Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Nhiều giải pháp hỗ trợ F0 điều trị tại nhà

(LĐTĐ) Số ca mắc Covid-19 mới tại Hà Nội những ngày gần đây liên tục tăng cao, gần 3.000 ca mỗi ngày. Với hơn 40.000 F0 điều trị tại nhà, để tránh tình trạng quá tải, ngoài việc tăng cường lực lượng nhân viên y tế, các trạm y tế lưu động đã và đang triển khai tiêm chủng tại nhà, ứng dụng công nghệ thông tin quản lý F0, cùng với đó là sự giúp sức của Tổng đài 1022 tư vấn y tế Covid-19…
F0 điều trị tại nhà: Bệnh nhân yên tâm vì được hỗ trợ tối đa Hà Nội: Quản lý chặt chẽ F0 điều trị tại nhà, hạn chế tối đa chuyển tầng

Đến tận nhà dân hỗ trợ tiêm vắc xin

Thời gian này, các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường công tác tiêm chủng cho người dân, đặc biệt tiêm tại nhà cho đối tượng nguy cơ cao. Tại quận Ba Đình, quận Hoàn Kiếm đã tổ chức đồng loạt, bố trí lực lượng y tế đến tận nhà người dân để tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các trường hợp là người cao tuổi không thể đi đến điểm tiêm, có bệnh lý nền…

Nhiều giải pháp hỗ trợ F0 điều trị tại nhà
Nhân viên y tế hỗ trợ tiêm vắc xin tại nhà cho người dân. Ảnh: Công Thọ.

Là một trong những người được nhân viên y tế đến tiêm tại nhà, bà Đàm Thị Thuyên (phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Tôi tuổi cao sức yếu, khó khăn trong đi lại. Cứ nghĩ đến tình cảnh đau yếu thế này mình chưa được tiêm vắc xin, nhưng nay nhân viên y tế xuống tận nhà tiêm, lại còn tư vấn kỹ lưỡng nên tôi rất vui và xúc động”.

Chia sẻ về hoạt động ý nghĩa và thiết thực này của phường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường Phúc Tân Trần Xuân Hà cho biết, theo chỉ đạo của UBND quận Hoàn Kiếm, phường đã thành lập Tổ tiêm chủng lưu động vắc xin phòng Covid-19 tại nhà trên địa bàn và phối hợp với Trung tâm y tế quận tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người không thể đi lại, không đến được các cơ sở tiêm chủng. Dù địa bàn phường đông dân cư, nhiều người già, yếu không thể đến các điểm tiêm chủng, nhưng phường quyết tâm, cố gắng triển khai đến từng gia đình để tiêm vắc xin theo đúng quy trình, hướng dẫn của quận Hoàn Kiếm, Sở Y tế.

Được biết, để theo dõi, quản lý và điều trị F0 tại nhà, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm hiện đã thành lập 21 trạm y tế lưu động. Đồng thời, quận đã cấp các túi thuốc A và túi thuốc C cho F0 điều trị tại nhà và tại các điểm thu dung của quận. 18 phường đã thành lập 132 tổ hỗ trợ theo dõi F0 tại nhà với 682 thành viên và 56 tổ điều trị với 174 người.

Cùng với việc tiêm chủng tại nhà, thì các quận, huyện cũng đang tăng cường công tác tiêm chủng cho người dân. Chia sẻ về công tác tiêm chủng trên địa bàn quận, ông Nguyễn Hữu Quốc, Phó Giám đốc Trung tâm y tế quận Long Biên chia sẻ: Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và khó lường nên thời gian qua, Trung tâm y tế quận Long Biên cũng tăng cường đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho nhân dân. Theo kế hoạch của quận thì đến hết tháng 6/2022 quận sẽ tiêm thêm trên 400 nghìn mũi vắc xin cho người dân.

Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý F0 tại nhà

Đặc biệt, thời gian qua, ngành Y tế Hà Nội còn chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch, nên việc quản lý cũng như chăm sóc bệnh nhân hiệu quả. Điển hình, Long Biên là quận đầu tiên trên địa bàn Hà Nội ứng dụng phần mềm quản lý F0 tại nhà, sau thời gian triển khai bước đầu đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Trao đổi về vấn đề nay, ông Nguyễn Hữu Quốc thông tin: Trong 2 tuần trở lại đây, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn quận Long Biên tăng khá cao. Nhưng nhờ ứng dụng công nghệ thông tin bằng phần mềm quản lý F0, nên việc quản lý cũng như chăm sóc bệnh nhân, nhất là bệnh nhân F0 điều trị tại nhà rất tiện lợi.

Theo ông Nguyễn Hữu Quốc, Long Biên là đơn vị đầu tiên thí điểm phần mềm quản lý F0, nên tất cả những trường hợp người dân tự xét nghiệm hoặc xét nghiệm có kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2 đều được đưa vào phần mềm quản lý. Những trường hợp đó, trên cơ sở quy định của Bộ Y tế, Trung tâm y tế quận sẽ tiến hành kiểm tra và xác định lại, nếu là ca bệnh sẽ đưa vào danh sách gửi Sở Y tế Hà Nội để lấy số bệnh nhân. Còn những trường hợp khác sẽ được nhân viên y tế xếp vào đối tượng nghi ngờ và đều cho vào diện quản lý, cách ly và điều trị tại cộng đồng để tránh sai xót. “Hiện tất cả các đồng chí lãnh đạo của quận Long Biên, cũng nhu Trung tâm Y tế đều cài phần mềm quản lý F0, nên có ca F0 nào thì đều biết và quản lý hiệu quả. Tính đến trưa ngày 11/1, trên địa bàn quận Long Biên quản lý trên phần mềm có 7.375 người mắc Covid-19, mỗi hôm tăng khoảng 500-600 trường hợp”, ông Nguyễn Hữu Quốc cho biết.

Nhiều giải pháp hỗ trợ F0 điều trị tại nhà
Ảnh: Công Thọ.

Cũng theo Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Long Biên, thực tế trong thời gian hỗ trợ điều trị và quản lý F0 điều trị tại nhà, có nhiều vấn đề người dân còn thắc mắc. Trong đó, những câu hỏi nhân viên y tế thường gặp như: “Tôi mắc Covid-19 nhưng không có ai hỏi tới”; hay “tôi không thấy thuốc men gì cả”… trước những vấn đề người dân thắc mắc Trung tâm y tế quận yêu cầu tất cả nhân viên luôn đảm bảo câu trả lời để đáp ứng yêu cầu của người dân. “Và thời gian qua, nhờ ứng dụng phần mềm quản lý F0, chúng tôi đã đáp ứng được vấn đề tư vấn cho người dân tốt hơn. Tất cả đều có trên phần mềm, bởi vậy người dân được tư vấn ngay”, ông Quốc chia sẻ.

Đồng thời, vị lãnh đạo này cũng chia sẻ, việc đáp ứng thuốc cho người dân điều trị tại nhà cũng luôn được đảm bảo. Theo chỉ đạo của quận Long Biên, thì 100% những trường hợp đưa vào quản lý trong phần mềm đều được cấp các loại thuốc hỗ trợ, hoặc thuốc điều trị, ít nhất là túi thuốc nhóm A. Ông Nguyễn Hữu Quốc cho hay: “Túi B và C thì qua việc khám và khảo sát, nếu trường hợp nào có đủ điều kiện thì sẽ cấp. Túi thuốc C được cấp cho quận Long Biên, về cơ bản đến thời điểm hiện nay đã sử dụng hết. Bởi trên tinh thần chỉ đạo của Thành phố thuốc phải đến tay người bệnh”.

Và để hỗ trợ tối đa, giúp những đối tượng F0 tại nhà an tâm điều trị, tránh gây hoang mang, lo lắng, thời gian qua, trên địa bàn Thành phố đã thành lập nhiều trạm y tế lưu động, cũng như đẩy mạnh hoạt động của Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm Covid-19 tại nhà. Trước đó, Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn quy trình phối hợp trong việc quản lý, theo dõi F0 tại nhà. Trong đó yêu cầu thành lập ngay Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm Covid-19 tại nhà, với lực lượng thanh niên là nòng cốt và chủ trì triển khai, cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ Thầy thuốc đồng hành. Trên cơ sở đó, Sở Y tế Hà Nội xây dựng quy trình phối hợp quản lý và điều trị F0 tại nhà.

Theo đó, Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm Covid-19 nhập thông tin người nhiễm bệnh Covid-19 lên hệ thống phần mềm sau khi nhận được dữ liệu từ y tế cơ sở. Chỉnh sửa dữ liệu F0 đã đăng ký trên phần mềm để thông tin F0 được chính xác với thực tế của địa phương. Hỗ trợ người bệnh F0 tại nhà biết cách khai báo thông tin sức khỏe hàng ngày vào phần mềm, khai hộ thông tin cho người không có điện thoại thông minh hoặc người già yếu. Liên hệ với F0 để nhắc họ khai báo đúng giờ, đủ thông tin sức khỏe. Đồng thời, thông báo ngay cho nhân viên y tế khi F0 đang theo dõi tại nhà có dấu hiệu chuyển độ nặng hơn hoặc dấu hiệu bất thường để nhân viên y tế kịp thời vận chuyển F0 đến bệnh viện điều trị Covid-19 theo đúng phân tầng đã quy định…

Còn Mạng lưới thầy thuốc đồng hành sẽ phân công các y, bác sĩ để quản lý theo khu vực, hỗ trợ ban lãnh đạo các trung tâm y tế trong tham mưu, triển khai thực hiện và cung cấp thông tin ca bệnh cần hỗ trợ y tế khẩn cấp, báo cáo thực hiện hàng tuần. Trực tiếp chủ động theo dõi, gọi điện hỗ trợ nhóm F0 có triệu chứng theo phân tầng trên phần mềm. Ngoài ra, Mạng lưới thầy thuốc đồng hành còn nhận điện thoại được gọi từ F0 để hỗ trợ hướng dẫn khai báo thông tin sức khỏe trên phần mềm, tư vấn dinh dưỡng, an toàn lây nhiễm, trấn an tinh thần... cho bệnh nhân; kết hợp với tổng đài 1022 để nhận thông tin hỗ trợ F0 theo dõi tại nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tái cung cấp điện trở lại, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Tái cung cấp điện trở lại, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

(LĐTĐ) Lãnh đạo Bộ Công Thương đã có chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nhanh chóng triển khai các giải pháp tái cung cấp điện trở lại, trong đó tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm đó là đảm bảo cấp điện trở lại, nguồn cung xăng dầu và hàng hoá thiết yếu cho người dân sau cơn bão số 3.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

(LĐTĐ) Hôm nay (8/9) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Liên bang Nga.
Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ hoạt động Công đoàn cho 170 đồng chí là ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ủy ban Kiểm tra, Tổ Tư vấn pháp luật Công đoàn ngành và các Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hoài Đức tập trung khắc phục các hậu quả do bão số 3 gây ra

Hoài Đức tập trung khắc phục các hậu quả do bão số 3 gây ra

(LĐTĐ) Từ ngày 7/9 đến sáng 8/9, do chịu sự ảnh hưởng của cơn bão số 3 đổ bộ vào miền Bắc nước ta, trên địa bàn huyện Hoài Đức xảy ra mưa lớn, gây nhiều thiệt hại về tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 (bão Yagi) với sức gió cực mạnh đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc nước ta, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã gây ra những thiệt hại nặng nề. Trong đó, với Thành phố, nặng nề nhất là rất nhiều cây xanh bị gãy, đổ. Hiện các cấp chính quyền, toàn hệ thống chính trị và người dân đang khắc phục sự cố gãy, đổ cây xanh để đảm bảo an toàn giao thông.

Tin khác

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn khẩn số 1448 /KCB-NV gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Nhi trung ương về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế, đem đến sự hài lòng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

(LĐTĐ) Tự ý uống thuốc, bỏ thuốc hoặc không đi khám thường xuyên... nhiều người mắc bệnh nền mãn tính gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Xem thêm
Phiên bản di động