Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Người trẻ loay hoay với hội chứng Overthinking

Overthinking hay còn được gọi là "hội chứng rối loạn lo âu" đang thực sự trở thành một vấn đề nghiêm trọng với nhiều người trẻ. Hội chứng này khiến cho không ít người rơi vào trạng thái trầm cảm, kiệt sức và ảnh hưởng tới nhiều mặt trong cuộc sống.
Người giáo viên trẻ tận tâm với nghề, lan tỏa yêu thương Cảm hứng bất tận từ kỳ nghỉ âm nhạc 8Wonder “siêu” hút cư dân mạng Nghệ thuật kỳ diệu từ đôi bàn tay thanh thiếu niên tự kỷ, người khuyết tật

"Mắc kẹt" trong suy nghĩ của chính mình

Người trẻ loay hoay với hội chứng Overthinking
Over thinking là một dạng rối loạn lo âu, lo lắng và suy diễn quá mức một sự việc đơn giản hoặc chưa hề xảy ra. Ảnh minh hoạ.

Trong cuộc sống hiện đại, áp lực về học tập, thi cử, cơm áo gạo tiền khiến nhiều bạn trẻ mắc kẹt trong vòng xoáy của những suy nghĩ, đặc biệt là những áp lực về tâm lý. Mỗi khi gặp phải những chuyện không như mong muốn, nhiều người trẻ có xu hướng nghĩ nhiều về vấn đề đó tới mức mất ăn, mất ngủ, gây ảnh hưởng đến những hoạt động khác trong cuộc sống. Đó chính là những biểu hiện của một hội chứng có tên overthinking. Mọi vấn đề lớn, nhỏ qua cách nhìn của người mắc "bệnh" overthinking đều trở nên nghiêm trọng.

Thường hay lo lắng thái quá về kết quả học tập, định hướng tương lai và các mối quan hệ xung quanh, Trần Khánh Linh - Sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết, bản thân thường xuyên bị cuốn vào trạng thái tiêu cực. Linh bị áp lực vì chuyện học tập ở trường đại học. Đợt thi học kỳ vừa qua, dù đã cố gắng rất nhiều nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi. Thay vì tìm cách giải quyết, Linh lại tự dằn vặt bản thân, gần như bỏ bữa và luôn có suy nghĩ rằng mình thua kém mọi người.

"Mình kỳ vọng rằng sẽ đạt điểm cao trong kỳ thi lần này cũng như đặt niềm tin vào bản thân quá nhiều nhưng khi nhận được kết quả thấp, mình rất buồn. Mấy ngày nay, mình luôn trong trạng thái hồi hộp, lo lắng và hoài nghi năng lực của bản thân", Khánh Linh chia sẻ.

Tương tự như Khánh Linh, bạn Việt Anh (20 tuổi, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) chia sẻ, sau một năm học Sư phạm Văn và cho rằng lựa chọn này là sai, Việt Anh quyết định bỏ dở và chuyển sang ngành học khác. Suốt 2 tháng từ sau quyết định đó, chàng trai liên tục ở trong trạng thái lo lắng về tương lai và mất ngủ. Nhiều tuần liền, Việt Anh dành hầu hết thời gian trong ngày để nằm lướt mạng xã hội.

"Mình cứ chìm trong cảm giác tiêu cực suốt vài tuần liền. Đến nỗi bạn bè còn bảo nỗi buồn là một phần của mình rồi. Những suy nghĩ linh tinh về cuộc sống làm cho mình nhiều lúc muốn phát điên. Đôi khi chỉ ngồi nghĩ thôi mà nước mắt mình trào ra như thế sự việc nó đang diễn ra thật vậy. Tự biết là mình đã suy nghĩ tiêu cực nhưng mình không làm thế nào để ngắt nó ra khỏi đầu", Việt Anh chia sẻ.

Những người bị overthinking họ ý thức được "căn bệnh" này đang khiến cuộc sống trở nên tồi tệ hơn nhưng không biết cách nào để thoát ra.

Người trẻ loay hoay với hội chứng Overthinking
Những người mắc chứng "Overthinking" thường chìm đắm trong mớ suy nghĩ tiêu cực. Ảnh minh hoạ.

Overthinking - Bệnh của người hiện đại?

Theo ThS.Chuyên gia tâm lý trị liệu Dương Thị Thu Hà - Giám đốc trung tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam chia sẻ: "Thực tế căn bệnh overthinking này là do các bạn quá cầu toàn, quá kỳ vọng vào bản thân của mình. Áp lực cho giới trẻ hiện nay là bạn phải đạt được cái này, đạt được cái kia. Khi mà bạn suy nghĩ quá nhiều về quá khứ thì bạn ảnh hưởng đến tâm lý, không thoát được ra dẫn đến trầm cảm. Khi lo lắng thái quá về tương lai thì có thể mắc chứng rối loạn lo âu".

Người trẻ loay hoay với hội chứng Overthinking
ThS.Chuyên gia tâm lý trị liệu Dương Thị Thu Hà - Giám đốc trung tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam. Ảnh: NVCC

Cũng theo chuyên gia tâm lý Dương Thị Thu Hà, hội chứng này có thể đi kèm với những vấn đề sức khỏe tâm thần khác, làm cho quá trình chẩn đoán và điều trị phức tạp hơn. Một số rối loạn thường đi kèm với rối loạn lo âu tổng quát bao gồm: Rối loạn hoảng sợ, trầm cảm, lạm dụng thuốc, rối loạn stress sau chấn thương.

Còn theo TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam: "Hội chứng overthinking còn được coi là một phản ứng tự nhiên của mỗi con người khi đối diện với một tình huống khó khăn trong cuộc sống. Để có đánh giá độ tuổi nào mắc nhiều hay ít hơn, cần có những số liệu được đánh giá một cách khoa học. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là với sự xuất hiện của internet, những người bị overthinking chia sẻ nhiều hơn, từ đó dẫn đến cảm giác như tình trạng này đang nghiêm trọng hơn so với các thế hệ trước".

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến overthinking: áp lực công việc, học tập; mệt mỏi trong chuyện tình cảm, gia đình; quá cầu toàn trong mọi việc; quá để tâm đến những tiểu tiết... Hay thậm chí có những bạn trẻ dễ trở nên bực bội, cáu bẳn chỉ vì suy nghĩ quá nhiều để xem bản thân mình thực sự muốn gì.

"Bên cạnh đó, sự phát triển internet và mạng xã hội khiến giới trẻ trở nên ít vận động hơn. Cuộc sống được bao bọc và đầy đủ vật chất cũng khiến người trẻ ít rèn luyện kỹ năng hơn, dễ nảy sinh lo âu khi va chạm với khó khăn của cuộc sống", bác sĩ Sơn cho biết.

Người trẻ loay hoay với hội chứng Overthinking
TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Ảnh: NVCC

Để thoát khỏi "căn bệnh" này, theo TS.BS Trương Hồng Sơn, điều quan trọng nhất người mắc overthinking cần phải học cách thích nghi với cuộc sống hiện tại. Mỗi người đều cần học cách tự cân bằng các mục tiêu trong từng giai đoạn của cuộc đời, chấp nhận những khó khăn, thử thách, rèn luyện tư duy tích cực, quan sát đa chiều, đặt mình vào nhiều vị trí khác nhau để nhận định chính xác về bản thân.

"Những hoạt động như đi bộ, chạy, bơi, yoga giúp khởi tạo hoạt động của các nhóm cơ, giúp tiêu hao năng lượng dẫn đến nhu cầu ngủ một cách tự nhiên. Thực hiện các hoạt động giúp phát triển bản thân như học các kỹ năng mới sẽ tạo ra cảm giác yên tâm về năng lực của mình, từ đó giảm bớt việc nghĩ nhiều", bác sĩ Sơn chia sẻ.

Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Michigan của Mỹ cho thấy 73% người trưởng thành trong độ tuổi từ 25 - 35 suy nghĩ quá nhiều. Đáng ngạc nhiên, con số này ở mức thấp hơn, 52% đối với những người trong độ tuổi từ 45-55. Điều đó cho thấy, nhiều người trẻ hiện nay đang có xu hướng suy nghĩ nhiều hơn so với người già.

Theo Bùi Phương Trang (báo Công Lý)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chiều ngày 6/9: Cảnh sát tiếp nhận nhiều tin báo cứu nạn, cứu hộ do sự cố cây đổ

Chiều ngày 6/9: Cảnh sát tiếp nhận nhiều tin báo cứu nạn, cứu hộ do sự cố cây đổ

(LĐTĐ) Theo Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) - Công an thành phố Hà Nội, chỉ tính riêng trong khoảng 2 giờ đồng hồ chiều 6/9, đơn vị đã tiếp nhận ít nhất 11 tin báo cứu nạn, cứu hộ liên quan đến sự cố cây đổ trên các tuyến phố Thủ đô. Ngay sau khi nhận được tin báo, cán bộ, chiến sĩ khẩn trương tới hiện trường thực hiện các giải pháp cứu nạn, cứu hộ.
Tin bão mới nhất 20h ngày 6/9: Bão số 3 đã giảm đi 1 cấp

Tin bão mới nhất 20h ngày 6/9: Bão số 3 đã giảm đi 1 cấp

(LĐTĐ) Tối 6/9, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, trong 3 giờ vừa qua, bão số 3 đã giảm đi 1 cấp. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị triển khai phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ứng phó bão số 3 (bão Yagi) trên địa bàn Thành phố.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló và Phu nhân đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Guinea-Bissau thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5 - 8/9. Chiều 6/9, sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Umaro Sissoco Embaló.
Địa phương nào chịu tác động đầu tiên của siêu bão số 3?

Địa phương nào chịu tác động đầu tiên của siêu bão số 3?

(LĐTĐ) Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, bão số 3 sẽ gây gió mạnh. Dự báo rạng sáng mai 7/9, trên khu vực đất liền, ven biển sẽ bắt đầu vào cám nhận của gió mạnh của bão số 3. Nhiều khả năng khu vực chịu tác động đầu tiên của gió mạnh sẽ là khu vực Móng Cái (Quảng Ninh).
Nghệ An đề phòng mưa to, ngập úng

Nghệ An đề phòng mưa to, ngập úng

(LĐTĐ) Theo bản tin lúc 17h00 ngày 06/9 của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Bắc Trung Bộ về tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3, tại khu vực Nghệ An từ đêm 06/9 đến ngày 08/9 có khả năng mưa to, có nơi mưa rất to
Hoạt động hiệu quả nhờ Chủ tịch Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm

Hoạt động hiệu quả nhờ Chủ tịch Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Điểm chung ở các đơn vị, cơ quan có hoạt động công đoàn hiệu quả là đều có những “thủ lĩnh” Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm, năng động. Trong đó, nhiều người đã được Liên đoàn game bài uy tín thành phố Hà Nội vinh danh Chủ tịch Công đoàn tiêu biểu xuất sắc năm 2024.

Tin khác

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn khẩn số 1448 /KCB-NV gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Nhi trung ương về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế, đem đến sự hài lòng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

(LĐTĐ) Tự ý uống thuốc, bỏ thuốc hoặc không đi khám thường xuyên... nhiều người mắc bệnh nền mãn tính gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

(LĐTĐ) Hoa đu đủ đực được biết đến vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc trong Đông y, vậy đâu là cách sử dụng hoa đu đủ đực đạt hiệu quả cao nhất?
Nước vối có thực sự tốt cho sức khoẻ?

Nước vối có thực sự tốt cho sức khoẻ?

(LĐTĐ) Nước vối là thức uống được nhiều người yêu thích nhất là trong những ngày hè nóng bức, nhưng có một số nhóm người được khuyến cáo không nên uống loại nước này.
Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết và 16 ổ dịch sốt xuất huyết.
Xem thêm
Phiên bản di động