Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Ngôi đình cổ và “nhịp thở” của tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Sau khi được đầu tư tu bổ, tôn tạo, đình Nam Hương với nét kiến trúc cổ truyền và là nơi sinh hoạt chung của cộng đồng, đã trở thành điểm sáng tạo để các nghệ sỹ trẻ được tiếp cận với tranh dân gian Hàng Trống. Ngôi đình cổ vốn nằm ngay trên phố Hàng Trống, nơi gắn với lịch sử hình thành dòng tranh này.
Triển lãm tranh Hàng Trống "Những điều xưa cũ mới mẻ" Mang tranh dân gian vào đời sống hiện đại “Thăng hoa” di sản bằng công nghệ

Nằm ngay trung tâm Hà Nội, cạnh Hồ Gươm, đình Nam Hương luôn giữ được vẻ yên tĩnh, không xô bồ. Đây cũng là ngôi đình độc đáo được xây dựng với hai tầng, nằm khuất trong những tán cây cổ thụ xanh mát tạo nên nét đẹp cổ kính giữa phồn hoa đô thị.

Số 75 phố Hàng Trống, nơi ngôi đình tọa lạc, xưa từng là một trung tâm văn hóa - giáo dục của chốn kinh kỳ, là nơi các nhà văn, nhà thơ, nhà giáo nổi tiếng, yêu cảnh trăng nước hồ thiêng, có thú vui tao nhã đến vãn cảnh, gặp gỡ.

Ngôi đình cổ và “nhịp thở” của tranh dân gian Hàng Trống
Đình Nam Hương là nơi gắn chặt với lịch sử hình thành tranh dân gian Hàng Trống. (Ảnh: Bảo Thoa)

Mặc dù được trùng tu, tôn tạo nhiều lần, nhưng ngôi đình vẫn luôn giữ được kết cấu nguyên bản và mang dáng dấp phong cách nghệ thuật kiến trúc cuối thời Nguyễn. Đến tham quan đình, có thể thấy ngoài vẻ đẹp độc đáo của ngôi đình hai tầng, bên ngoài khuôn viên còn có một khoảng sân với hai cây cổ thụ lớn nằm cân đối, tỏa bóng mát lên mái đình. Lối đi nhỏ hai bên là hàng tre xanh ngát gợi nhớ hình ảnh làng quê xưa. Và đặc biệt hơn nữa, đình Nam Hương cũng là nơi gắn chặt với lịch sử hình thành tranh dân gian Hàng Trống.

Tranh Hàng Trống là dòng tranh lâu đời nhất ở Hà Nội và cũng là dòng tranh lâu đời nhất ở Việt Nam, từ lâu đã gắn bó với đời sống người dân Kinh kỳ - Kẻ chợ, xuất hiện trong dịp Tết cổ truyền cũng như các nghi lễ thờ cúng. Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào cho biết chính xác thời điểm cũng như điều kiện ra đời của dòng tranh dân gian Hàng Trống. Nhưng việc dòng tranh này chịu ảnh hưởng của các luồng tư tưởng, văn hóa, tôn giáo, của vùng miền, các tộc người khác là rất rõ rệt. Nó là kết quả của sự giao thoa văn hóa giữa Phật giáo, Nho giáo; giữa loại hình tượng thờ, điêu khắc, ở đình chùa với những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa hàng ngày.

Tranh Hàng Trống có hai nội dung chủ yếu, đó là dòng tranh phục vụ tín ngưỡng tâm linh, trang trí tại các đình, đền, miếu, phủ, điện thờ… và dòng tranh phục vụ phong tục chơi tranh cổ truyền, nhất là vào dịp Tết cổ truyền.

Ngôi đình cổ và “nhịp thở” của tranh dân gian Hàng Trống
Tranh Hàng Trống là dòng tranh lâu đời nhất ở Hà Nội và cũng là dòng tranh lâu đời nhất ở Việt Nam. (Ảnh: Bảo Thoa)

Cái thú chơi tranh, treo tranh tết như chơi hoa vào dịp Tết đã có từ lâu đời ở người Việt. Nghệ nhân Lê Đình Nghiên có lẽ là người cuối cùng còn lại của dòng tranh Hàng Trống. Theo nghề truyền thống của gia đình từ lúc nhỏ, 60 năm đã qua, chỉ còn lại ông là người duy nhất am tường và có thể làm được từ đầu đến cuối mọi công đoạn của một bức tranh dân gian Hàng Trống.

Trước sự mai một, nguy cơ thất truyền và những thách thức, khó khăn của các dòng tranh dân gian trong đời sống đương đại hiện nay, nhiều hoạt động khôi phục, bảo tồn của các đơn vị, cá nhân tâm huyết đã được triển khai trong những năm gần đây, góp phần tôn vinh giá trị và đưa tranh dân gian Hàng Trống đến gần hơn với công chúng.

Hoạt động quảng bá, bảo tồn, phát huy giá trị tranh dân gian Hàng Trống lâu nay cũng được lãnh đạo chính quyền quận Hoàn Kiếm đặc biệt quan tâm chỉ đạo các ban ngành, phường Hàng Trống vào cuộc. Rất nhiều các hoạt động được triển khai tổ chức thực hiện, trong đó có hoạt động quảng bá, khôi phục dòng tranh dân gian Hàng Trống gắn với việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa đình Nam Hương.

Tọa đàm “Nghề thủ công truyền thống Hà Nội - Sáng tạo để phát triển” do Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp Hội Di sản văn hóa Việt Nam tổ chức mới đây là một trong những hoạt động tích cực của chính quyền địa phương trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống lịch sử.

Theo ông Đặng Minh Tuấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hàng Trống, sau khi được đầu tư tu bổ, tôn tạo, đình Nam Hương với nét kiến trúc cổ truyền và là nơi sinh hoạt chung của cộng đồng, đã trở thành điểm sáng tạo để các nghệ sỹ trẻ được tiếp cận với tranh dân gian Hàng Trống. Hiện đình Nam Hương đang trưng bày 11 tác phẩm tiêu biểu của dòng tranh Hàng Trống. Các nghệ sĩ trẻ được học hỏi, trải nghiệm kỹ thuật vẽ tranh qua các buổi giới thiệu, hướng dẫn cùng với nghệ nhân Lê Đình Nghiên.

Nhờ hoạt động như vậy, các tác phẩm lấy cảm hứng từ dòng tranh dân gian này đã được các họa sỹ trẻ sáng tác và tổ chức triển lãm tại đây. Có thể kể đến các triển lãm thu hút sự quan tâm của công chúng như: Triển lãm “Từ truyền thống đến truyền thống”; Triển lãm “Hổ dạo phố”; Triển lãm “Cõi Tiên”…

Ngôi đình cổ và “nhịp thở” của tranh dân gian Hàng Trống
Hoạt động quảng bá, khôi phục dòng tranh dân gian Hàng Trống còn gắn với phát triển du lịch. (Ảnh: Bảo Thoa)

Hiện nay, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đang xây dựng Đề án Bảo tồn dòng tranh dân gian Hàng Trống gắn với việc quảng bá di tích đình Nam Hương phục vụ phát triển du lịch quận giai đoạn 2021 - 2026 và những năm tiếp theo.

Hoạt động quảng bá, khôi phục dòng tranh dân gian Hàng Trống còn gắn với phát triển du lịch. Với gợi ý của chính quyền phường Hàng Trống và sự cố vấn trực tiếp của nghệ nhân Lê Đình Nghiên, chủ đầu tư dịch vụ khách sạn L’Hotel du LAC Hanoi tại 35 Hàng Trống đã lấy cảm hứng chính từ những mảng màu rực rỡ và ý nghĩa văn hóa tốt đẹp của tranh Hàng Trống để thiết kế lên không gian nội thất truyền thống kết hợp với hiện đại, thu hút nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước khi lưu trú tại khách sạn. Thông qua đó, họ ít nhiều đã biết sự tồn tại của một dòng tranh dân gian mang tên Hàng Trống.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn:

Tranh dân gian Hàng Trống là một trong những dòng tranh độc đáo, kết tinh nhiều giá trị thẩm mỹ, tinh thần và tín ngưỡng của người Kinh kỳ ngày xưa giúp các giá trị mãi trường tồn với thời gian. Đây là một trong những dòng tranh dân gian tái hiện một cách sinh động nét đẹp văn hóa của người Việt ngày xưa.

Những giá trị lịch sử văn hóa chứa đựng trong tranh dân gian Hàng Trống phản ánh đời sống tinh thần phong phú, đặc sắc của người dân Thăng Long - Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

Các hoạt động kể trên đang chỉ dừng lại ở việc quảng bá, chưa có hoạt động thực sự về bảo tồn, khôi phục mang tính hiệu quả bền vững. Hiện nay nghệ nhân Lê Đình Nghiên đang truyền bí quyết của nghề làm tranh và lòng yêu nghề cho người con trai là anh Lê Hoàn. Tuy nhiên, nghệ nhân Lê Hoàn còn trẻ, ngoài đời còn nhiều công việc hấp dẫn hơn. Để dòng tranh dân gian Hàng Trống được bảo tồn và trao truyền đúng cách cần phải có một giải pháp đồng bộ, đặc biệt là Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tích cực để bảo tồn di sản này.

“Qua quá trình thực hiện các hoạt động bảo tồn và khôi phục, chính quyền phường Hàng Trống nhận thấy có nhiều khó khăn và khó khăn lớn nhất đó là con người, chính sách hỗ trợ và nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động bảo tồn và khôi phục”, ông Đặng Minh Tuấn trăn trở.

Theo ông Tuấn, để các hoạt động bảo tồn, khôi phục lại dòng tranh dân gian Hàng Trống thì sự tham gia của nghệ nhân Lê Đình Nghiên là hết sức quan trọng, nhưng ngoài ra cũng cần phải có sự tham gia một cách bài bản (tổ chức khóa học, hội nghị tọa đàm, các buổi quảng bá, hướng dẫn…) của các đơn vị, cá nhân khác (như các nghệ sỹ, các trường mỹ thuật, người đam mê…) thì mới có thể thành công.

Để làm được việc trên, chính quyền các cấp cần quan tâm bố trí ngân sách hoặc kêu gọi sự ủng hộ từ các doanh nghiệp, quỹ phát triển văn hóa… để tạo nguồn tài chính cho sự bảo tồn, khôi phục, cũng như phải định ra những cơ chế chính sách hỗ trợ cho nhân lực thực hiện việc này. Đồng thời, gắn việc bảo tồn, khôi phục dòng tranh dân gian Hàng Trống với không gian di tích lịch sử - văn hóa đậm nét truyền thống Việt là đình Nam Hương, ngôi đình vốn nằm ngay trên phố Hàng Trống, nơi gắn với lịch sử hình thành dòng tranh này.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

Tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội cần tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh; chú trọng việc bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh trong trường học và khu vực cổng trường, an toàn giao thông trên các xe đưa đón học sinh đến trường...
Tặng sách cho các em học sinh vùng bị thiên tai, lũ lụt

Tặng sách cho các em học sinh vùng bị thiên tai, lũ lụt

(LĐTĐ) Hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh đạo thành phố Hà Nội, Ban Tổ chức Hội Sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 về việc ủng hộ, tặng sách cho các Thư viện trường học tại các huyện ngoại thành Hà Nội bị ảnh hưởng bởi bão lụt, đến nay các đơn vị xuất bản trên địa bàn Thành phố đã nhiệt tình chung tay, góp sức ủng hộ với tổng số lượng 16.000 cuốn sách, vở, đồ dùng học tập các loại.
Lan tỏa văn hóa đọc để Hà Nội trở thành “Thủ đô" của sách và tri thức

Lan tỏa văn hóa đọc để Hà Nội trở thành “Thủ đô" của sách và tri thức

(LĐTĐ) Tối 27/9, Hội Sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” đã chính thức khai mạc. Hội Sách không chỉ là sự kiện văn hóa, mà còn là cầu nối của tri thức, là nơi mà mỗi cuốn sách mang theo những câu chuyện, những ý tưởng và tri thức được chia sẻ rộng rãi.
Đã thực hiện 423 công trình, phần việc thanh niên trị giá gần 62 tỷ đồng

Đã thực hiện 423 công trình, phần việc thanh niên trị giá gần 62 tỷ đồng

(LĐTĐ) Tại chương trình tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2024, chiều 27/9, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng - Trưởng ban Chỉ đạo chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè cho biết, các hoạt động trong chiến dịch đã được triển khai rộng khắp. Sau 3 tháng, chiến dịch đã thu hút 132.834 tình nguyện viên tham gia.
Thực hiện xác thực sinh trắc học, số tài khoản nhận tiền lừa đảo giảm đáng kể

Thực hiện xác thực sinh trắc học, số tài khoản nhận tiền lừa đảo giảm đáng kể

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, số tài khoản nhận tiền lừa đảo trong tháng 8 giảm khoảng 72% so với trung bình 7 tháng đầu năm, khi chưa thực hiện xác thực sinh trắc học.
Liên tiếp phá kỷ lục, giá vàng liệu có còn tăng đến mức nào?

Liên tiếp phá kỷ lục, giá vàng liệu có còn tăng đến mức nào?

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước liên tiếp tăng thời gian gần đây, đặc biệt là vàng nhẫn. Nhiều nhà đầu tư quan tâm liệu đà tăng “nóng” có còn kéo dài?
Phổ biến quy định về xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ trong lĩnh vực báo chí

Phổ biến quy định về xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ trong lĩnh vực báo chí

(LĐTĐ) Chiều ngày 27/9, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức hội nghị phổ biến Thông tư số 05/2024/TT-BTTTT hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực báo chí thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ TT&TT.

Tin khác

Tọa đàm: Nhân chứng lịch sử “Giai cấp Công nhân - Tổ chức Công đoàn Thủ đô: Tự hào quá khứ, xây dựng tương lai”

Tọa đàm: Nhân chứng lịch sử “Giai cấp Công nhân - Tổ chức Công đoàn Thủ đô: Tự hào quá khứ, xây dựng tương lai”

(LĐTĐ) Mới đây, Báo game bài uy tín Thủ đô tổ chức Tọa đàm trực tuyến nhân chứng lịch sử “Giai cấp Công nhân - Tổ chức Công đoàn Thủ đô: Tự hào quá khứ, xây dựng tương lai”.
Khơi gợi tiềm năng làng cổ

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

(LĐTĐ) Hà Nội hiện có nhiều làng cổ với kiến trúc độc đáo, truyền thống lịch sử và bề dày văn hóa. Tiêu biểu trong các làng cổ có thể kể đến như: Đường Lâm, Cự Đà, Bát Tràng… mỗi nơi lại có một sắc thái riêng biệt, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Tuy nhiên, dù làng cổ được đánh giá là "mỏ vàng" hiện hữu, có nhiều tiềm năng phục vụ du lịch Thủ đô, nhưng hiện các huyện ngoại thành vẫn chưa khai thác hết giá trị vốn có.
Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

(LĐTĐ) Ngày 15/9 (13 tháng 8 Âm lịch), Thị ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu 2024” cho trẻ em trên địa bàn. Hơn 600 học sinh chăm ngoan, học giỏi đến từ 15 xã, phường trên địa bàn đã có những giây phút thoải mái, vui vẻ với Nghệ sĩ nhân dân Xuân Bắc và Tự Long.
Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

(LĐTĐ) Trước tình hình nhiều người dân tại quận Bắc Từ Liêm phải sơ tán đến nơi ở tạm do mực nước sông dâng cao, Hội Phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm đã chủ động, kịp thời phát động phong trào "nhường cơm sẻ áo" kêu gọi hội viên chung ta hỗ trợ nhân dân.
Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội - Transerco thông tin, hôm nay (10/9) một hành khách đi xe buýt từ Phú Xuyên đi Thường Tín đã đãng trí bỏ quên chiếc túi có 150 triệu đồng vừa rút từ ngân hàng về. Ngay khi phát hiện số tài sản này, đội ngũ lái xe buýt và nhân viên phục vụ của Transerco đã hỗ trợ tìm kiếm, bảo quản và trao lại cho hành khách số tiền lớn bị bỏ quên này.
Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

(LĐTĐ) Sau bão, cùng với nhiều diện tích hoa màu trên địa bàn một số quận, huyện bị ảnh hưởng, nhiều cánh đồng lúa cũng rơi vào tình trạng ngập úng hoặc gãy đổ. Trong những ngày qua, các cấp Hội phụ nữ Thủ đô đã hỗ trợ gặt sớm lúa đổ tại nhiều cánh đồng, nhằm giảm bớt thiệt hại về kinh tế cho bà con.
Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

(LĐTĐ) Sáng 29/8, Huyện ủy Thanh Trì tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho các đảng viên có từ 30 - 70 năm tuổi Đảng.
Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 của thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Cuộc thi Thử thách “Check in Hanoi” với áo dài được đông đảo phụ nữ các quận, huyện tham gia.
Xem thêm
Phiên bản di động