Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Những “lá chắn thép” chống dịch miền biên viễn

(LĐTĐ) Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc” của Thủ tướng, những chiến sĩ quân hàm xanh nơi núi rừng Tây Bắc đã không ngại gian khổ, quyết tâm thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ an ninh biên giới, vừa làm tốt công tác phòng chống, góp phần ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào vùng nội địa.
Siết chặt quản lý, tăng cường công tác kiểm tra phòng chống dịch Covid-19

Vượt khó để chống dịch

Cuối tháng 3, cùng với Đoàn công tác của Hội Nhà báo thành phố Hà Nội, chúng tôi có dịp đi thực tế tại các Đồn Biên phòng thuộc hai tỉnh Điện Biên, Sơn La. Dọc theo tuyến đường biên giới là hình ảnh những chiến sĩ biên phòng ngày đêm chắc tay súng tuần tra, bảo vệ biên giới, ngăn chặn tình trạng xâm nhập, vượt biên trái phép, tạo thành “lá chắn” phòng, chống dịch.

Những “lá chắn thép” chống dịch miền biên viễn
Chốt kiểm soát, ngăn chặn chống dịch Covid-19 Đồn Biên phòng Thanh Luông (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên). Ảnh: P.T

Tại chốt kiểm soát, ngăn chặn dịch Lếch Cuông (Đồn Biên phòng Thanh Luông, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên),trong câu chuyện với Thiếu tá Trần Tiến Lực (Chỉ huy chốt) chúng tôi càng thấu hiểu hơn sự hy sinh, hơn thế nữa là tinh thần, ý chí và cả trách nhiệm vì sự bình yên của nhân dân. Thiếu tá Trần Tiến Lực chia sẻ, kể từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đầu năm 2020, chốt Lếch Cuông đã được thiết lập. Bốn cán bộ, chiến sĩ cùng dân quân địa phương có mặt tại chốt 24/7 để kiểm soát chặt chẽ người ra vào. Cùng với đó, các chiến sĩ liên tục tuần tra hàng chục km đường rừng biên giới theo địa bàn được phân công.

Theo Thiếu tá Trần Tiến Lực, 100% cán bộ, chiến sĩ trực chốt tại Lếch Cuông đều trong cảnh xa nhà. Nhớ lại thời điểm đón giao thừa tại chốt, Thiếu tá Trần Tiến Lực bồi hồi: “Tết đến, Xuân về ai chẳng nhớ thương gia đình, vợ con.Nhưng tôi và các đồng đội xác định tư tưởng, dù thời chiến hay thời bình, khi Tổ quốc cần, chúng tôi đều sẵn sàng. Vậy là khi ấy anh em càng gắn bó, quyết tâm chặn dịch”. Quê nhà ở Thái Bình, Thiếu tá Trần Tiến Lực cũng đã lâu rồi chưa được gặp vợ con. Vợ ở nhà còn lo cho 2 con đi học nên có khi cả năm mới lên thăm chồng được một lần. “Cũng may giờ đây có sóng điện thoại, gia đình tuy xa mà gần. Ở giữa núi rừng hùng vĩ, nghe giọng vợ động viên, các con ríu rít hỏi thăm bố, tôi như được tiếp thêm rất nhiều dũng khí” - Thiếu tá Trần Tiến Lực bày tỏ.

Còn tại Đồn Biên phòng Mường Pồn (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên), Thiếu tá Nguyễn Đình Thuần (Đồn trưởng Đồn Biên phòng Mường Pồn) cho biết, đơn vị đã tăng cường 6 tổ chốt chặn, túc trực 24/24 giờ. Thiếu tá Nguyễn Đình Thuần chia sẻ, khoảng giữa năm 2020, Thiếu úy Vàng A Bia (Đội trưởng Đội Vận động quần chúng) háo hức vì sắp được tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, đại dịch bùng phát trở lại, gác niềm vui riêng, Thiếu úy Vàng A Bia đã bàn với gia đình hai bên hoãn đám cưới để ở lại đơn vị cùng đồng đội bảo vệ biên cương.

Tương tự, tại Đồn Biên phòng Chiềng Tương (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La), Trung tá Phùng Trọng Khiêm (Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Chiềng Tương) cũng kể câu chuyện về Thiếu úy Nguyễn Mạnh Hiệp (quê ở Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) - là chiến sĩ quân y của Đồn. Khi dịch bùng phát trở lại, Thiếu úy Nguyễn Mạnh Hiệp sắp đến ngày nghỉ phép để về quê cưới vợ. Mọi việc đã được gia đình hai bên chuẩn bị sẵn sàng, thiệp mời đã được gửi đi. Nhưng vì nhiệm vụ, Thiếu úy Nguyễn Mạnh Hiệp đã sẵn sàng gác lại niềm vui riêng, có mặt tại Trạm kiểm soát Biên phòng Pa Khôm để cùngTrung tâm Y tế dự phòng xã Chiềng Tương thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19...

Bảo đảm an toàn dịch bệnh

Từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam, công tác siết chặt biên giới, chốt chặn đường mòn, lối mở được lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên, Sơn La thực hiện nghiêm túc. Quân số được điều động tăng cường, nhiều cán bộ chiến sĩ phải gác lại chuyện riêng để hoàn thành nhiệm vụ “canh cho dân ngủ”, trên dưới một lòng quyết tâm, quyết liệt phòng, chống dịch bệnh.

Chia sẻ sâu hơn về vấn đề này, Đại tá Trần Nam Trung (Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên) cho biết: Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia dài hơn 455 km với 2 tuyến biên giới (Việt Nam - Trung Quốc dài 40,861 km; Việt Nam - Lào dài 414,712 km). Địa bàn biên giới gồm 4 huyện (Điện Biên, Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé) với 29 xã, 299 thôn bản, 16 dân tộc sinh sống. Thời gian qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp ngăn chặn người xuất nhập cảnh trái phép và phòng, chống dịch bệnh. Tính đến hết quýI/2021, lực lượng biên phòng của tỉnh đã và đang duy trì 69 tổ, chốt/286 cán bộ, chiến sĩ biên phòng (55 tổ, chốt cố định và 14 tổ cơ động) ngày đêm bám chốt, bám biên giới, đảm bảo tuần tra, kiểm soát chặt chẽ đường mòn, lối mở.

Những “lá chắn thép” chống dịch miền biên viễn
Những chốt chặn vững vàng trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: P.T

Bên cạnh đó, lực lượng biên phòng tỉnh cũng quản lý chặt chẽ các hoạt động xuất nhập cảnh, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm dịch, phân luồng đưa người nhập cảnh về khu cách ly theo đúng quy định; thực hiện tốt việc phát hiện, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép, buôn lậu, vận chuyển hành hóa trái phép qua biên giới. Đến hết tháng 2/2021, lực lượng biên phỏng tỉnh đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 324 trường hợp vượt biên, nhập cảnh trái phép; tiếp nhận 146 trường hợp xuất cảnh trái phép do phía Lào và Trung Quốc trao trả, bàn giao cơ quan chức năng đưa đi cách ly theo quy định. “Chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác tuần tra, siết chặt biên giới, rà soát chặt chẽ tạm trú, tạm vắng trên địa bàn, quyết liệt cùng cả nước ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép; phối hợp với cấp uỷ chính quyền địa phương tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch” - Đại tá Trần Nam Trung thông tin.

Đại úy Trần Hồng Điệp (Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Thanh Luông, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên) cho biết, năm 2020 và quý I/2021, thực hiện “nhiệm vụ kép” mà Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên giao, Đồn Biên phòng Thanh Luông đã làm tốt công tác bảo vệ biên giới, đặc biệt là trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, Đồn đã duy trì cố định 2 tổ chốt trên biên giới, 1 tổ cơ động với quân số là 16 người. Các tổ chốt đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp; phối hợp với chính quyền địa phương các xã biên giới tổ chức tuyên truyền thông qua việc phát tờ rơi, ký cam kết, loa phát thanh để người dân hiểu và chấp hành tốt các quy định về phòng, chống dịch…

Còn tại tỉnh Sơn La, theo Đại tá Vũ Đức Tú (Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La), thời gian qua, nhờ làm tốt công tác trực sẵn sàng chiến đấu và phòng, chống dịch Covid-19 nên Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.“Lực lượng Biên phòng Sơn La đã thành lập các tổ, chốt trên biên giới, đưa cán bộ, chiến sĩ ra tất cả các đường mòn, lối mở, cửa khẩu phụ để quản lý, bảo vệ, ngăn chặn, không để dịch bệnh xâm nhập. Chúng tôi cũng đã tăng cường lực lượng, nhất là vào dịp lễ, tết. Cùng với đó là kết hợp thông tin, tuyên truyền cho bà con nhân dân trong việc phòng, chống dịch bệnh nên đã giữ được sự ổn định, bình yên nơi biên giới” - Đại tá Vũ Đức Tú chia sẻ.

Có thể khẳng định, bằng tinh thần chủ động, tích cực, vượt khó, những chiến sĩ quân hàm xanh đã phát huy vai trò lực lượng xung kích nơi tuyến đầu, tạo “lá chắn thép” trong phòng, chống dịch Covid-19,từ đó góp phần ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh ngay từ cửa ngõ biên giới./.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Hoàn Kiếm huy động tổng lực gần 2.500 người tham gia ứng phó bão số 3

Quận Hoàn Kiếm huy động tổng lực gần 2.500 người tham gia ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Sau cơn bão số 3, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có 22 cây xanh bị gẫy cành lớn, 286 cây xanh đổ, gẫy, 3 người bị thương nhẹ. Ngoài ra có 2 tủ điện bị bẹp, 2 mái tôn bị tốc, 3 cột đèn chiếu sáng và 2 cột điện bị đổ, 1 ô tô con bị cây đổ bẹp nóc... Các sự cố đã và đang được cơ quan chức năng của quận xử lý kịp thời.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải kiểm tra khắc phục sau bão tại quận Thanh Xuân

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải kiểm tra khắc phục sau bão tại quận Thanh Xuân

(LĐTĐ) Sáng 8/9, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã thị sát và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 trên địa bàn quận Thanh Xuân.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 8/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã kiểm tra trực tiếp công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Chủ động ứng phó kịp thời, xử lý nhanh với ảnh hưởng xấu của thời tiết

Chủ động ứng phó kịp thời, xử lý nhanh với ảnh hưởng xấu của thời tiết

(LĐTĐ) Tính đến 5h ngày 8/9, quận Ba Đình có 329 sự cố cây đổ, đã xử lý 279 sự cố; 11 sự cố gãy, đổ cột điện, dây viễn thông, trạm biến áp, đã xử lý được 8 sự cố; 10 sự cố tốc mái nhà đã được xử lý.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hỗ trợ ngay cho các địa phương bị thiệt hại bởi bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hỗ trợ ngay cho các địa phương bị thiệt hại bởi bão số 3

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu rà soát ngay, hỗ trợ cho các địa phương bị thiệt hại, các gia đình có người thiệt mạng do ảnh hưởng của bão số 3. Trong lúc này, người dân đang phải chịu thiệt hại, do đó phải bàn với tinh thần khẩn trương; kịp thời xử lý các vấn đề liên quan tới đời sống người dân, sản xuất, kinh doanh, ứng phó sạt lở, sụt lún.
Quận Thanh Xuân: Nhanh chóng khắc phục cây gãy đổ, trạm biến áp bị chập điện sau bão

Quận Thanh Xuân: Nhanh chóng khắc phục cây gãy đổ, trạm biến áp bị chập điện sau bão

(LĐTĐ) Tính đến sáng 8/9, trên địa bàn quận Thanh Xuân bị hư hỏng 5 mái nhà dân, 6 trạm biến áp bị chập điện, 370 cây xanh đô thị bị gãy đổ, ngập úng cục bộ tại số tuyến đường, nhưng ít ảnh hưởng tắc nghẽn giao thông... Về cây xanh đô thị, có 370 cây bị gãy đổ, lực lượng xung kích các phường phối hợp các đơn vị liên quan xử lý kịp thời không ảnh hưởng đến giao thông.
Quận Tây Hồ tập trung khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3

Quận Tây Hồ tập trung khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 8/9, sau khi bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, quận Tây Hồ tập trung đánh giá, khắc phục hậu quả thiên tai, huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.

Tin khác

672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, có 672 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

(LĐTĐ) Chiều 7/9, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới có hiệu lực từ năm 2018.
Tăng cường ứng phó với bão số 3

Tăng cường ứng phó với bão số 3

(LĐTĐ) Sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3, ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3 (bão YAGI).
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

(LĐTĐ) Chương trình "Vinh quang thầm lặng 2024" là lời tri ân sâu sắc, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 79 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2024).
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Quân chủng Hải quân huy động gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ người dân Hải Phòng, Quảng Ninh ứng phó bão số 3

Quân chủng Hải quân huy động gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ người dân Hải Phòng, Quảng Ninh ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chủ động đối phó với cơn bão số 3 (Yagi), Quân chủng Hải quân chỉ đạo các đơn vị đóng quân khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh chủ động theo dõi nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão; chủ động cấp bổ sung đủ cơ số, vật tư trang bị phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn cho các đơn vị; duy trì nghiêm chế độ trực các cấp và lực lượng tìm kiếm cứu nạn.
Bà chủ Mái ấm Hoa Hồng qua mặt cơ quan chức năng như thế nào?

Bà chủ Mái ấm Hoa Hồng qua mặt cơ quan chức năng như thế nào?

(LĐTĐ) Trong thời gian hoạt động, mặc dù bị kiểm tra thường xuyên nhưng bà Giáp Thị Sông Hương - chủ Mái ấm Hoa Hồng đã nhiều lần qua mặt cơ quan chức năng Quận 12 trước khi bị phanh phui hành vi bạo hành.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Xem thêm
Phiên bản di động