Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Người trồng cam nếm "trái đắng" tại thủ phủ Cam Vinh

(LĐTĐ) Nhiều vườn cam người trồng bỏ không chăm sóc, cam trồng ra không biết bán cho ai, bệnh tật làm cây cam èo uột dần rồi rụng quả,… là những gam màu tối giữa vùng cam xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp. Đây là nơi có diện tích cam lớn nhất tỉnh Nghệ An và góp phần tạo nên thương hiệu Cam Vinh nổi tiếng trong suốt thời gian qua.

Nghệ An: Xuất hiện 9 ca cộng đồng, lấy mẫu xét nghiệm trên 3.000 người Xuất hiện chùm ca bệnh, phong toả 8 khoa của Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An Nghệ An: F1 của các ca bệnh ở xã Quỳnh Bảng trải rộng 16 xã, thị trấn của huyện Quỳnh Lưu

Ồ ạt trồng cam

Trên miền thủ phủ Cam Vinh, những màu xanh của cam giờ đã xen lẫn màu của ngô, mía. Nhiều diện tích cam ở đây đã được thay thế bằng những cây trồng ngắn này khác. Thậm chí có những vườn cam cỏ mọc um tùm, cây dây leo bám chặt bao trùm cả ngọn cam, cho thấy một số chủ vườn đã “bỏ rơi” thứ cây đã gắn bó một thời.

Người trồng cam nếm
Nhiều vườn cam ở thủ phủ Cam Vinh bị rụng quả hàng loạt

Năm 2017, gia đình ông Lê Văn Thịnh ở xóm Minh Hồ, xã Minh Hợp đã chuyển đổi từ diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng hơn 1 ha cam. Đến năm 2020, cây cam cho thu hoạch. Vụ đầu tiên, gia đình ông thua lỗ mất 20 triệu, chỉ bán với giá 2.500 đồng/1 kg. Năm nay, giá bán cũng lặp lại như vậy, nhưng vườn cam đã bị rụng mất 80% số quả. Sau vụ thu hoạch “vét” này, ông Thịnh quyết định chặt phá vườn cam để chuyển sang trồng mía, thứ cây trồng mà hàng chục năm nay bà con nơi đây vẫn trồng.

Được biết, từ năm 2013 đến năm 2018 là thời kỳ hoàng kim của cam ở đây, diện tích trồng cam cũng theo đó tăng lên ồ ạt. Tại Nông trường Xuân Thành (cũ) nay là Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Xuân Thành đóng chân trên địa bàn xã Minh Hợp, cũng là đơn vị có số diện tích cam lớn nhất. Sau khi thấy cây cam lên ngôi, nhiều hộ nhận khoán đã tìm mọi cách để chuyển đổi diện tích cây trồng hiện có để trồng cam. Theo quy hoạch, Công ty chỉ có 400 ha đất để trồng cam, thế nhưng, đến năm 2018, diện tích này đã lên đến 1.059 ha. Nhiều hộ dân tự phát mạnh ai nấy trồng, khiến công ty này phải ra văn bản cấm người nhận khoán trồng cam nhưng hiệu quả không đáng kể.

Người trồng cam nếm
Cây cam giờ trở thành cây trồng bị "ra rìa" làm hàng rào cho cây mía

Ông Lê Viết Minh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Xuân Thành cho biết: “Thời kỳ hoàng kim, cam xấu nhất cũng bán 15.000 đồng/1kg, còn cam đẹp giá 30.000 - 40.000 đồng/1kg, thậm chí còn cao hơn. Khi đó, diện tích ít, nhu cầu lớn nên giá cam lên trên trời. Thấy nhiều nhà thu nhập cao nên từ năm 2014, xuất hiện trào lưu “nhà nhà trồng cam, người người trồng cam”. Có hộ trồng cam lợi nhuận thu từ vụ này lại bỏ ra để mở rộng diện tích, các hộ không có đất thì tìm mọi cách để chuyển đổi cây trồng hiện có sang trồng cam. Trong số hàng trăm hộ trồng cam, những hộ “sống sót” cùng cây cam chỉ còn trên dưới chục hộ. Trong 1.700 ha đất nông nghiệp của đơn vị thì đã có đến trên 1.000 ha đất mà người nhận khoán đã trồng cam. Ấy vậy, mà hiện nay, nhiều vườn cam chỉ trồng mới 3 năm đã tự chặt bỏ để trồng ngô, mía,….Có khoảng 200 ha đã bị chặt bỏ, còn diện tích người dân bỏ mặc không đầu tư, chăm sóc thì chưa thống kê hết được”.

Cam rụng cũng không thể làm phân xanh

Vừa lượm lặt những trái cam rụng để gom lại một chỗ, bà Trần Thị Huyền ở xóm Thọ Thành, xã Minh Hợp vừa chia sẻ, trước đây, gia đình bà có hơn 2 ha cam, thế nhưng do không đủ sức chăm sóc nên vợ chồng bà phải bán bớt chỉ còn 7.000m2. Mấy năm trở lại đây, cam liên tục rớt giá nên thu nhập từ cam cũng “hụt hơi” theo. Từ thu nhập hàng chục triệu đồng/1 vụ, tụt xuống dần, năm ngoái, vườn cam của gia đình bà chỉ cho 3 triệu đồng/1 vụ… Vụ cam năm nay, không những bị rớt giá thảm hại mà dịch bệnh còn làm cho cam trong vườn rụng đi rất nhiều ngay trong giai đoạn sắp thu hoạch.

Người trồng cam nếm
Bà Trần Thị Huyền chán nản bên đống cam rụng được thu gom từ vườn

Ngồi nhìn đống cam rụng nhiều quả đã thối rữa trong vườn cam, bà Huyền chua xót: “Mấy năm trở lại đây, quả cam tự nhiên biến dạng, rồi long cuống rơi rụng đầy vườn. Họa vô đơn chí, giá cam vài ba năm lại đây lại tụt xuống thê thảm, từ 30 đến 35.000/1 kg cam loại 1 xuống chỉ còn 5 đến 7.000 đồng/1 kg. Năm ngoái, đầu tư hơn 20 triệu nhưng khi thu hoạch, trừ đi mọi chi phí, gia đình tôi chỉ thu về được vài ba triệu đồng từ vườn cam. Năm nay, tôi bán 5 tấn được 12 triệu đồng, tính ra chỉ có 2 ngàn rưỡi/1kg. Nếu trừ tiền thuê người hái 1 kg là 500 đồng thì còn 2.000 đồng/1kg. Nhà tôi còn có 5 sào trong vườn nhà nhưng cũng đã chặt bỏ để trồng cây khác”.

Bà Nguyễn Thị Dung ở xóm Thọ Thành, xã Minh Hợp có vườn cam rộng 1,5ha, được đánh giá là một trong những vườn cam đẹp nhất trong vùng và đã thu hoạch sang năm thứ 3. Năm trước, giá cam có giá từ 10.000 đến 15.000 đồng/1kg loại 1. Còn các loại khác chỉ có 5.000 đồng/1kg nếu bán non cũng chỉ với giá như vậy. Bà Dung chán nản: “Vườn cam nhà tôi đang đẹp xanh tốt, chỉ cần ít tuần nữa là cho thu hoạch. Thế nhưng, sau nhiều ngày mưa, trời nắng lên, cam bắt đầu chuyển màu lá rồi rụng quả dần dần. Ngày nào, gia đình cũng phải bỏ công đi nhặt quả rụng để vứt xuống hố. Cam rụng quá nhiều nhưng không dám để làm phân xanh cho vườn mà phải gom nhặt, bởi để vậy đất vườn sẽ bị chua”.

Người trồng cam nếm
Vườn cam của bà Dung là một trong những vườn cam đẹp nhất trong vùng, nhưng thời gian gần đây cam bắt đầu tự rụng quả

Được biết, xã Minh Hợp là cái nôi của thương hiệu Cam Vinh, thế nhưng do dịch bệnh trong những năm gần đây, chất lượng quả đang dần đi xuống. Nhiều diện tích cam của bà con buộc phải chặt bỏ vì sâu bệnh, thoái hóa. Từ 1.700 ha năm 2018, đến nay, toàn xã chỉ còn 700 ha. Cây cam không còn là cây trồng tạo nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ như trước đây.

Ông Lê Viết Minh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Xuân Thành cho biết thêm, liên quan đến dịch bệnh làm cho cam rụng nhiều, Công ty đã mời Viện Bảo vệ thực vật về lấy mẫu để phân tích. Qua đó cho thấy, nguyên nhân cam rụng, chết là do nấm Phytophthora gây ra làm thiệt hại lớn cho người trồng, biểu hiện của cây trồng khi bị nấm tấn công là rễ cây bị đen, rụng lá, trái cây bị rụng. Bên cạnh đó, cam còn bị bệnh vàng lá gân xanh (Greening) do vi khuẩn sống trong mạch dẫn của cây gây ra. Ngoài ra, bệnh Tristeza hay bệnh tàn lụi thường gây hại nặng cho các vườn cam. Các bệnh này thường lây lan trong môi trường đất, vào mùa mưa là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh lây lan, phát triển.

Người trồng cam nếm
Nhiều chủ vườn bỏ rơi cây cam không đầu tư chăm sóc

Theo ngành nông nghiệp huyện Quỳ Hợp, hiện, địa phương này có trên 1.500 ha cam, một trong những vùng cam chủ lực của tỉnh Nghệ An. Những năm qua, do nhiều nguyên nhân như giống chất lượng kém, cây lâu năm bị thoái hóa, đặc biệt là việc xuất hiện bệnh trên cây trồng khiến nhiều diện tích cam của bà con buộc phải chặt bỏ.

Ông Trần Đức Lợi, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Quỳ Hợp cho biết, người dân bây giờ không còn mặn mà với cây cam như trước đây. Mấy năm nay, cam bị rụng, chết, dịch bệnh,…nhiều hộ không đầu tư vì đã cạn vốn, một số hộ phải chặt bỏ cả vườn khi đang trong giai đoạn cho quả. Tại Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Xuân Thành và Công ty CP Nông Công Nghiệp 3/2 có đến hàng trăm ha cam bị người dân chặt bỏ. “Thời gian qua, tình trạng người dân trồng tự phát và thiếu đi sự đầu tư dài hạn về nguồn lực lẫn khoa học-công nghệ. Hiện, cũng chưa có doanh nghiệp đứng ra đồng hành cùng người trồng cam và bao tiêu sản phẩm. Khi được mùa, giá cả lại thấp, người dân không bán được thì không quay lại đầu tư, nên chất lượng kém dần. Huyện Quỳ Hợp đang xây dựng đề án nâng cao hiệu quả cây trồng có múi và đang kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư cùng với bà con để nâng cao hiệu quả của cây cam”- ông Trần Đức Lợi nói.

Cao Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chương Mỹ: Ứng trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến tình hình thời tiết cơn bão số 3

Chương Mỹ: Ứng trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến tình hình thời tiết cơn bão số 3

(LĐTĐ) Theo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Chương Mỹ, từ 15h30 phút ngày 7/9 đến 5h00 phút ngày 8/9, ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) trên địa bàn gây thiệt hại về tài sản hoa màu. Trong đó, đã có 501 cây đổ; 3.700m2 mái tôn bị tốc, hỏng; 227 m2 tường bao bị đổ; 1.330ha lúa bị đổ…
Sơn Tây: Huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả bão số 3

Sơn Tây: Huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Thị xã Sơn Tây thông tin, sau cơn bão số 3, tính đến sáng 8/9, trên địa bàn không có thiệt hại về người do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Tuy nhiên, tài sản và hoa màu hư hại do bão trên địa bàn tương đối lớn. Hiện thị xã đã huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Giao thông Thủ đô từng bước vận hành trở lại sau bão

Giao thông Thủ đô từng bước vận hành trở lại sau bão

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông thành phố Hà Nội thông tin, do ảnh hưởng từ cơn bão số 3, nên một số xe buýt đã bị hư hại nhẹ do cây gãy đổ. Để phục vụ tốt nhất cho người dân, căn cứ tình hình thực tế, các tuyến xe buýt và Metro trên địa bàn sẽ từng bước hoạt động trở lại.
Đường phố Hà Nội ngổn ngang sau bão số 3

Đường phố Hà Nội ngổn ngang sau bão số 3

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đi qua đã gây ra nhiều thiệt hại về cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Ghi nhận sáng 8/9 tại một số tuyến phố trên địa bàn Hà Nội, nhiều tuyến đường tắc nghẽn do cây cối gãy đổ và các công trình công cộng bị hư hại.
"Bữa cơm Công đoàn" lan tỏa tình yêu thương

"Bữa cơm Công đoàn" lan tỏa tình yêu thương

(LĐTĐ) Trong không khí thân mật và ấm áp, Công đoàn Trường Mầm non B Thanh Liệt (Liên đoàn game bài uy tín huyện Thanh Trì) đã tổ chức một "Bữa cơm Công đoàn" đầy ý nghĩa, tạo khoảnh khắc đáng nhớ cho toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên của trường.
Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân sau cơn bão số 3

Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 8/9, sau khi bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, các quận, huyện trên địa bàn Thủ đô tập trung đánh giá, khắc phục hậu quả thiên tai, huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.

Tin khác

Đêm trắng của những người "canh" bão số 3 ở Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

Đêm trắng của những người "canh" bão số 3 ở Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

(LĐTĐ) Những ngày qua, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (cơ quan chịu trách nhiệm công bố các bản tin cảnh báo bão) sáng đèn suốt đêm. Cán bộ, nhân viên Trung tâm nhiều đêm liền thức trắng; những đôi mắt dán chặt vào màn hình máy tính để cập nhật diễn biến cơn bão số 3.
Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người game bài uy tín

Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người game bài uy tín

(LĐTĐ) Ngày 20/8, Công đoàn Công ty TNHH Vận tải Quốc tế Sơn Nam (trực thuộc Công đoàn ngành Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An) đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho 550 người game bài uy tín .
Cơ hội nào cho game bài uy tín
 tự do?

Cơ hội nào cho game bài uy tín tự do?

(LĐTĐ) game bài uy tín phi chính thức (hay còn gọi là game bài uy tín tự do) ở nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn, song với trình độ chuyên môn thấp, họ khó có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm tốt. Để có thể chuyển đổi việc làm, nâng cao thu nhập đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số, việc đào tạo nâng cao tay nghề là yêu cầu cần thiết đối với người game bài uy tín , nhất là game bài uy tín giản đơn.
Đề xuất quy định giờ làm việc để người game bài uy tín
 có thời gian tìm bạn đời

Đề xuất quy định giờ làm việc để người game bài uy tín có thời gian tìm bạn đời

(LĐTĐ) Chuyên gia kiến nghị thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc gia đình.
Thương mại hóa sản phẩm truyền thống theo hướng chuyển đổi xanh

Thương mại hóa sản phẩm truyền thống theo hướng chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển bền vững, việc thúc đẩy các giải pháp kinh doanh sáng tạo và xanh là điều vô cùng cần thiết. Dự án “Nâng cao năng lực sản xuất và thương mại hóa sản phẩm Oản Ngọc Ân theo hướng chuyển đổi xanh” do người khuyết tật tại Hà Nội thực hiện phù hợp với mục tiêu Chương trình “Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Cải thiện mức lương hưu đối với những người có lương hưu thấp

Cải thiện mức lương hưu đối với những người có lương hưu thấp

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2025 trở đi, những người có mức lương hưu thấp, và nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ được điều chỉnh tăng lương hưu ở mức thỏa đáng, nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ…
TKV thông tin ban đầu về vụ tai nạn hầm lò tại Công ty Than Hòn Gai

TKV thông tin ban đầu về vụ tai nạn hầm lò tại Công ty Than Hòn Gai

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết: Vào khoảng 22 giờ 10 phút ngày 29/7, tại lò chợ chống bằng giá thủy lực dạng khung ZH1600/16/24 mức -110 vỉa 12 thuộc dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Suối Lại (giai đoạn I), Công ty Than Hòn Gai - TKV, thành phố Hạ Long, nhóm công nhân gồm 5 người trong quá trình làm việc thì đột ngột xảy ra sự cố.
Thường Tín: Tăng cường kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật game bài uy tín

Thường Tín: Tăng cường kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật game bài uy tín

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín thông tin, công tác kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật game bài uy tín trên địa bàn luôn được chú trọng. Hằng năm, Ủy ban nhân dân huyện ban hành kế hoạch kiểm tra việc chấp hành các quy định của Bộ luật game bài uy tín , Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn, Luật An toàn - vệ sinh game bài uy tín , Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện…
Bí quyết để có những cánh đồng rau an toàn

Bí quyết để có những cánh đồng rau an toàn

(LĐTĐ) Được biết đến là “vựa” rau an toàn của huyện Đan Phượng (Hà Nội) nghề trồng rau ở xã Thọ An phát triển quanh năm, mùa nào thứ đó với hơn 70% nông dân sống bằng nghề trồng rau. Từ bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học và dùng chế phẩm sinh học, hàng trăm hộ nông dân xã Thọ An đã áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao

Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá làm một số khu vực sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, cùng với sản xuất nông nghiệp thiếu ổn định, lợi nhuận thấp ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nông dân. Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã có những giải pháp tổng thể nhằm khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị cao, các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao đảm bảo phù hợp với quy hoạch, bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động