Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

“Nên hoãn xây mới sân bay Long Thành”

Đó là ý kiến của đa số các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế tại hội thảo khoa học "Xây mới sân bay Long Thành hay nâng cấp Tân Sơn Nhất" do Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP.HCM (HASCON) diễn ra sáng nay (21.3). Nhiều nhà khoa học cho rằng, không nên kỳ vọng vào sân bay Long Thành, mà thay vào đó nên đầu tư nâng cấp, mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Khó trở thành sân bay trung chuyển lớn

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống – nguyên chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật Hàng không, trường ĐH Bách Khoa TPHCM, cho rằng ,dự án xây dựng xân bay Long Thành có quá nhiều rủi do. Các rủi do này xuất phát từ việc duy ý chí, từ số liệu dự báo không đáng tin cậy và thiếu vốn đầu tư.

Tổng vốn đầu tư cho cả 3 giai đoạn được Tổng CTy Cảng hàng không Việt Nam đưa ra là 18,7 tỷ USD. Giai đoạn 1 là 7,83 tỷ USD, giai đoạn 2 và 3 là 11 tỷ USD. Tuy nhiên, giai đoạn 1 lại được cia thành 2 giai đoạn nhỏ để giảm áp lực vốn. "Nếu lỡ bắt đầu giai đoạn 1 rồi mà vốn đầu tư cho các giai đoạn sau tăng lên gấp đôi, gấp 3 lần thì làm sao? Nếu không có vốn cho các giai đoạn sau thì dự án sẽ lâm vào tình trạng "tấn thối lưỡng nan", tạo lãng phí và tăng thêm nợ công cho đất nước" – PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cho biết.

Ông Tống cho rằng, kỳ vọng sân bay Long Thành sẽ trở thành sân bay trung chuyển lớn của khu vực là ảo tưởng, viển vông. Hiện, không có số liệu cho thấy hãng hàng không nào sử dụng sân bay Tân Sơn Nhất (sân bay quốc tế lớn nhất cả nước – PV) làm sân bay trung chuyển của mình. Để trở thành sân bay trung chuyển quốc tế của khu vực, sân bay Long Thành phải đủ sức cạnh tranh với các sân bay: Changi (Singapo), Suvarnabhumi (Bangkok), Chek Lap Kok (Hồng Kông), Kualua Lumpur (Mã Lai).

Theo TS Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch HASCON, Bộ GTVT luôn nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò quan trọng của sân bay này là sân bay quốc tế trung chuyển, ngang tầm quốc tế và khu vực, với sản lượng hành khách sau năm 2030 có thể lên đến 100 triệu người. Tuy nhiên, con số hành khách khổng lồ này khó mà đạt được.

TS Phúc giải thích, sân bay Long Thành gần bờ biển Đông Nam Á, nó chỉ nằm trên những tuyến hàng không quốc tế bay đến Indonesia, Philippin và nước Úc mà thôi. Thế nhưng, Indonesia và Philippin rất gần Long Thành, sẽ khó có cơ hội trung chuyển cho họ. Thành ra, Long Thành chỉ có thể làm trung chuyển cho duy nhất nước Úc. "Xin lưu ý rằng nước Úc chỉ có trên dưới 20 triệu dân, liệu có bao nhiêu hành khách sẽ trung chuyển qua sân bay Long Thành đến nước Úc" – TS Phúc nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo TS Phúc, xung quanh sân bay Long Thành có 4 sân bay quốc tế khác là TSN, Cần Thơ, Phú Quốc và Cam Ranh. Như vậy, sân bay Long Thành chỉ có thể trung chuyển đến các sân bay như Vũng Tàu, Côn Đảo, sân bay quân sự Trường Sa, TSN, Biên Hòa, Liên Khương, Buôn Mê Thuột, sân bay quân sự Thành Sơn - Phan Rang. Với thực tế đó thì sân bay Long Thành không thể có lượng khách khổng lồ như Bộ GTVT đã nêu.

Còn theo GS TS Trần Ngọc Thơ – trưởng khoa tài chính doanh nghiêp ĐH Kinh tế TP.HCM, nhấn mạnh, dự án sân bay Long Thành phải gắn liền với vấn đề đạo đức và phương pháp tính. "Dù tính toàn bằng phương pháp nào thì vần đề đạo đức vẫn là điều mang tính quyết định khi diễn dịch các số liệu và hiệu quả. Nên chăng cần thông qua một ủy ban đạo đức để đánh giá tính chính xác của các số liệu trước khi các đại biểu Quốc hội bấm nút.

"Lựa cơm gắp mắm"

TS Phúc nêu ra lý do để khẳng định rằng, Tân Sơn Nhất có đủ điều kiện để mở rộng, nâng công suất, phục vụ nhu cầu hàng không của khu vực đến sau năm 2050. Cụ thể, ông cho rằng sân bay Tân Sơn Nhất có thể thừa sức nâng công suất khai thác thành hai giai đoạn.

Giai đoạn đầu cần khoảng 2 tỉ USD, không cần giải tỏa thêm tấc đất nào cả mà chỉ cần 36ha đất của sân gofl là có thể nâng công suất lên thành 56 triệu khách/năm. Sau đó, giai đoạn sau năm 2050 có thể nâng cấp sân bay này lên 80 triệu khách/năm từ việc dùng quỹ đất của một số đơn vị quân sự trong sân bay với tổng vốn đầu tư giai đoạn này thêm khoảng 1 tỉ USD nữa mà thôi.

Tiến sỹ, luật sư Nguyễn Đăng Liêm – Hiệu trưởng trường ĐH CNTT Gia Định, cho rằng, nên nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Long Thành nên chọn thời gian địa điểm thích hợp. Hiên, vị trí xây sân bay tại Long Thành chúng ta đang phân vân có phù hợp hay không? Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế, nó có phải trung tâm khu vực để để cạnh tranh với các sân bay quốc tế của các nước. Cần có thời gian làm luận án khả thi một cách chặt chẽ, hiệu quả. Đầu tư chậm lại, có hiệu quả tốt hơn là nóng vội rồi sau này ghánh nợ.

GS Trần Đình Bút - nguyên hiệu trưởng trường quản lý kinh tế Trung ương, lưu ý, đất nước đang nợ nầng cao, chúng ta phải từng đi vay mà ăn. Nếu chúng ta đổ một sớ vốn rất lớn vào sân bay Long Thành chưa cần thiết lắm thì tương lai có nguy cơ phá sản khi người ta chốt lại không cho vay nữa. Dự án sân bay Lonh Thành nên để 50 – 60 năm nữa cho thế hệ mai sau tự quyết.

"Năm 2013, số tiền cần trả nợ và lãi cho nước ngoài chiềm 25% ngân sách nhà nước; chi thường xuyên chiếm 95% ngân sách. Tổng cộng chi hết 120% ngân sách nhà nước. Như vậy, chúng ta phải vay nước ngoài để mà sống và tồn tại. Có thể hình dung đất nước giống như một gia đình, để sống, tồn tại, nuôi dạy con cái khỏi chết đói, ta phải vay nợ mà sống. Mà nợ ngày càng nhiều, đến nỗi vay nợ sau để trả nợ trước. Nếu không ai cho chúng ta vay nữa thì đứng trước ngày phá sản bất kỳ lúc nào. Vậy nên, hiệu quả tốt nhất là suy nghĩ "liệu cơm gắp mắm" – GS Bút phân tích.

Cuối cùng, GS Trần Đình Bút - đặt vấn đề: "Căn cứ vào con số đã công bố, đầu tư Long Thành Vào khoảng 26 – 28 tỷ USD. Dự kiến năm 2015 chúng ta làm ra được khoảng 12 tỷ USD, Vậy, một cái sân bay thôi bằng 2,5 năm chúng ta nhịn ăn, nhịn tiêu để xây sân bay Long Thành, liệu điều đó có hợp lý?".

Clip hội thảo khoa học "Xây mới sân bay Long Thành hay nâng cấp Tân Sơn Nhất":

Theo Laodong.com.vn 

 

 

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi

Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi

(LĐTĐ) Báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 19h tối 7/9, trên địa bàn thành phố có thêm 1 người thiệt mạng do cây đổ trên đường Trần Duy Hưng.
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư  trần hỏng, nước tràn vào nhà

Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư trần hỏng, nước tràn vào nhà

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, những cơn mưa lớn kéo dài ở Hà Nội trong ngày 7/9 gây nhiều khó khăn cho người dân. Nhiều cư dân ở chung cư cao tầng bị nước tạt, chảy vào nhà. Trên mạng xã hội, xuất hiện không ít cảnh người dân hì hục thấm nước, tát nước ra khỏi nhà. Một số căn hộ, toà nhà còn bị sập trần.
Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3

Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Tối 7/9, Bộ Công Thương ngày đã có Công điện hỏa tốc số 6814/CĐ-BCT gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), Sở Công Thương các tỉnh, thành... về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 (Yagi) để sớm cung cấp điện trở lại.
Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng

Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng

(LĐTĐ) Bão số 3 khiến 32 đường dây trung áp ở Bắc Giang gặp sự cố gây gián đoạn cung cấp điện cho hơn 300 nghìn khách hàng, chiếm khoảng 50% số khách hàng trên toàn tỉnh.
Bão số 3  gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương

(LĐTĐ) Thông tin về thiệt hại sơ bộ do bão số 3 (bão Yagi), Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai cho biết, đến 17 giờ chiều nay, bão số 3 đã khiến 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương. Trong số thiệt hại về người, Quảng Ninh có 3 người thiệt mạng và 58 người bị thương. Hải Dương có 1 người thiệt mạng và Hải Phòng có 20 người bị thương.
Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 7/9, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm đã có buổi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 (Bão YAGI) tại một số xã thuộc huyện Gia Lâm.
Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đã để lại những thiệt hại đáng kể trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Theo báo cáo cập nhật đến 15h30 chiều nay (7/9), mặc dù chưa ghi nhận điểm ngập úng nào, nhưng quận Nam Từ Liêm đã có 140 cây bị đổ, gãy cành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ về an toàn.

Tin khác

Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) sắp đổ bộ vào Việt Nam có thể ảnh hưởng đến 240 chuyến bay nội địa và 70 chuyến bay quốc tế. Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) quyết định tạm ngừng khai thác 4 cảng hàng không nằm trong vùng ảnh hưởng của bão trong ngày 7/9.
Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

(LĐTĐ) Tối 4/9, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”. Đây là hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/2024).
TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

(LĐTĐ) Tối 2/9, trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có một đêm sôi động khi hàng nghìn người dân từ khắp nơi đổ về khu vực trung tâm để vui chơi và chiêm ngưỡng màn pháo hoa rực rỡ chào mừng Quốc khánh 2/9.
Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

(LĐTĐ) Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là các ngày lễ, hội. Trong đó, riêng 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 – 2/9), doanh thu du lịch của địa phương này đã đạt gần 300 tỷ đồng.
Tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

(LĐTĐ) Đã 55 năm trôi qua kể từ ngày Bác kính yêu đi xa, nhưng những chỉ dạy, những lời dặn dò của Người vẫn luôn được các thế hệ người Việt Nam ghi nhớ và thực hiện, đặc biệt là bản Di chúc - một di sản vô giá, kết tinh tinh hoa tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.
Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”.
Khúc tráng ca bất tử của dân tộc Việt Nam

Khúc tráng ca bất tử của dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, có những khoảnh khắc đặc biệt, những lời tuyên ngôn như bản “thiên cổ hùng văn” về khẳng định chủ quyền hồn thiêng sông núi vang vọng suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân đồng bào vào sáng ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình có giá trị trường tồn cho muôn đời sau.
Từ mùa thu độc lập đến mùa thu đổi mới

Từ mùa thu độc lập đến mùa thu đổi mới

(LĐTĐ) Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình rực nắng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. 79 năm đã trôi qua, với sự nỗ lực không mệt mỏi của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, Thủ đô Hà Nội đã “thay da, đổi thịt”, xứng đáng là trung tâm chính trị, hành chính kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước và đang tiếp tục vươn lên xứng tầm khu vực và quốc tế.
Đặc sắc, xúc động Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời Người để lại”

Đặc sắc, xúc động Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời Người để lại”

(LĐTĐ) Tại Quảng trường Ba Đình, tối 30/8, Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Lời Người để lại”, nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm ngày mất của Người (2/9/1969 - 2/9/2024).
Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt với chủ  đề: “Lời Người để lại”

Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt với chủ đề: “Lời Người để lại”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm ngày mất của Người (2/9/1969 - 2/9/2024), Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt với chủ đề: “Lời Người để lại”.
Xem thêm
Phiên bản di động