Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Nhận biết ngộ độc rượu và cách phòng tránh

Trong thời gian qua, các bệnh viện trên cả nước đã liên tục cấp cứu nhiều ca ngộ độc rượu. Tình trạng ngộ độc rượu một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc sử dụng rượu không bảo đảm an toàn.
Thị trường rượu…bỏ ngỏ đến bao giờ? Thêm một trường hợp hôn mê sâu và viêm phổi nặng vì rượu
Nhận biết ngộ độc rượu và cách phòng tránh
Điều trị cho bệnh nhân ngộ độc rượu tại Trung tâm Chống độc. (Bệnh viện Bạch Mai).

Ngộ độc chủ yếu do rượu “3 không”

Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong 3 tháng qua đã ghi nhận trên 20 trường hợp ngộ độc rượu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và Bệnh viện Thống Nhất. Sau khi uống rượu, ông N.V.T (58 tuổi, quê ở tỉnh Vĩnh Long) nhập viện trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, lơ mơ và hôn mê. Người nhà bệnh nhân cho biết, tối trước khi nhập viện, ông T. mua rượu ở tiệm tạp hóa nhỏ gần nhà để uống. Đến 3h hôm sau, ông bắt đầu nói sảng, chóng mặt, nôn ói, sau đó lơ mơ. Kết quả xét nghiệm độc chất cho thấy, nồng độ methanol (cồn công nghiệp) trong máu của bệnh nhân T. lên đến 209,42mg/dL, gấp hàng chục lần ngưỡng cho phép.

Theo bác sĩ Đỗ Quốc Hùng, Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương), chỉ trong tuần đầu tháng 10, khoa này đã tiếp nhận 9 ca ngộ độc rượu, 3 ca xin về vì tiên lượng nặng. Trong số những bệnh nhân này, có nhiều người nhập viện trong tình trạng nặng, hôn mê, khó thở, tím tái, suy hô hấp, mắt mờ, rối loạn cân bằng nước, điện giải, suy gan, suy thận, tăng đường huyết... và phải hồi sức tích cực.

Tương tự, từ những bệnh nhân ngộ độc rượu, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) đã phát hiện nhiều loại rượu giả, rượu trôi nổi, rất nhiều loại cồn sát trùng rởm chứa nồng độ cao methanol trên thị trường. Qua mỗi trường hợp phát hiện, Bệnh viện Bạch Mai đều thông báo cụ thể tới các cơ quan chức năng, nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, đa phần những trường hợp ngộ độc methanol là do uống phải loại rượu trắng “3 không” (không nhãn mác, không nguồn gốc, không rõ thành phần) trôi nổi ngoài thị trường. Vì lợi nhuận, người sản xuất đã pha cồn công nghiệp vào rượu. Điều đáng nói, ngộ độc methanol do uống phải rượu giả khiến người uống không biết và nghĩ rằng bị say rượu. Thậm chí, biểu hiện khi ngộ độc rượu methanol lại chậm và âm thầm nên phần lớn bệnh nhân đến viện muộn, khi đã bị tổn thương não, mắt. Mặt dù được điều trị tích cực, song tỷ lệ tử vong vẫn chiếm 30-50%. Nếu bệnh nhân không tử vong cũng dễ bị di chứng mù mắt, hoặc di chứng ở não, gan...

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, tùy cơ địa từng người sẽ có những phản ứng khác nhau, khi uống rượu chứa methanol. Có người sau khi uống có biểu hiện say rượu thông thường. Thậm chí, có thể sau 2 ngày, người uống mới xuất hiện biểu hiện ngộ độc. Đặc biệt, methanol được chuyển hóa và thải trừ rất chậm. Nếu bị ngộ độc mà bệnh nhân không tử vong, thì methanol có thể vẫn còn phát hiện thấy trong cơ thể tới 8 ngày sau khi uống rượu. Vì vậy, nếu để methanol tồn tại trong cơ thể giờ nào, thì chất độc này chuyển dần thành axit formic gây tổn thương mắt và não.

Cách xử trí khi bị ngộ độc rượu

Không chỉ bị ngộ độc rượu methanol, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cảnh báo, nhiều trường hợp cũng phải nhập viện do lạm dụng rượu thông thường. Nhiều “ma men” nghĩ rằng say rượu không nguy hiểm, nhưng họ đã nhầm. Thực tế, say rượu chính là biểu hiện của việc bị ngộ độc rượu, tùy mức độ có thể gây nguy hại cho sức khỏe, thậm chí mất mạng.

Để giảm thiểu các thiệt hại do ngộ độc rượu gây ra, bảo đảm tính mạng người tiêu dùng, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, người dân không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng methanol > 0,1%, vì có thể gây mù mắt và tử vong. Người dân cũng không nên uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày; không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân. Đặc biệt, không nên uống rượu khi không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, hay khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cũng lưu ý, người sau khi uống rượu có những biểu hiện bất thường, như: Bất tỉnh, co giật, không thể ngồi dậy, da lạnh toát, tím tái, thở khò khè… thì phải cấp cứu tại chỗ và được gọi xe cấp cứu. Cụ thể, khi nạn nhân có những biểu hiện nguy hiểm kể trên của ngộ độc rượu, người thân cần phải nhanh chóng tiến hành các bước sơ cấp cứu tại chỗ cho nạn nhân để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Đó là cần cho nạn nhân nằm trên gối và nghiêng sang một bên để tránh tình trạng nôn và hít vào phổi gây viêm phổi. Ủ ấm cho người bị ngộ độc nếu thời tiết lạnh giá. Đặc biệt, phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của nạn nhân. Nếu phát hiện thấy nạn nhân ngưng thở phải nhanh chóng sơ cứu tại chỗ và gọi xe cấp cứu. Không để bệnh nhân ngủ li bì suốt ngày hoặc đêm.

“Nếu bệnh nhân tỉnh táo và có thể ăn uống, thì nên cho ăn cháo loãng để tránh bị hạ đường huyết, đồng thời cho uống nhiều nước bù điện giải để tránh tình trạng mất nước. Nếu thấy bệnh nhân có những dấu hiệu bất thường, như: Mệt mỏi, co giật, lạnh toát, tím tái, thở khò khè, đau đầu hay mê man, loạn nhịp... thì người nhà cần sớm đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời”, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo.

Hiện nay, trên thị trường bán nhiều loại rượu khác nhau, có cả rượu trôi nổi chứa cồn công nghiệp methanol, gây ngộ độc cho con người. Trên thực tế, bằng mắt thường và các giác quan không thể nào phân biệt được rượu thường và cồn công nghiệp. Cách tốt nhất để tránh ngộ độc rượu có chứa cồn công nghiệp (methanol), trước khi uống rượu cần biết chắc chắn nguồn gốc xuất xứ của rượu dựa vào tem mác, nhãn hiệu chống hàng giả, mã vạch...

Theo Xuân Lộc/hanoimoi.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ game bài uy tín - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (20/9), các sân cỏ châu Âu tiếp tục sôi động với những trận đấu của Cúp C1 châu Âu 2024/2025.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

(LĐTĐ) Việc bà Nguyễn Phương Hằng ra tù là kết quả của quá trình xét duyệt giảm án, dựa trên các đề xuất từ trại giam về quá trình chấp hành án và cải tạo tốt của phạm nhân.
Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu cơn bão số 3, cùng với nước sông Hồng dâng cao, vùng trồng hoa đào hàng trăm ha của người dân 2 phường Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã gần như mất trắng.

Tin khác

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

(LĐTĐ) Bộ Y tế yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân...
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

(LĐTĐ) Chính phủ quyết định bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền 424,5 tỷ đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

(LĐTĐ) Trong 3 ngày liên tiếp từ 12-14/9, ngày hội hiến máu Trung thu cho em 2024 đã tiếp nhận 2.077 đơn vị máu từ người dân Thủ đô.
VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

(LĐTĐ) Chỉ trong ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi tăng cường của Thành phố Hồ Chí Minh, 39 Trung tâm tiêm chủng VNVC đã tiêm miễn phí cho gần 200 trẻ từ 1-10 tuổi, bên cạnh đó là gần 1.000 mũi vắc xin dịch vụ có thành phần chống sởi.
Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

(LĐTĐ) Bệnh whitmore có diễn biến và triệu chứng lâm sàng đa dạng, cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh. Khi được chẩn đoán và điều trị không đúng, bệnh whitmore có tỷ lệ tử vong cao, có thể lên tới 40%.
Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị các cơ sở y tế không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán đối với nạn nhân bị thương do bão lũ gây ra.
Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

(LĐTĐ) Trong và sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải… theo dòng nước tràn nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Bởi vậy, khi mưa lũ rút, người dân đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, bao gồm các bệnh đường hô hấp, truyền nhiễm, tiêu hóa... đặc biệt là các bệnh về da liễu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

(LĐTĐ) Vừa qua, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn công tác đã đến xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trao quà cho người dân nơi đây.
Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

(LĐTĐ) Đau lưỡi lâu ngày và tự uống thuốc không đỡ, bệnh nhân đi khám và được phát hiện ung thư bờ lưỡi nguy hiểm. Để điều trị, phương pháp tối ưu là cắt bỏ toàn bộ vị trí khối u và các vùng có liên quan, sau đó tạo hình lưỡi bằng vạt vi phẫu.
Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

(LĐTĐ) Vừa qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo người dân về việc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hàng cứu trợ người dân vùng bão lũ.
Xem thêm
Phiên bản di động