa như trút, cây đổ la liệt; Hải Phòng- Quảng Ninh mất điện diện rộng

Bão Yagi bắt đầu vào đất liền: Gió cực mạnh, mưa như trút, cây đổ la liệt; Hải Phòng- Quảng Ninh mất điện diện rộng

(LĐTĐ) Đến 13h chiều nay (7/9), tâm bão số 3 đã nằm ngay trên vùng ven bờ biển các tỉnh Hải Phòng - Quảng Ninh, với sức gió mạnh nhất: Cấp 12-13 (118-149km/h), giật cấp 16. Kịch bản xấu nhất đã xảy ra khi bão vẫn giữ cường độ rất mạnh, đồng thời vùng ảnh hưởng mở rộng ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Ảnh hưởng của bão số 3, hơn 110 chuyến bay phải điều chỉnh giờ bay

Ảnh hưởng của bão số 3, hơn 110 chuyến bay phải điều chỉnh giờ bay

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) yêu cầu hủy, điều chỉnh giờ khai thác hơn 110 chuyến bay của Vietnam Airlines.
Lãnh đạo quận Hoàng Mai thăm hỏi nạn nhân bị cây đè do bão số 3

Lãnh đạo quận Hoàng Mai thăm hỏi nạn nhân bị cây đè do bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Xuân Linh đã đến thăm hỏi, động viên nạn nhân trong vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra trên tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ (phường Hoàng Liệt), do ảnh hưởng của bão số 3. Cùng đi có đại diện lãnh đạo Hội đồng nhân dân (HĐND), Mặt trận Tổ quốc quận (MTTQ), các đoàn thể chính trị - xã hội quận.
Xem thêm
Phiên bản di động