Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Ngơ ngác trước quy định khống chế số sinh viên

Nhiều lãnh đạo các trường đại học nghi ngờ tính khả thi của Thông tư 32/2015. Bởi theo họ, nhiều trường sẽ tìm cách xin “cơ chế riêng” để giữ số lượng sinh viên theo truyền thống.
Băn khoăn nguồn tuyển sinh đại học năm học 2016 - 2017
“Bác sĩ Kinh Công”: Cho phép tuyển sinh sau khi bổ sung đủ điều kiện
Quy mô ĐH: Thả nổi rồi siết!

Ngày 16-12-2015, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 32 xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trong đó quy định quy mô đào tạo ĐH chính quy không vượt quá 5.000-15.000 sinh viên (SV) tùy theo khối ngành. Đại diện các trường ĐH có quy mô lớn cho rằng quy định này (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-2-2016) còn nhiều vấn đề cần được xem xét thêm.

Tiêu chí cào bằng

TS Thái Doãn Thanh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho rằng về mặt quản lý thì đây là chủ trương phù hợp, tuy nhiên khi áp dụng vào thực tiễn sẽ bộc lộ sự khiên cưỡng.

Theo ông Thanh, việc đưa ra các chỉ tiêu tuyển sinh như vậy phù hợp với quy mô các trường ĐH mới bắt đầu xây dựng, còn với các trường từ lâu có quy mô 20.000-25.000 SV chính quy thì lộ trình giải quyết sẽ như thế nào chưa thấy đề cập. Trong đó, nhiều vấn đề như bộ máy quản lý, lực lượng giảng viên, hạ tầng phục vụ việc giảng dạy, thực hành phải có sự điều chỉnh như thế nào cho phù hợp, không bị cắt giảm đột ngột. Đối với các trường có quy mô lớn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, cơ sở hạ tầng đảm bảo, phòng thực hành hiện đại, SV được đào tạo tay nghề vững vàng và đáp ứng nhu cầu xã hội thì sao phải áp đặt cào bằng cùng một mức như nhau.

“Ấn định số lượng tuyển sinh là phù hợp nhưng nếu áp đặt vào tất cả trường, ngành thì không ổn cho lắm” - ông Thanh nói.

TS Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho rằng trong ba tiêu chí Bộ đưa ra có sự mâu thuẫn giữa tiêu chí 1, 2 với tiêu chí 3. Cụ thể với một trường ĐH có đội ngũ giảng viên đảm bảo chất lượng và tỉ lệ tương ứng với SV, đồng thời trường này có diện tích lớn hơn so với quy định thì cắc cớ gì lại phải khống chế số lượng SV không vượt quá con số 15.000, trong khi năng lực của họ hoàn toàn đáp ứng được. Như vậy, căn cứ đâu để đưa ra con số 15.000 SV chưa được minh định rõ. Ngoài ra với các trường vượt con số 15.000 SV thì giải quyết như thế nào, lộ trình thực hiện ra sao cần có hướng dẫn cụ thể các trường mới có lộ trình tính toán sắp xếp phù hợp. “Thực tế khi đọc thông tư này các trường ngơ ngác không biết nên hiểu như thế nào và cách thức thực hiện ra sao” - TS Thông trình bày.

Theo ông Thông, lẽ ra cần đưa công cụ kiểm định vào để đánh giá chất lượng đào tạo có đảm bảo hay không thì Bộ đi can thiệp vào việc khống chế số lượng tuyển sinh.

Ngơ ngác trước quy định khống chế số sinh viên
Các trường ĐH có lượng sinh viên lớn cho rằng tiêu chí tuyển sinh mới sẽ làm hạn chế nguồn lực đào tạo của các trường có năng lực. Ảnh: P. Điền

Gây lãng phí lớn

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, thốt lên như vậy khi đánh giá về các tiêu chí tuyển sinh và cho rằng quy định này ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút SV, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường ĐH.

Ông Dũng nhìn nhận hiện nay nhiều trường tại TP.HCM có quy mô 18.000-20.000 SV. “Đó là do dân còn nghèo, thu nhập thấp, học phí thấp buộc các trường phải tuyển sinh nhiều mới có nguồn thu để trả lương cho giảng viên, thu hút nhân tài và đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị thực hành phục vụ SV” - PGS Dũng giải thích.

Theo PGS Dũng, ngành kỹ thuật có đặc thù riêng cần phải đầu tư máy móc, thiết bị thực hành, khấu hao thiết bị rất lớn chiếm 60% nguồn thu từ học phí. Khi áp dụng tiêu chí tuyển sinh mới sẽ có tác dụng ngược, do nguồn thu giảm chất lượng đào tạo sẽ giảm sút, không thu hút được nhân tài. Ông Dũng dẫn chứng trường đang đầu tư phát triển ngành công nghệ thực phẩm hơn 10 tỉ đồng, nếu bị khống chế số lượng tuyển sinh sẽ rất lãng phí. “Lẽ ra trước khi ban hành Bộ nên thăm dò, lấy ý kiến các trường xem còn vướng mắc gì, họ tâm tư ra sao, chứ đùng một cái buộc thực hiện là rất ép các trường” - ông Dũng nói.

Một lãnh đạo Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cũng cho biết nếu áp dụng Thông tư 32, nhiều trường ĐH sẽ phải điều chỉnh quy mô giảm trên 50%. Điều này gây khó khăn cho các trường vì một lượng lớn giảng viên cơ hữu sẽ mất việc làm, nhiều công trình xây dựng, phòng học, phòng thí nghiệm/thực hành, máy và thiết bị dạy học hiện đại không dùng đến sẽ gây lãng phí rất lớn.

Khống chế để nâng chất lượng

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết Thông tư 32/2015 nhằm mục tiêu nâng cao, củng cố chất lượng đào tạo. Trong đó, chủ yếu yêu cầu về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất,… phải phân chia theo cả khối ngành. Một trường có quy mô 15.000 SV nghĩa là mỗi năm tuyển khoảng 3.000-4.000 SV. Đây là con số của một trường lớn. “Thời điểm tăng quy mô bằng số lượng đã qua rồi. Giờ học sinh tốt nghiệp THPT còn có xu hướng giảm, không tăng như dự kiến trước đây. Tăng quy mô mãi đến lúc các trường sẽ không còn nguồn tuyển nữa” - Thứ trưởng Ga nói.

Thông tư 32/2015 được Bộ GD&ĐT ban hành dựa theo Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020 do Thủ tướng ban hành tháng 6-2013. Theo quy hoạch này, quy mô các trường ĐH khối ngành sức khỏe sẽ không quá 8.000, khối ngành năng khiếu không quá 5.000, các khối ngành còn lại không quá 15.000 SV chính quy.

Thông tư cũng quy định các trường ĐH có đào tạo CĐ phải giảm quy mô hệ CĐ ít nhất 30% so với năm 2015, tiến tới xóa bỏ hệ này trong trường ĐH vào năm 2020.

Theo Phong Điền/Phapluattp.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội kịp thời hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội kịp thời hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trước những ảnh hưởng của cơn bão số 3 tớiđời sống của đoàn viên Công đoàn, người game bài uy tín , Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã có sự thăm hỏi, hỗ trợ, động viên kịp thời.
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc và một số địa bàn lân cận đã khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để thông báo, cập nhật thông tin về cơn bão Soulik và đề nghị các cơ quan chức năng sở tại hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam đang hoạt động trên biển không kịp về đất liền vào trú, tránh bão.
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

(LĐTĐ) Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).
Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Quận ủy Nam Từ Liêm đã tổ chức vòng chung khảo Hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi với chủ đề "70 năm Ngày giải phóng Thủ đô".
Tình nguyện sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con

Tình nguyện sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con

(LĐTĐ) Trong các ngày từ 16/9 - 19/9, đoàn tình nguyện của Hội Kỹ thuật xe máy Thanh Hóa đã sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con tại hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.

Tin khác

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đến truờng học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với hôm qua.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

(LĐTĐ) 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội (Trường Tiểu học Bình Minh, Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn và Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu) đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Hà Nội: 61 trường học chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

Hà Nội: 61 trường học chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Sáng nay (16/9), toàn thành phố Hà Nội có 61 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học trực tiếp do ảnh hưởng của mưa lớn.
Xem thêm
Phiên bản di động