Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Những chính sách mới liên quan đến kinh tế chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2023

(LĐTĐ) Những chính sách kinh tế như tiền lãi danh nghĩa trái phiếu Chính phủ; quy định mới về thủ tục thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2023.
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và vai trò của doanh nghiệp Thủ tướng yêu cầu TP.HCM đẩy mạnh thực hiện phục hồi, phát triển kinh tế Đến 20/4, tín dụng toàn nền kinh tế tăng trưởng 2,57%

Một loạt chính sách mới về tiền lãi danh nghĩa trái phiếu Chính phủ; quy định mới về thủ tục thu, nột tiền phạt vi phạm hành chính; quy định mới về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung nhiều quy định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/5/2023.

Quy định mới về tiền lãi danh nghĩa trái phiếu Chính phủ

Ngày 10/2/2023, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 12/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 107/2020/TT-BTC hướng dẫn giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ từ nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước.

Thông tư 12 bổ sung quy định về “Tiền lãi danh nghĩa trái phiếu Chính phủ” (Điều 15a) như sau: Trường hợp Kho bạc Nhà nước nhận được tiền lãi danh nghĩa trái phiếu Chính phủ trong thời gian mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm hoàn trả số tiền lãi danh nghĩa trái phiếu Chính phủ đã nhận được cho các ngân hàng thương mại theo mã trái phiếu Chính phủ mà Kho bạc Nhà nước nhận được tiền lãi danh nghĩa.

Những chính sách mới liên quan đến kinh tế chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2023
Trái phiếu Chính phủ.

Việc hoàn trả tiền lãi danh nghĩa trái phiếu Chính phủ được thực hiện bên ngoài hệ thống giao dịch công cụ nợ của Sở Giao dịch Chứng khoán; thời điểm hoàn trả lãi danh nghĩa do hai bên tự thống nhất, nhưng không được muộn hơn 5 ngày làm việc, kể từ ngày thực thanh toán lãi trái phiếu.

Trường hợp chuyển tiền lãi danh nghĩa chậm, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thanh toán tiền phạt chậm thanh toán cho ngân hàng thương mại đối với số ngày chậm thanh toán theo mức lãi suất phạt chậm thanh toán quy định.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 4/5/2023.

Quy định mới về thủ tục thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 18/2023/TT-BTC ngày 21/3/2023 quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, bù trừ số tiền nộp phạt chênh lệch, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính.

Thông tư 18/2023/TT-BTC nêu rõ, hình thức thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Những chính sách mới liên quan đến kinh tế chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2023
Ảnh minh họa.

Thông tư này hướng dẫn về xác định thời điểm người vi phạm đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt tương ứng với 2 hình thức nộp tiền phạt (tiền mặt và chuyển khoản).

Trường hợp nộp tiền phạt bằng tiền mặt trực tiếp, ngày xác định người nộp tiền phạt đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt là ngày Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ bưu chính công ích hoặc người có thẩm quyền thu tiền phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP xác nhận trên chứng từ thu, nộp tiền phạt.

Trường hợp nộp tiền phạt bằng hình thức chuyển khoản, ngày xác định người nộp tiền phạt đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt là ngày người nộp tiền phạt nhận được thông báo giao dịch tiếp nhận khoản tiền nộp phạt thành công từ ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ bưu chính công ích để nộp vào ngân sách nhà nước.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 5/5/2023.

Quy định mới về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 16/2023/TT-BTC ngày 17/3/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2021/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Thông tư số 16/2023/TT-BTC sửa đổi quy định về “Điều chỉnh vốn điều lệ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” (sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 2) như sau:

Đối với doanh nghiệp đang hoạt động, việc điều chỉnh vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, khoản 4 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và khoản 7 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Những chính sách mới liên quan đến kinh tế chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2023
Ảnh minh họa.

Đối với các doanh nghiệp không có nhu cầu bổ sung vốn điều lệ hoặc không lập phương án xác định vốn điều lệ và nguồn đầu tư bổ sung vốn điều lệ quy định tại khoản 7 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm rà soát, quyết định và chỉ đạo doanh nghiệp thực hiện nộp phần chênh lệch giữa nguồn vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ vào ngân sách nhà nước, việc nộp phần chênh lệch này không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành quyết định, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp phần chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước. Khi doanh nghiệp nộp phần chênh lệch giữa nguồn vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ vào ngân sách nhà nước thì đồng thời hạch toán giảm theo từng thành phần vốn tương ứng thuộc nguồn vốn chủ sở hữu.

Thông tư bổ sung quy định “Phân phối lợi nhuận đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp của nhà nước” (Điều 7a).

Theo đó, doanh nghiệp thực hiện phân phối lợi nhuận theo quy định tại khoản 17 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 của Chính phủ; trường hợp doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thì căn cứ vào báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ để xác định lợi nhuận sau thuế làm cơ sở phân phối.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8/5/2023.

Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Ngày 3/4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Nghị định đã bổ sung nhiều quy định mới quan trọng liên quan đến vấn đề quản lý, sử dụng đất đai.

Nghị định bổ sung Điều 17a vào Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất.

Những chính sách mới liên quan đến kinh tế chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2023
Ảnh minh họa.

Việc tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện: Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 Luật Đất đai; đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Đất đai, khoản 2 và khoản 3 Điều 14 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; phải nộp tiền đặt trước bằng 20% tổng giá trị thửa đất, khu đất tính theo giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất; không thuộc đối tượng bị cấm tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật; đáp ứng điều kiện quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở, dự án kinh doanh bất động sản khác.

Hộ gia đình, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện: Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 17a Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định số 10/2023/NĐ-CP).

Bên cạnh đó, đất đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất phải đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 119 Luật Đất đai; đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất; việc đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện đối với từng thửa đất; đã có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở.

Kể từ thời điểm công bố kết quả trúng đấu giá thì khoản tiền đặt trước và tiền lãi (nếu có) được chuyển thành tiền đặt cọc để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Trường hợp người trúng đấu giá không nộp tiền hoặc không nộp đủ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều 68 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì người trúng đấu giá không được nhận lại tiền đặt cọc.

Đối với trường hợp người trúng đấu giá đã nộp nhiều hơn khoản tiền đặt cọc thì được Nhà nước hoàn trả số tiền chênh lệch nhiều hơn so với số tiền đặt cọc theo quy định.

Ngoài nội dung trên, Nghị định còn bổ sung trình tự thu hồi đất đối với trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định về đầu tư.

Nghị định cũng quy định chi tiết về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) qua mạng. Theo đó, người dân sẽ được nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận bằng hình thức trực tuyến và nhận hồ sơ qua bưu điện, mà không phải trực tiếp đến tận cơ quan quản lý để thực hiện như trước.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 20/5.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa to, tập trung trong ngày và đêm 7/9, để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các địa phương, ban, ngành tập trung theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai, tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão.
Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Tăng cường khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Tăng cường khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, sau khi cơn bão số 3 đổ bộ vào Hà Nội, tính đến 8h30 ngày 8/9, trên địa bàn Thành phố tình hình rất phức tạp, cây đổ trên các tuyến đường trung tâm, đường quốc lộ, tỉnh lộ, nhiều cây đổ chắn ngang đường làm ùn tắc giao thông; một số công trình bị kéo đổ do gió giật. Hiện 100% quân số đã được huy động nhằm khắc phục hậu quả và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Chương Mỹ: Ứng trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến tình hình thời tiết cơn bão số 3

Chương Mỹ: Ứng trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến tình hình thời tiết cơn bão số 3

(LĐTĐ) Theo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Chương Mỹ, từ 15h30 phút ngày 7/9 đến 5h00 phút ngày 8/9, ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) trên địa bàn gây thiệt hại về tài sản hoa màu. Trong đó, đã có 501 cây đổ; 3.700m2 mái tôn bị tốc, hỏng; 227 m2 tường bao bị đổ; 1.330ha lúa bị đổ…
Sơn Tây: Huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả bão số 3

Sơn Tây: Huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Thị xã Sơn Tây thông tin, sau cơn bão số 3, tính đến sáng 8/9, trên địa bàn không có thiệt hại về người do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Tuy nhiên, tài sản và hoa màu hư hại do bão trên địa bàn tương đối lớn. Hiện thị xã đã huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Giao thông Thủ đô từng bước vận hành trở lại sau bão

Giao thông Thủ đô từng bước vận hành trở lại sau bão

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông thành phố Hà Nội thông tin, do ảnh hưởng từ cơn bão số 3, nên một số xe buýt đã bị hư hại nhẹ do cây gãy đổ. Để phục vụ tốt nhất cho người dân, căn cứ tình hình thực tế, các tuyến xe buýt và Metro trên địa bàn sẽ từng bước hoạt động trở lại.
Đường phố Hà Nội ngổn ngang sau bão số 3

Đường phố Hà Nội ngổn ngang sau bão số 3

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đi qua đã gây ra nhiều thiệt hại về cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Ghi nhận sáng 8/9 tại một số tuyến phố trên địa bàn Hà Nội, nhiều tuyến đường tắc nghẽn do cây cối gãy đổ và các công trình công cộng bị hư hại.

Tin khác

Những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới trong tuần

Những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới trong tuần

(LĐTĐ) Lừa đảo tuyển dụng ngành Hàng không; lừa chuyển tiền học phí; nhờ mua hàng hộ để chiếm đoạt… là những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi bật tuần qua mà Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo.
Chung tay đẩy lùi ma túy học đường

Chung tay đẩy lùi ma túy học đường

Những năm gần đây, ma túy trá hình đã và đang đe dọa lứa tuổi học trò dưới nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau. Thủ đô Hà Nội, trung tâm của cả nước, cũng là “mảnh đất” dễ nảy sinh tệ nạn ma túy học đường. Bảo vệ các em tránh khỏi ma túy là trách nhiệm của gia đình, nhà trường cũng như của cả xã hội.
Cập nhật các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới nhất

Cập nhật các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới nhất

(LĐTĐ) Theo Cục An toàn thông tin, thời gian gần đây các vụ lừa đảo mạo danh gia tăng mạnh mẽ. Vì vậy, đối với các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến, người dân cần tìm hiểu kỹ, nắm bắt và trang bị cho mình những kỹ năng phòng tránh cần thiết.
Cảnh báo thủ đoạn hướng dẫn cài đặt phần mềm đăng ký cấp căn cước để lừa đảo

Cảnh báo thủ đoạn hướng dẫn cài đặt phần mềm đăng ký cấp căn cước để lừa đảo

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã liên tục cảnh báo về thủ đoạn giả danh Công an gọi điện yêu cầu người dân cài đặt phần mềm Dịch vụ công giả mạo để chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn thiếu cảnh giác và chưa cập nhật thông tin xã hội, báo chí, dẫn đến việc dễ dàng “sập bẫy” thủ đoạn này.
Giữ bình yên trên không gian mạng

Giữ bình yên trên không gian mạng

(LĐTĐ) Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn ra với những thủ đoạn tinh vi, hình thức liên tục thay đổi, nếu không quyết liệt ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn lừa đảo trực tuyến, nhiều người dân sẽ e ngại khi hoạt động trên không gian mạng.
Bôi nhọ danh dự người khác trên mạng xã hội: Cần phải xử lý thật nghiêm!

Bôi nhọ danh dự người khác trên mạng xã hội: Cần phải xử lý thật nghiêm!

(LĐTĐ) Mạng xã hội là thành tựu của khoa học công nghệ, là thế giới thu nhỏ để kết nối con người với nhau và cũng là kênh để truyền tải hình ảnh, các thông tin của tổ chức, cá nhân.Tuy nhiên, thời gian qua không ít người lợi dụng mạng xã hội để bôi xấu danh dự cá nhân. Đây là điều không thể chấp nhận, cần và càng phải xử lý thật nghiêm!
Cảnh báo chiêu trò lừa đảo bán thuốc đặc trị trên mạng xã hội

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo bán thuốc đặc trị trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Hiện nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến xuất hiện ngày càng nhiều với các chiêu trò lừa đảo tinh vi. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân tuyệt đối không mua bán trên mạng xã hội, đặc biệt là đối với các loại thuốc đặc trị không rõ nguồn gốc.
Sẽ hạ thấp mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về nồng độ cồn

Sẽ hạ thấp mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về nồng độ cồn

(LĐTĐ) Bộ Công an dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Từ việc Gạo Ông Cua bị giả mạo: Vẫn nóng chuyện bảo vệ thương hiệu

Từ việc Gạo Ông Cua bị giả mạo: Vẫn nóng chuyện bảo vệ thương hiệu

(LĐTĐ) Sau vụ việc hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo nhãn hiệu “Gạo Ông Cua” - “cha đẻ” giống gạo ST25, chưa kịp lắng xuống; mới đây, thương hiệu gạo này tiếp tục bị giả mạo và bày bán tràn lan trên sàn thương mại điện tử Shopee, một lần nữa gióng lên cảnh báo về câu chuyện bảo vệ thương hiệu gạo từng đạt giải ngon nhất thế giới này ngay tại thị trường Việt Nam.
Báo động nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo

Báo động nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo

(LĐTĐ) Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, thời gian qua, trên các nền tảng mạng xã hội không chỉ xảy ra tình trạng mạo danh người uy tín, người nổi tiếng, hay các doanh nghiệp… để lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà ngay các bộ, ngành cũng lên tiếng về việc bị giả mạo trang web, văn bản để thực hiện hành vi lừa đảo.
Xem thêm
Phiên bản di động