Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Bài dự thi “Ý tưởng sáng tạo vì Thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình”:

Nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri trên địa bàn thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử trên địa bàn thành phố Hà Nội được tiến hành thường xuyên, đều đặn và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn khá nhiều vấn đề cả về hình thức tiếp xúc cử tri, thành phần hội nghị tiếp xúc cử tri, nội dung các cuộc tiếp xúc, chất lượng, hiệu quả, tính thực chất của hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử cần được xem xét, cải tiến.
Nhiều kiến nghị sát sườn quyền lợi người dân
Hà Nội đặt mục tiêu sớm hoàn thành quy hoạch hai bờ sông Hồng
Hội đồng nhân dân quận Long Biên: Thông qua 13 Nghị quyết quan trọng

Đại biểu dân cử nói chung, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân nói riêng là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng cử tri, nhân dân. Do đó, cần phải gắn bó chặt chẽ với cử tri, tăng cường hoạt động tiếp xúc với cử tri để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, tổng hợp ý kiến của cử tri để phản ánh đến các kỳ họp và đôn đốc việc giải quyết của cơ quan có thẩm quyền. Vấn đề này được quy định tại Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

4621 2853 4754 img 7879
Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội không ngừng nâng cao chất lượng công tác theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết các ý kiến của cử tri. (Ảnh: NC)

Thời gian qua, công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử trên địa bàn thành phố Hà Nội được tiến hành thường xuyên, đều đặn và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn khá nhiều vấn đề cả về hình thức tiếp xúc cử tri, thành phần hội nghị tiếp xúc cử tri, nội dung các cuộc tiếp xúc, chất lượng, hiệu quả, tính thực chất của hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử cần được xem xét, cải tiến.

Cụ thể là: Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu chủ yếu tập trung vào trước các kỳ họp. Các đại biểu mới thực hiện tiếp xúc với cử tri ở đơn vị bầu ra mình theo sự phân công của tổ đại biểu mà chưa thực hiện việc tiếp xúc luân phiên ở các đơn vị bầu cử (ngoài đơn vị bầu ra mình) trên địa bàn nên tính đại diện chưa cao.

Các cuộc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề chưa nhiều, chưa sâu, rộng; tại một số nơi chương trình, thời gian, địa điểm tiếp xúc cử tri chưa được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết tham gia; thành phần hội nghị tiếp xúc cử tri chủ yếu là những đại cử tri, còn những cử tri thực sự có nguyện vọng muốn tiếp xúc với đại biểu thì ít khi được tham dự.

Tình trạng cử tri “chuyên nghiệp”, đại biểu “chuyên trách” còn phổ biến nên việc thu thập các ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị cử tri còn rất mức độ, chủ yếu là những vấn đề chung chung, liên quan đến quyền lợi trực tiếp của người dân. Còn những vấn đề liên quan đến quốc kế, dân sinh hoặc những đề xuất, góp ý xây dựng chủ trương, chính sách của tỉnh, địa phương ít được đề cập, phản ánh.

Hình thức tiếp xúc cử tri chủ yếu là tiếp xúc theo định kỳ, chưa mở rộng tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc hoặc theo chuyên đề, theo nhóm đối tượng. Việc trực tiếp gặp gỡ, đối thoại để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri và những vấn đề đại biểu quan tâm chưa được nhiều đại biểu thực hiện nên kết quả các cuộc tiếp xúc cử tri nhiều hạn chế. Nội dung các cuộc tiếp xúc còn hạn chế; việc đối thoại, trao đổi giữa đại biểu với cử tri trong các cuộc tiếp xúc cử tri còn ít nên dễ dẫn đến nhàm chán, hình thức và không hiệu quả.

Sau các cuộc tiếp xúc cử tri, công tác tổng hợp, phân loại ý kiến, kiến nghị của cử tri có lúc, có nơi còn chậm, chưa đầy đủ. Việc giải quyết một số kiến nghị cử tri gửi đến các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh thuộc trách nhiệm của một số cơ quan có thẩm quyền chưa được dứt điểm, thấu đáo…

Có những vấn đề được cử tri nêu đi nêu lại trong nhiều cuộc tiếp xúc cử tri nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng từ cơ quan chức năng nên chưa đáp ứng được mong muốn và sự hài lòng của cử tri.

Chính vì vậy cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử.

I. Khái niệm

Tiếp xúc cử tri là một sinh hoạt chính trị, xã hội, có thể hiểu một cách chung nhất, là việc đại biểu dân cử gặp gỡ, trao đổi với cử tri nhằm mục đích nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các cử tri. Tiếp xúc cử tri là dịp để tập hợp các ý kiến của nhân dân; là cầu nối vững chắc giữa đại biểu với cử tri diễn ra dưới nhiều hình thức ở mỗi địa phương

II. Thực trạng hoạt động tiếp xúc cử tri tại thành phố Hà Nội

Tiếp xúc cử tri là một trong những nhiệm vụ cần thiết không thể thiếu trong hoạt động của đại biểu dân cử. Thường xuyên liên hệ với dân, gần dân, sát dân gắn bó mật thiết với nhân dân, làm cầu nối giữa chính quyền với nhân dân. Từ việc lắng nghe tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đại biểu có thể kịp thời phản ánh nhưng vấn đề dân sinh với các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Tại hội nghị này, Mặt trận Tổ quốc phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cùng cấp chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo từ khâu văn bản, tài liệu, thông báo nội dung, địa điểm, thời gian tiếp xúc cử tri, gửi giấy mời đến cử tri; Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc là cơ quan chủ trì cử thư ký ghi ý kiến phát biểu của cử tri sau đó tổng hợp thành văn bản cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân gửi đến Uỷ ban nhân dân, các sở, ban, ngành giải quyết, quy trình gồm các bước sau:

. Công tác phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân chuẩn bị về tài liệu, giấy mời, cơ sở vật chất và những vấn đề khác.

. Tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri giữa đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân với cử tri (hình thức theo Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 27/9/2012 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội khóa XI và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam)

. Phối hợp giám sát và giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

1. Công tác phối hợp chuẩn bị

- Thực hiện Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 27/9/2012 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội khóa XI và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; điều 39 và 43 Luật tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; qua các kỳ tiếp xúc cử tri, Mặt trận Tổ quốc đã phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân chuẩn bị tốt về mọi mặt:

+ Thông báo lịch, địa điểm tiếp xúc cử tri trên bản tin của phường, tổ dân phố.

+ Lên danh sách mởi, gửi giấy mời đến cử tri.

+ Chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất: địa điểm, hội trường, trang thiết bị loa, đài, nước uống phục vụ cho cử tri.

+ Đảm bảo an ninh trật tự và những vấn đề cần thiết khác.

2. Công tác tổ chức, điều hành

. Thực hiện trách nhiệm chủ trì buổi tiếp xúc cử tri là đại diện Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc. Việc điều hành các hội nghị tiếp xúc cử tri thời gian qua đạt kết quả tương đối tốt. Đa phần các hội nghị đều đảm bảo không khí dân chủ, cởi mở, tạo tâm lý tin tưởng cho cử tri. Công tác điều hành, tổ chức khá linh hoạt, bám sát yêu cầu nội dung của hội nghị, tạo lập được sự chú ý, lắng nghe của cử tri, định hướng được các ý kiến của cử tri tập trung vào các nội dung chủ yếu; người chủ trì hội nghị đã xử lý khéo léo, mềm dẻo, đề xuất lược bỏ được những ý kiến trùng lặp, đi xa nội dung, những vấn đề không đúng thẩm quyền và tầm mức của cấp tiếp xúc cử tri.

. Tuy nhiên người chủ trì, điều hành hội nghị nhiều khi chưa thể hiện được vai trò của mình, việc xử lý tình huống xảy ra trong hội nghị còn chưa tốt, việc cử tri trình bày dài, không đi vào trọng tâm, có ý kiến trùng lặp vẫn còn, cá biệt đối với những cử tri đang có bức xúc, phản ánh những vấn đề liên quan đến cá nhân thì vẫn chưa có cách giải quyết thỏa đáng.

3. Về thành phần cử tri

. Cử tri tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri đa phần cử tri đại bộ phận là cán bộ hưu trí, là cử tri quen thuộc như bí thư, phó bí thư chi bộ, tổ trưởng, tổ phó, trưởng các chi hội đoàn thể thôn, tổ dân phố thường được gọi là “cử tri chuyên nghiệp”, cũng có một số người dân thường đến dự nhưng không nhiều, thành phần cử tri trong độ tuổi đi làm còn ít.

. Thực tế hoạt động tiếp xúc cử tri hiện nay chủ yếu là giữa đại diện cử tri với đại biểu dân cử, vì chỉ ai có giấy mời mới được vào họp chứ không phải bất cứ ai mang danh là cử tri đều có thể vào tiếp xúc. Điều này làm hạn chế hiệu quả của việc tiếp xúc cử tri, vì những ý kiến thể hiện sự bức xúc của đông đảo cử tri chưa đến được với đại biểu.

. Do thành phần cử tri như trên đã trình bày và do còn bận việc gia đình nên nhiều cử tri sau khi phát biểu xong ý kiến là ra về. Số lượng cử tri tham gia hội nghị tiếp xúc cử tri tại cấp huyện, xã đến lúc kết thúc thường chỉ còn lại hai phần ba.

. Nhiều kiến nghị của cử tri chưa được giải quyết hoặc giải quyết quá chậm, kéo dài, cử tri nhắc lại nhiều lần trong kỳ họp, nhưng không được thực hiện ảnh hưởng đến lòng tin của cử tri từ đo phát sinh tư tưởng không muốn đi họp hoặc có đi họp cũng không muốn phát biểu. Vì vậy cần phải xem xét lại cách mời cử tri sao cho những người có tâm huyết và nhiều cử tri đại diện được các tầng lớp nhân dân đi dự họp.

4. Về nội dung, hình thức tiếp xúc cử tri

. Thời gian qua hoạt động tiếp xúc cử tri được tiến hành thường xuyên, đều đặn và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hình thức tiếp xúc cử tri đã có đổi mới, đa dạng dưới nhiều hình thức tiếp xúc khác nhau: tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc, theo chuyên đề. Tuy nhiên hình thức tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp vẫn là chủ yếu, điều này hiệu quả thực sự chưa cao. Cần thực hiện thêm nhiều hình thức tiếp xúc cử tri như trực tiếp gặp gỡ, đối thoại để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri, tiếp xúc cử tri về những vấn đề đại biểu quan tâm.

. Chất lượng ý kiến của cử tri chưa cao, chưa tập trung vào những nội dung chương trình được đưa ra bàn bạc và thông qua tại kỳ họp, phần lớn ý kiến tập trung vào những vấn đề đang gây bức xúc, nổi cộm tại địa phương.

. Đại đa số đại biểu chỉ đọc báo cáo mà chưa chắt lọc, đúc kết được những nội dung cốt lõi, làm giảm thời gian phát biểu ý kiến, kiến nghị của cử tri; còn một lý do nữa là do thành phần mời là cử tri chuyên nghiệp nên họ cũng đã nắm được những nội dung trong báo cáo nên ít quan tâm lắng nghe.

. Việc trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri còn chung chung, vòng vo, thiếu thuyết phục, chưa đi sát vào nội dung câu hỏi của cử tri, cá biệt có trường hợp trả lời cốt để an dân đối với một số vụ việc bức xúc; việc đối thoại, trao đổi giữa đại biểu, chính quyền với cử tri trong các cuộc tiếp xúc cử tri còn ít nên dễ dẫn đến hình thức và không hiệu quả. Các cuộc tiếp xúc cử tri thường diễn ra theo khuôn mẫu cứng nhắc, dễ nhàm chán: trình bày báo cáo - nghe ý kiến - trả lời và tiếp thu ý kiến; đặc biệt có nhiều ý kiến qua các kỳ họp vẫn không được giải quyết, điều đó làm giảm lòng tin của cử tri.

Nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri trên địa bàn thành phố Hà Nội
Cử tri huyện Gia Lâm nêu kiến nghị với đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

III. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri trên địa bàn Thành phố

1. Về công tác chuẩn bị

. Kế hoạch tiếp xúc cử tri phải được xây dựng sớm để có thời gian chuẩn bị chu đáo; trước mỗi kỳ tiếp xúc cử tri cần tuyên truyền liên tục trên loa đài, truyền thanh và thông báo rộng rãi đến các thôn, tổ dân phố để cho dân biết và chuẩn bị nội dung kiến nghị, để ai cũng có cơ hội đến dự, cách làm này sẽ hạn chế được phần nào các cử tri “chuyên nghiệp”.''

. Cần có địa điểm rộng rãi để tiếp xúc cử tri.

. Trước khi tiếp xúc cử tri, Mặt trận Tổ quốc cấp tổ chức phải nắm vững tình hình dư luận nhân dân, báo cáo những vấn đề nổi cộm, bức xúc với các đại biểu.

. Để hạn chế tình trạng cử tri phản ánh những vấn đề liên quan đến cá nhân thì ban tổ chức, Mặt trận Tổ quốc cần bố trí riêng nơi tiếp công dân tại phòng khác, bên cạnh địa điểm tổ chức tiếp xúc cử tri; cử người có uy tín, kinh nghiệm, trách nhiệm để tiếp cử tri khi cần thiết, tránh để cử tri vào hội nghị gây huyên náo, mất trật tự.

. Đối với tài liệu của buổi tiếp xúc cử tri cần được niêm yết trên Uỷ ban nhân dân, bảng tin của thôn, tổ dân phố để người dân có thể nắm trước được thông tin, chuẩn bị được các ý kiến, kiến nghị vào đúng trọng tâm yêu cầu. Ví dụ tài liệu tiếp xúc cử tri trước kỳ họp là các thông tin về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn, phương hướng nhiệm vụ thời gian tới, dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp… tài liệu tiếp xúc cử tri sau kỳ họp là báo cáo kết quả kỳ họp, kết quả giải quyết các kiến nghị mà cử tri đã nêu trong hội nghị tiếp xúc cử tri trước đó…

2. Về công tác tổ chức

. Chủ tọa hội nghị cần linh hoạt, gợi ý cử tri phát biểu theo đúng trọng tâm, mục đích của hội nghị.

. Về vấn đề giải lao giữa giờ là việc cần nghiên cứu, giờ giải lao là dịp để đại biểu dân cử và cử tri gặp gỡ, trao đổi, trò chuyện thân thiện, tạo thiện cảm, rút ngắn khoảng cách, đưa người dân đến gần với đại biểu hơn, tạo ấn tượng tốt cho cử tri đối với đại biểu.

3. Về thành phần cử tri

. Để nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri cần phải lựa chọn những cử tri có tâm huyết, trình độ; cần vận động nhiều cử tri là người game bài uy tín ở các thành phần, các giới, các lứa tuổi cùng tham dự vì chính những cử tri này thường phát biểu thẳng thắn, trung thực những vấn đề bức xúc đang có ở địa phương, đơn vị mà không sợ bị ảnh hưởng đến danh vị, quyền lợi.

4. Về nội dung tiếp xúc cử tri

. Báo cáo hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp cần tập trung đánh giá hoạt động, ra nghị quyết công tác giám sát. Đối với các cuộc tiếp xúc cử tri sau kỳ họp cần thông báo kết quả, các nghị quyết mà Quốc hội, Hội đồng nhân dân vừa thông qua.

. Báo cáo của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp yêu cầu ngắn gọn, xúc tích, chứng minh bằng số liệu, nêu bật những khó khăn, những thiếu sót, khuyết điểm cần khắc phục, tránh trình bày dài dòng, lan man.

. Nên để giành nhiều thời gian cho việc kiến nghị và trả lời ý kiến cử tri, có thêm phần phản hồi lại những trả lời của chính quyền của cử tri.

. Chủ tọa hội nghị cần khuyến khích cử tri phát biểu ý kiến, chủ động nhắc nhở cử tri nếu phát biểu quá dài không đi đúng trọng tâm, tôn trọng ý kiến, kiến nghị của cử tri.

5. Về hình thức tiếp xúc cử tri

Căn cứ điều 12,13,14,15 Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/ UBTVQH13- ĐCTUBTWMTTQVN quy định và hướng dẫn cụ thể về các hình thức tổ chức TXCT ngày 27/9/2012; điều 38 Nghị quyết liên tịch số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội khóa XI ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân; quy định đại biểu dân cử có thể tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc hoặc theo chuyên đề, có thể trực tiếp gặp gỡ cử tri để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng cử tri và những vấn đề mà đại biểu quan tâm.

6. Về đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân

. Đại biểu dân cử không chỉ lắng nghe, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri mà còn phải biết giải thích, làm rõ những vấn đề mà cử tri nêu tại hội nghị.

. Có chế độ khen thưởng kịp thời để khuyến khích hoạt động của các cá nhân, tổ đại biểu hoạt động tích cực; Đồng thời báo cáo cho cử tri biết về hoạt động của những đại biểu không hoàn thành hoặc chưa hoàn thành trách nhiệm của người đại biểu, vắng mặt tại các hội nghị tiếp xúc cử tri nhiều lần.

7. Thành phần lãnh đạo sở, phòng, ngành có liên quan

. Trong các kỳ tiếp xúc cử tri cử tri luôn mong muốn có sự tham dự của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã, lãnh đạo các sở, phòng, ngành có liên quan để cử tri được phản ánh, được nghe giải trình, tiếp thu, được đối thoại trực tiếp hoặc chất vấn. Vì vậy đối với các cuộc tiếp xúc cử tri các đồng chí lãnh đạo Uỷ ban nhân dân, các sở, ban, ngành nên sắp xếp thời gian để lắng nghe và giải quyết ngay những vấn đề cử tri nêu nếu có thể tránh cử cán bộ chỉ để tiếp thu và không trả lời được cử tri, làm được như vậy sẽ mang lại kết quả thực chất hơn là đại biểu dân cử mang về những ý kiến tiếp thu và gửi lại những lời hứa hẹn.

8. Về việc giải quyết kiến nghị của cử tri

- Trong việc thu thập ý kiến, kiến nghị cử tri, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp không chỉ dựa vào nguồn ý kiến cử tri phát biểu trực tiếp tại buổi tiếp xúc cử tri mà còn thu thập ý kiến cử tri trong từng ngõ, xóm, khu phố, các buổi sinh hoạt của thôn, tổ dân phố, trong dư luận xã hội.

- Sau hội nghị tiếp xúc cử tri tất cả ý kiến, kiến nghị của cử tri và cả những thông tin thu thập khác cần được Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tổng hợp lại, sau đó phân loại xem những đề xuất nào của cư tri đề đạt cho cấp xã thì gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã đó giải quyết; đối với những kiến nghị với cấp quận, thành phố hay trung ương thì gửi báo cáo lên Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp trên.

- Sau tiếp xúc cử tri cần có sự phối hợp giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc trong công tác giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri. Phối hợp trong việc đôn đốc, nhắc nhở chính quyền các cấp giải quyết dứt điểm các vụ việc liên quan đến khu dân cư, đời sống dân sinh, nếu chưa thể giải quyết ngay được cần có văn bản trả lời dân, tránh tình trạng kéo dài, im lặng. Khắc phục tình trạng những kiến nghi của cử tri nhiều lần mà không giải quyết, đồng thời cung cấp đầy đủ những thông tin về tình hình, kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri cho các đại biểu dân cử.

- Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cần thực sự quan tâm đến nội dung báo cáo trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri của Uỷ ban nhân dân; Mặt trận Tổ quốc cơ sở cần lắng nghe những phản hồi của người dân để đối chiếu.

4724 5515 img 2471
Cử tri quận Hoàn Kiếm tham gia Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề. Ảnh: Trần Vũ

IV. Một số kiến nghị

Để nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri các cấp ở Thủ đô các cấp cần làm tốt công tác chuẩn bị, nâng cao chất lượng cử tri tham dự, hoàn thiện quy trình tiếp xúc cử tri của đại biểu thực hiện tốt chương trình phối hợp giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố.

1. Với Quốc hội

- Đề nghị Quốc hội quy định hình thức tiếp xúc cử tri nên theo hình thức mở, không nên quy định bắt buộc tiếp xúc cử tri theo hình thức này hoặc hình thức kia sẽ gây hạn chế khả năng của các đại biểu.

- Hiện tại trong điều 9 Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13 - ĐCTUBTWMTTQVN ngày 27/9/2012 về “Trách nhiệm giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri” mới chỉ đề cập đến trách nhiệm của Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc trong việc giám sát, mà chưa gắn tính quyền lực như của cơ quan nhà nước trong hoạt động này. Đề nghị Quốc hội và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nghiên cứu về trách nhiệm và quyền hạn trong việc giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri.

- Hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục để đại biểu dân cử thực hiện hình thức gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri theo quy định tại khoản 1, Điều 28, Nghị quyết liên tịch số 525.

- Đề nghị Quốc hội cần quy định trong Luật việc các Đại biểu Quốc hội tiếp thu ý kiến của cử tri, việc phản ánh ý kiến đó tới các cơ quan công quyền thì phải báo cáo những ý kiến trả lời của các cơ quan đó với cử tri trong kỳ tiếp xúc cử tri ngay sau đó.

2. Với Chính phủ

- Phối hợp cùng Mặt trận Tổ quốc thống nhất nội dung chương trình giám sát. Cần ban hành biện pháp, chế tài đối với đối tượng chịu giám sát.

- Cần xây dựng trình tự giải quyết các kiến nghị của cử tri cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương.

3. Với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Nghiên cứu đổi mới trong việc tổ chức, điều hành hội nghị tiếp xúc cử tri, tạo được không khí cởi mở, gần gũi, gắn bó, trách nhiệm giữa đại biểu dân cử với cử tri.

- Phối hợp với Quốc hội, Chính phủ làm rõ nội dung, phương thức hoạt động giám sát của mặt trận.

4. Với Thành phố

- Chính quyền Thành phố cùng với Mặt trận Tổ quốc xây dựng quy chế phối hợp trong hoạt động tiếp xúc cử tri và giải quyết khiếu nại, tố cáo, ý kiến kiến nghị của cử tri; giám sát, thực hiện yêu cầu, kiến nghị của Hội đồng nhân dân, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc.

- Cần tổ chức để đại biểu dân cử được đi khảo sát và nắm bắt tình hình thực tế ở cơ sở theo nội dung nghiên cứu đã dự định, sau khi khảo sát có tiến hành trao đổi.

- Uỷ ban nhân dân các cấp, các Sở, ban, ngành cử đại diện tham dự các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử để tiếp thu, giải quyết và trả lời các kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp mình.

- Uỷ ban nhân dân Thành phố quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành thuộc Thành phố kịp thời trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri do Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổng hợp.

Dương Đăng Chung

Ban Dân Chủ - Pháp Luật

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.
Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Triển khai công tác phòng, chống bão số 3, huyện Thạch Thất đã chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão. Do có sự chủ động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn huyện đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.

Tin khác

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Báo động lũ cấp III trên sông Tích

Báo động lũ cấp III trên sông Tích

(LĐTĐ) 18h50 phút tối nay (8/9), mực nước trên sông Tích đã đạt 8,41m, vượt mức báo động lũ cấp III là 0,01m. Các xã ven đê thuộc các huyện Thạch Thất, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây cần chủ động ứng trực, sẵn sàng triển khai kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, bảo đảm an toàn về người, giảm thiệt hại về tài sản, không để xảy ra các tình huống bị động, bất ngờ...
Tái cung cấp điện trở lại, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Tái cung cấp điện trở lại, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

(LĐTĐ) Lãnh đạo Bộ Công Thương đã có chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nhanh chóng triển khai các giải pháp tái cung cấp điện trở lại, trong đó tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm đó là đảm bảo cấp điện trở lại, nguồn cung xăng dầu và hàng hoá thiết yếu cho người dân sau cơn bão số 3.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

(LĐTĐ) Hôm nay (8/9) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Liên bang Nga.
Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 (bão Yagi) với sức gió cực mạnh đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc nước ta, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã gây ra những thiệt hại nặng nề. Trong đó, với Thành phố, nặng nề nhất là rất nhiều cây xanh bị gãy, đổ. Hiện các cấp chính quyền, toàn hệ thống chính trị và người dân đang khắc phục sự cố gãy, đổ cây xanh để đảm bảo an toàn giao thông.
Mực nước sông dâng cao, cảnh báo ngập lụt vùng ven sông, trũng thấp

Mực nước sông dâng cao, cảnh báo ngập lụt vùng ven sông, trũng thấp

(LĐTĐ) Theo Dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, trước tình trạng lũ trên các sông đang lên cao có thể xảy ra ngập lụt, sạt lở đất ở vùng ven sông; nguy cơ mất an toàn đối với các tuyến đê thuộc huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thạch Thất,…
Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày hôm nay

Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày hôm nay

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước và nhân dân các tỉnh miền Bắc, trong đó có ngành Điện.
Thống kê chính xác thiệt hại do bão số 3 để có giải pháp khắc phục phù hợp, kịp thời

Thống kê chính xác thiệt hại do bão số 3 để có giải pháp khắc phục phù hợp, kịp thời

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, khắc phục hậu quả cơn bão số 3, các đơn vị địa phương tập trung giải quyết các sự cố về điện, nước, viễn thông và các lĩnh vực khác để phục vụ hoạt động sản xuất và đời sống người dân. Bên cạnh đó, thống kê thiệt hại chính xác, khách quan để có giải pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả, kịp thời.
Hà Nội báo động lũ trên sông Bùi

Hà Nội báo động lũ trên sông Bùi

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội trong 2 ngày qua đã có mưa kéo dài. Mực nước trên nhiều tuyến sông đang lên, vượt mức báo động, nguy cơ ngập lụt tại những vùng trũng, thấp và khu dân cư ven sông.
Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa to, tập trung trong ngày và đêm 7/9, để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các địa phương, ban, ngành tập trung theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai, tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão.
Xem thêm
Phiên bản di động