Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Nhận biết, điều trị bệnh tâm thần ở trẻ

Những năm gần đây nhiều trẻ nhỏ phải nhập viện vì chứng bệnh tâm thần. Theo các bác sỹ, khi thấy trẻ có biểu hiện hoảng loạn, kêu khóc, xa lánh mọi người, không ăn, không vệ sinh thân thể hay cáu gắt, đập phá… là bệnh đã nặng, cần được chữa trị kịp thời.
Cho trẻ sơ sinh tiếp xúc ngay với mẹ: Giảm đáng kể tử vong
Vui buồn thất thường là biểu hiện tâm thần
Ô nhiễm không khí gây chứng tự kỷ và tâm thần phân liệt

Trẻ bị sang chấn tâm lý

Cháu Thùy Vân, 10 tuổi, ở Uông Bí, Quảng Ninh, được mẹ đưa vào bệnh viện khám lại sau 6 tháng điều trị tại khoa Tâm thần phân liệt, bệnh viện Bạch Mai. Chị Linh, mẹ cháu Vân, chia sẻ: Chị sinh được 2 cháu, Vân là con đầu. Trước kia bố mẹ rất gần gũi cháu nhưng từ ngày chị sinh thêm bé trai gia đình ít có thời gian quan tâm. Cuối năm 2014, cháu Vân tự nhiên ít nói và lầm lì. Hay ốm và hay lẩm bẩm một mình. Nhiều khi cháu bảo có người đang mắng, dọa đánh và khi tắm thì có người nhìn trộm cháu, nhiều đêm ngủ thì giật mình kêu cứu. Vì tưởng con bị ai bắt nạt nên gia đình đã đi tìm hiểu nhưng không phải. Trong khi bệnh của cháu ngày nặng hơn, gia đình phải đưa cháu đi bệnh viện.

Nhận biết, điều trị bệnh tâm thần ở trẻ
Nhiều bệnh nhân tâm thần là trẻ nhỏ

Hay trường hợp cháu Minh, 8 tuổi hiện đang được điều trị tích cực do rối loạn tâm thần. Bà của cháu cho biết: Bố mẹ cháu rất cưng chiều, cháu muốn ăn gì, làm gì đều được nhưng từ khi mẹ sinh thêm em bỗng nhiên cháu sinh ra ốm và có những biểu hiện khác thường. Nhiều khi cháu đánh em vì cho rằng em làm mình không được yêu thương nữa. Biểu hiện nặng nhất là cháu tự lấy tay cào sứt mặt, chảy máu. Bị bố mẹ đánh thì cháu sinh ra thù gét bố mẹ và bỏ ăn.

Theo TS.BSCKII Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Tâm thần phân liệt bệnh viện Bạch Mai: Gần đây khoa thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân là trẻ nhỏ ở nhiều độ tuổi khác nhau. Trường hợp hai cháu kể trên cũng giống như nhiều trẻ khác khi nhập viện có biểu hiện rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi và nặng hơn là rối loạn tâm thần, gọi chung là bị những sang chấn tâm lý. Ban đầu khi có những biểu hiện của bệnh, gia đình thường ít chú ý hoặc biết nhưng dè dặt bởi các định kiến xã hội, đến khi bệnh nặng mới đưa đến bệnh viện. Nhiều cháu đã có những hành vi làm tổn thương mình và tổn thương người xung quanh, rất nguy hiểm.

Do điều kiện kinh tế khó khăn, các gia đình ít có thời gian quan tâm tới con cái. Hay nhiều gia đình nghĩ con đã biết tự chăm sóc bản thân nên khi sinh thêm bé thứ hai thường dành thời gian chăm sóc cho bé mới sinh, ít quan tâm đến bé lớn. Nhiều khi do căng thẳng trong công việc, cuộc sống, bố mẹ thường hay quát mắng con cái, khi đó trẻ sẽ sinh tâm lý buồn chán vì cho rằng bố mẹ không còn cần mình.

Chữa bệnh cho trẻ ngay trong gia đình

Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, quá trình phát triển tư duy của trẻ cần được quan tâm ngay từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ. Người mẹ cần “vệ sinh tâm thần” cho trẻ như: Không bị mắc những bệnh truyền nhiễm, ăn uống cân đối và đủ chất dinh dưỡng. Tránh bị sang chấn tâm lý. Giai đoạn từ 5 đến 16 tuổi, nhận thức của trẻ còn non nớt vì cơ thể chưa phát triển đầy đủ. Não chưa được biệt hóa hoàn toàn, đặc biệt là não thất, vì vậy không nên để trẻ bị sang chấn tâm lý. Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội mang ý nghĩa cộng đồng.

Theo các bác sỹ, khi trẻ có biểu hiện rối loạn giấc ngủ như: Giấc ngủ nông, ngủ hay gặp ác mộng và sợ hãi khi ở một mình, thù gét những ai yêu thương mình, đặc biệt là thù ghét người đang yêu thương mình mà lại bỏ rơi mình. Nặng hơn, trẻ thường hoảng loạn kêu khóc, xa lánh mọi người, không ăn, không vệ sinh thân thể, hay cáu, đánh bạn thân và đập phá, gia đình cần cho trẻ đến khám ngay tại các cơ sở chuyên khoa tâm thần để được chữa trị kịp thời.

Còn theo bác sĩ Dũng, trẻ có thể khỏi bệnh hoàn toàn khi được người thân trong gia đình gần gũi và chia sẻ vì nguyên nhân dẫn tới những sang chấn tâm lý của trẻ phần nhiều từ phía gia đình, nhiều gia đình thiếu tinh tế trong việc chăm sóc con. Môi trường gia đình rất quan trọng đối với trẻ, trẻ sẽ hồi phục nhanh hơn nếu cảm thấy hạnh phúc và bố mẹ luôn yêu thương mình. Đặc biệt, trẻ sẽ không bị tái phát bệnh nếu gia đình phối hợp chặt chẽ cùng bác sĩ trong việc chăm sóc trẻ đúng cách.

Dù trẻ sinh ra không may bị khiếm khuyết, cha mẹ cũng nên dành tình yêu thương công bằng cho trẻ. Đừng bắt trẻ phải tự lập sớm nếu trẻ chưa sẵn sàng vì không phải đứa trẻ nào phát triển tâm, sinh lý cũng giống nhau. Cho trẻ thời gian để hoàn thiện mình và đừng đặt ra tiêu chuẩn đối với trẻ, hãy cho trẻ biết mình đúng và sai như thế nào trong sự động viên và khích lệ. Trẻ đang trong thời gian hồi phục, gia đình cần gần gũi hơn, động viên chia sẻ nhiều hơn, phải kiên trì không nên nóng vội và tuyệt đối không có cái nhìn định kiến với trẻ bị tâm thần.

Trang Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chiều ngày 6/9: Cảnh sát tiếp nhận nhiều tin báo cứu nạn, cứu hộ do sự cố cây đổ

Chiều ngày 6/9: Cảnh sát tiếp nhận nhiều tin báo cứu nạn, cứu hộ do sự cố cây đổ

(LĐTĐ) Theo Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) - Công an thành phố Hà Nội, chỉ tính riêng trong khoảng 2 giờ đồng hồ chiều 6/9, đơn vị đã tiếp nhận ít nhất 11 tin báo cứu nạn, cứu hộ liên quan đến sự cố cây đổ trên các tuyến phố Thủ đô. Ngay sau khi nhận được tin báo, cán bộ, chiến sĩ khẩn trương tới hiện trường thực hiện các giải pháp cứu nạn, cứu hộ.
Tin bão mới nhất 20h ngày 6/9: Bão số 3 đã giảm đi 1 cấp

Tin bão mới nhất 20h ngày 6/9: Bão số 3 đã giảm đi 1 cấp

(LĐTĐ) Tối 6/9, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, trong 3 giờ vừa qua, bão số 3 đã giảm đi 1 cấp. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị triển khai phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ứng phó bão số 3 (bão Yagi) trên địa bàn Thành phố.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló và Phu nhân đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Guinea-Bissau thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5 - 8/9. Chiều 6/9, sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Umaro Sissoco Embaló.
Địa phương nào chịu tác động đầu tiên của siêu bão số 3?

Địa phương nào chịu tác động đầu tiên của siêu bão số 3?

(LĐTĐ) Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, bão số 3 sẽ gây gió mạnh. Dự báo rạng sáng mai 7/9, trên khu vực đất liền, ven biển sẽ bắt đầu vào cám nhận của gió mạnh của bão số 3. Nhiều khả năng khu vực chịu tác động đầu tiên của gió mạnh sẽ là khu vực Móng Cái (Quảng Ninh).
Nghệ An đề phòng mưa to, ngập úng

Nghệ An đề phòng mưa to, ngập úng

(LĐTĐ) Theo bản tin lúc 17h00 ngày 06/9 của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Bắc Trung Bộ về tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3, tại khu vực Nghệ An từ đêm 06/9 đến ngày 08/9 có khả năng mưa to, có nơi mưa rất to
Hoạt động hiệu quả nhờ Chủ tịch Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm

Hoạt động hiệu quả nhờ Chủ tịch Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Điểm chung ở các đơn vị, cơ quan có hoạt động công đoàn hiệu quả là đều có những “thủ lĩnh” Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm, năng động. Trong đó, nhiều người đã được Liên đoàn game bài uy tín thành phố Hà Nội vinh danh Chủ tịch Công đoàn tiêu biểu xuất sắc năm 2024.

Tin khác

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn khẩn số 1448 /KCB-NV gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Nhi trung ương về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế, đem đến sự hài lòng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

(LĐTĐ) Tự ý uống thuốc, bỏ thuốc hoặc không đi khám thường xuyên... nhiều người mắc bệnh nền mãn tính gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

(LĐTĐ) Hoa đu đủ đực được biết đến vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc trong Đông y, vậy đâu là cách sử dụng hoa đu đủ đực đạt hiệu quả cao nhất?
Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết và 16 ổ dịch sốt xuất huyết.
Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em

(LĐTĐ) Bộ Y tế đã có Công văn số 5189 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em.
Xem thêm
Phiên bản di động