Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Ngày xuân ở những làng chèo

(LĐTĐ) Trong dòng chảy của đời sống nghệ thuật Thủ đô Hà Nội, chèo có một vị trí khá quan trọng. Đặc biệt, ở vùng ngoại thành trước đây, nhiều làng chèo đã được hình thành, không ít nghệ nhân, nghệ sĩ vẫn từng ngày bảo tồn làn điệu chèo, năng động trong các hoạt động giao lưu, biểu diễn, giúp tôn bồi những giá trị nghệ thuật truyền thống của đất nghìn năm văn hiến.
Sức sống mãnh liệt của nghệ thuật chèo Người hết mình vì nghệ thuật chèo

Đam mê gìn giữ nghệ thuật chèo

Mùa Xuân, theo điệu chèo Đào liễu, chúng tôi tìm về làng cổ Đông Ngạc (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm). Đông Ngạc khá nổi với Đội Văn nghệ Nhật Tảo 4, có nhiều ca sĩ nhỏ tuổi giỏi múa hát, lại hăng hái trong hoạt động xã hội tại địa phương.

Ngày xuân ở những làng chèo
Làng chèo Trung Lập, huyện Phú Xuyên.

Nhiều năm qua, phong trào hát chèo phát triển, nhiều buổi diễn văn nghệ, giao lưu được tổ chức, nhất là vào mỗi dịp xuân, lễ hội. Chị Hồng Nhung, thành viên Đội Văn nghệ Nhật Tảo 4, tâm sự: “Các thành viên của đội hoạt động khá bài bản, ca sĩ được luyện giọng tương đối tốt, chúng tôi còn có biên đạo múa, đạo diễn. Dù chỉ là đội văn nghệ địa phương, nhỏ, nhưng các thành viên trong đội đều nhiệt tình, mong muốn đóng góp một phần sức mình vào việc gìn giữ chiếu chèo, phát huy giá trị văn hóa chung của thành phố”.

Cạnh phường Đông Ngạc, nhiều năm qua Đội Văn nghệ Tân Hoàng (phường Cổ Nhuế 1) đã đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, tuyên truyền về tinh thần đoàn kết, đẩy lùi tệ nạn xã hội trong từng ngõ phố, xóm trọ, khu dân cư. Nghệ sĩ Trúc Mai, thành viên Đội Văn nghệ Tân Hoàng, tự tin nói: “Trong cuộc sống hiện đại, rất nhiều cái bị mất đi. Với những làn điệu chèo cũng bị mai một. Nhưng ở thời nào thì văn nghệ nói chung vẫn có đất sống”.

Các cụ già ở phường Đông Ngạc cho biết, ngày xưa sông Nhuệ là một tuyến giao thông đường thủy. Những bến sông không chỉ neo đậu thuyền, vận chuyển hành khách, hàng hóa mà còn là những “bến hát”, tổ chức văn nghệ vào dịp lễ hội, những đêm trăng thanh gió mát. Đội Văn nghệ Tân Hoàng có hơn 50 thành viên, trong đó có cả những em học sinh tiểu học, những ca sĩ ở tuổi 60 vẫn say mê văn nghệ, hát chèo. Nhờ những hoạt động sôi nổi, chèo không còn “đóng hộp” trên sân khấu mà được đưa trở lại với đúng không gian diễn xướng như đình làng, hội xuân, các dịp kỷ niệm, hội nghị của địa phương. Để tạo sự đa dạng, các nghệ sĩ hát chèo phải luyện tập, hát thêm ca khúc cách mạng, nhạc hiện đại.

Từ “thượng nguồn” của sông Nhuệ hiền hòa, đến nhiều xã ở đoạn sông chảy qua huyện Thường Tín, Phú Xuyên đều có những Đội văn nghệ, đến nay vẫn duy trì và gìn giữ nghệ thuật chèo truyền thống. Một ngôi làng khác cũng nhiệt tình với chèo và giữ được nếp truyền thống trong các lễ hội mùa Xuân là làng Nghiêm Xá (xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín) đây là đất hiếu học và những người nông dân cũng rất đỗi yêu chèo, họ cũng đã chung tay đưa Đội chèo Nghiêm Xá phát triển, họ biết cách để chèo ngấm vào đời sống.

Sau những ngày tháng làm đồng ruộng mệt nhọc, họ ngồi hát cho nhau nghe hoặc đi giao lưu với các đội bạn trong huyện, thành phố và cả những tỉnh lân cận. Người được người dân trong làng kính trọng nhất là ông Nguyễn Hữu Bột. Ông được gọi là “Cụ vác tù và hàng tổng”. Nhiều năm giữ cương vị là chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia đình văn hóa, Đội trưởng Đội chèo Nghiêm Xá, ông Bột là người thuộc nhiều làn điệu chèo cổ.

Khi ông yếu, không hát được nữa thì lần lượt các ông Nguyễn Hữu Ích, bà Nguyễn Thị Hời, ông Phạm Anh Hóa lên thay. Ngày nay, chèo trở nên xa lạ với nhiều người trẻ, thì Nghiêm Xá vẫn dành cho chèo một tình yêu trọn vẹn. Ngày Tết, làng không chỉ giữ tục gói bánh chưng, đụng lợn mà còn đón Tết bằng… chèo. Nhiều năm qua, Đội chèo Nghiêm Xá hoạt động rất tốt, biểu diễn ở nhiều nơi. Tham gia giao lưu với các đội bạn và là một đội mạnh, nổi tiếng trong địa bàn thành phố Hà Nội và lan ra các tỉnh bạn.

Vừa làm ruộng vừa hát chèo

Rời Nghiêm Xá, chúng tôi tìm về làng Trung Lập (thuộc xã Tri Trung, huyện Phú Xuyên). Nơi đây cũng có nhiều nông dân chân lấm tay bùn nhưng rất đỗi yêu chèo. Ông Lê Trung Đản, người dân ở làng, chia sẻ: “Khi công việc

nhà nông đỡ bận rộn, người nông dân chúng tôi lại tụ tập nhau lại, học hát và cất lên những giai điệu ca ngợi cuộc sống ân nghĩa thuỷ chung, tình yêu quê hương đất nước. Dù nhiều người đã lên chức ông, chức bà, nhưng khi tham gia hát họ như được quay trở về thuở mười tám, đôi mươi”.

Ông Nguyễn Văn Quảng, một người có nhiều công đóng góp cho Đội chèo Trung Lập, chia sẻ: “Cha ông chúng tôi thành lập Đội văn nghệ của làng từ năm 1936. Ngày đó chỉ có hát cải lương, sau đó thêm môn hát tuồng, đến năm 1969 thì chuyển sang hát chèo và đổi tên là Đội chèo Trung Lập. Những cụ có công khơi dậy phong trào và thành lập đoàn là cụ Lê Đình Nguyên, Lê Trung Đàn, Nguyễn Văn Bất... con cháu các cụ sau đó đều là diễn viên và trở thành những thế hệ kế tiếp nhiệt tình gìn giữ tích chèo cổ”.

Ngày xuân ở những làng chèo
Đội Văn nghệ Tân Hoàng (phường Cổ Nhuế 1) đi giao lưu.

Trung Lập là ngôi làng thuần nông, ngày xưa có nghề vác đất, đắp đất cho rất nhiều nơi để kiếm sống. Cái đói cái nghèo có thể vắt kiệt sức lực, nhưng không sao kiềm chế được tình yêu của họ đối với chèo. Khi chiến tranh xảy ra, người Trung Lập tích cực tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nhiều người đã hy sinh anh dũng. Ai còn sống sót, trở về sau ngày thống nhất đất nước thì tiếp tục củng cố Đội hát chèo.

Đội chèo Trung Lập từ đó đi biểu diễn ở nhiều nơi, sau về biểu diễn ở xã, làng, liên hoan đạm bạc rồi ai về nhà nấy làm lụng, gắn với rau màu, đồng ruộng, nuôi giọng hát mỗi tối, đến dịp lại lên đường. Tôi nghe các bà, các ông nói rằng, chính họ ngày đó cũng không biết mình lấy đâu ra sự nhiệt tình đến như vậy. Người hát chèo của làng tham gia vì vui, vì phong trào văn nghệ và tình yêu. Người dân khẳng định chắc như đinh đóng cột như vậy.

Thời hoàng kim chèo làng Trung Lập rất có tiếng trong làng chèo Hà Nội. Họ từng phải dùng xe bò cải tiến chở khung sân khấu, phục trang, đồ dùng đi khắp nơi biểu diễn đồng thời cũng giúp bà con ở những vùng khác thành lập đoàn chèo, nhằm đẩy phong trào văn nghệ quần chúng đi lên.

Mùa Xuân, trong vô vàn thú vui, đong đầy cảm xúc, thì vui với chèo, say với chèo cũng là một hoạt động văn hóa bổ ích. Dưới những nếp nhà ven sông Nhuệ, những làng ngoại thành Hà Nội, chèo vẫn luôn là món ăn tinh thần bổ ích của những người nông dân hay lam hay làm.

Diên Khánh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai trực tiếp chỉ đạo công tác di dời người dân đến nơi an toàn

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai trực tiếp chỉ đạo công tác di dời người dân đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, tối 10/9, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Xuân Linh đã trực tiếp đi chỉ đạo công tác di dời người dân ở những vùng có nguy cơ ngập lụt đến các địa điểm an toàn trên địa bàn quận.
Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

(LĐTĐ) Chiều ngày 10/9, quận Bắc Từ Liêm đã di dời hơn 1.000 hộ dân ở vùng ảnh hưởng của ngập úng tới nơi an toàn, đồng thời yêu cầu các đơn vị, phường chủ động kịp thời chuẩn bị nhu yếu phẩm cho người dân sơ tán.
Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

(LĐTĐ) Đến 22h ngày 10/9, quận Ba Đình đã hoàn thành di dời 276 hộ dân với 1.059 nhân khẩu dọc bờ vở sông Hồng, thuộc phường Phúc Xá.
Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

(LĐTĐ) Chiều nay (10/9), do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên một số đoạn đê thuộc thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì (Hà Nội) nước dâng cao, có nguy cơ bị tràn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân. Để kịp thời ứng phó với thiên tai, các lực lượng cơ động và dân quân đã tích cực phối hợp với nhân dân địa phương dầm mưa đắp đê ngăn lũ.
Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) sau bão số 3 (Yagi), BHXH Việt Nam tiếp tục chỉ đạo cơ quan BHXH các cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế, cử cán bộ thường trực tại cơ sở khám chữa bệnh để giải quyết ngay những khó khăn vướng mắc, có phương án linh hoạt để đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh cho người dân.
Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

(LĐTĐ) Ngày 10/9, nước sông Hồng dâng cao nhanh, gây ngập lụt, cuộc sống tại các khu dân cư ven sông trên địa bàn Hà Nội bị đảo lộn. Trong đêm 10/9, khi nước dâng cao hơn, nhiều người dân hối hả, tất bật sơ tán tài sản, gia súc, gia cầm tới nơi an toàn.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Chiều 10/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra tại tuyến đê Bối, xã Tự Nhiên và đê sông Nhuệ, thôn Phú Lương, xã Tân Minh (huyện Thường Tín).

Tin khác

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Chiều 10/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra tại tuyến đê Bối, xã Tự Nhiên và đê sông Nhuệ, thôn Phú Lương, xã Tân Minh (huyện Thường Tín).
Hà Nội xây dựng bộ tiêu chí văn hóa có bản sắc riêng

Hà Nội xây dựng bộ tiêu chí văn hóa có bản sắc riêng

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội đang tích cực triển khai Nghị định số 86/2023/NĐ-CP của Chính phủ về xét tặng các danh hiệu văn hóa. Nghị định mới này, thay thế cho Nghị định 122/2018/NĐ-CP, đặt ra yêu cầu xây dựng tiêu chí chi tiết phù hợp với đặc thù văn hoá và tình hình kinh tế - xã hội của từng địa phương. Đối với Hà Nội, đây là cơ hội để xây dựng bộ tiêu chí vừa đáp ứng yêu cầu chung, vừa thể hiện được bản sắc riêng của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, góp phần nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn Thủ đô.
Hà Nội kêu gọi nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội kêu gọi nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, Hà Nội cùng cả nước”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã có lời kêu gọi “Nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ”.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm, động viên các hộ dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm, động viên các hộ dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 9/9, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức 3 đoàn tới thăm, tặng quà động viên các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Quận Hai Bà Trưng: Giải quyết thủ tục hành chính tại nhà cho người có công, người yếu thế

Quận Hai Bà Trưng: Giải quyết thủ tục hành chính tại nhà cho người có công, người yếu thế

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng vừa triển khai mô hình “Phục vụ người có công với cách mạng, người yếu thế, các trường hợp bất khả kháng được tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại nhà” đồng loạt tại UBND quận và 18/18 phường thuộc quận.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tiếp Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn Thủ đô Viêng Chăn

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tiếp Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn Thủ đô Viêng Chăn

(LĐTĐ) Chiều 9/9, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã tiếp Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) Thủ đô Viêng Chăn (Lào).
Hà Nội: Mực nước sông Bùi, sông Tích trên mức báo động 3

Hà Nội: Mực nước sông Bùi, sông Tích trên mức báo động 3

(LĐTĐ) Mực nước sông Tích (huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã trên mức báo động 3 và mực nước sông Bùi (huyện Chương Mỹ) gần ở mức báo động 3. Vì vậy, các địa phương đang tích cực triển khai nhiều biện pháp để khắc phục hậu quả sau bão số 3 và tiếp tục phòng, chống ảnh hưởng do thiên tai gây ra.
Chương Mỹ dồn lực khắc phục hậu quả sau bão số 3

Chương Mỹ dồn lực khắc phục hậu quả sau bão số 3

(LĐTĐ) Sau bão số 3 (Yagi), huyện Chương Mỹ đã và đang thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục hậu quả một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất tạo điều kiện cho nhân dân ổn định sinh hoạt và sản xuất.
Quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi ảnh nghệ thuật “Đất và người Tây Hồ”

Quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi ảnh nghệ thuật “Đất và người Tây Hồ”

(LĐTĐ) Cuộc thi được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh vùng đất, con người, văn hoá, du lịch của quận Tây Hồ đến với nhân dân, du khách trong và ngoài nước. Đây là cuộc thi nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Quận Bắc Từ Liêm: 23.800 công dân dưới 14 tuổi được cấp căn cước

Quận Bắc Từ Liêm: 23.800 công dân dưới 14 tuổi được cấp căn cước

(LĐTĐ) Tính từ ngày 15/7 - 30/8, Công an quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức cấp căn cước, tài khoản định danh điện tử cho toàn bộ công dân từ đủ 14 tuổi trở lên chưa được cấp căn cước công dân (CCCD) và tập trung thực hiện cấp căn cước cho công dân dưới 14 tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động