Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Những phụ gia thực phẩm cần cảnh giác

Bạn có chú ý đến những hóa chất ít được biết tới, thường được tạo ra từ phòng thí nghiệm mà các nhà sản xuất đưa vào thực phầm nhằm giảm chi phí và làm bạn “cắn câu”? Vì chúng không gây béo không có nghĩa là chúng không hủy hoại bạn từ trong ra ngoài.
nhung phu gia thuc pham can canh giac Xử lý vấn nạn kinh doanh, buôn bán phụ gia thực phẩm giả: Chế tài đủ mức răn đe
nhung phu gia thuc pham can canh giac Phát hiện nhiều loại ô mai chứa phụ gia vượt phép

Ai cũng biết là phải để ý đến calo, chất béo và tinh bột khi lựa chọn thực phẩm trong siêu thị nhưng lần tới khi bạn đi mua thực phẩm, hãy chú ý đến 9 thành phần dưới đây. Và nguyên tắc hàng đầu là chọn thực phẩm nguyên ít qua xử lý sẽ giúp bạn nhận được những chất dinh dưỡng quan trọng mà không dính phải những thứ độc hại.

nhung phu gia thuc pham can canh giac

Dầu ăn hydro hóa một phần

Kẻ thù này của sức khỏe tim mạch là nguồn chất béo trans chính. Các nhà sản xuất thích nó, vì nó làm giảm chi phí, tăng tuổi thọ và ổn định hương vị, nhưng đấy là sự thua cuộc đối với người tiêu dùng.

Chất béo trans khó hòa tan trong cơ thể gấp đôi chất béo bão hòa, và vì làm tăng cholesterol xấu (LDL) và đã được chứng minh là làm giảm cholesterol tốt (HDL), nên nó là những tác nhân tích cực gây bệnh tim, tiểu đường, suy dinh dưỡng và thoái hóa tế bào.

Lưu ý: Những sản phẩm có chứa dầu ăn hydro hóa một phần với lượng ít hơn 0,5g chất béo trans trong mỗi phần ăn có thể được ghi nhãn là "không chất béo trans". Cũng nên nhớ rằng "dầu hydro hóa hoàn toàn" không có chứa chất béo trans.

Xi-rô ngô giàu fructose

Mặc dù giống với đường ăn (đường mía) về mặt hóa học, sản phẩm thay thế rẻ tiền này là một dạng glucose chế biến kỹ chuyển thành fructose - loại đường thường được tìm thấy trong trái cây.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó ức chế leptin, hoóc môn chịu trách nhiệm báo cho bộ não biết rằng bạn đã no.

Và trong khi một số người sẽ lý luận rằng về cơ bản đây chỉ là đường, thì có một điều chắc chắn: Quá nhiều đường sẽ gây hại cho các quá trình cơ thể theo rất nhiều cách, bao gồm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, béo phì và các rối loạn chuyển hóa khác.

BHA (butylated hydroxyanisole) và BHT (butylated hydroxytoluene)

Chất chống oxy hóa thường tốt, đúng. Nhưng không phải trong trường hợp này. BHA và BHT là những chất bảo quản chống oxy hóa được sử dụng trong ngũ cốc, khoai tây chiên và kẹo cao su để giữ chúng khỏi bị ôi.

Bộ Y tế Mỹ phân loại chúng là những tác nhân gây ung thư, nhưng thật khó hiểu là FDA lại cho phép sử dụng.

Những chất phụ gia này ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ và sự ngon miệng, và có liên quan đến gan và tổn thương thận, rụng tóc, các vấn đề về hành vi, và ung thư.

Natri nitrat và natri nitrit

Những chất phụ gia được sử dụng làm chất tạo màu, và để bảo quản các loại thịt như xúc xích và thịt xông khói. Nghe có vẻ không vấn đề gì cho đến khi bạn biết rằng chúng sẽ trộn với axit dạ dày để tạo thành nitrosamine, chất gây gây ung thư mạnh liên quan đến ung thư miệng, dạ dày, não, thực quản và bàng quang. Những tác dụng phụ đáng chú ý bao gồm chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và nôn.

Propyl gallat

Chất bảo quản chống oxy hóa tiếp theo này được các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng để ngăn chất béo và dầu ăn khỏi bị hỏng, và thường được sử dụng kết hợp với BHA và BHT. Đây là những chất bị tuyên bố là có hại: Chúng có thể gây ra ung thư, mặc dù bằng chứng về điều này còn chưa đi đến kết luận.

Có thể thấy chất này trong dầu thực vật, khoai tây que, viên súp gà, sản phẩm thịt, kẹo cao su và mỹ phẩm.

Natri benzoat và axít benzoic

Những chất phụ gia này được sử dụng trong một số loại nước ép trái cây, đồ uống có ga, và dưa chua để cản trở sự phát triển của vi sinh vật trong thực phẩm có tính a xít.

Mặc dù là tự nhiên và thường chỉ ảnh hưởng đến những người bị dị ứng, có một vấn đề khác: Khi natri benzoat được sử dụng trong đồ uống cũng chứa a xít ascorbic (vitamin C), các chất này có thể tạo thành những lượng nhỏ benzen, một hóa chất gây bệnh bạch cầu và nhiều loại ung thư khác.

Mặc dù lượng benzen nhỏ, song nói chung bạn nên tránh, đặc biệt là trong các thực phẩm và đồ uống có chứa axit.

Kali bromat

Kali bromat - một chất phụ gia được sử dụng trong bánh mì và bánh cuộn để tăng khối lượng và tạo cấu trúc mềm xốp - đã bị cấm bởi tất cả các nước công nghiệp phát triển khác trừ Mỹ và Nhật Bản.

Đa phần chất này sẽ bị giáng hóa thành bromid trơ, nhưng bất kỳ lượng bromat sót lại nào lẩn khuất cơ thể đều được chứng minh là gây ra ung thư ở động vật thí nghiệm.

Kali bromat cũng được sử dụng để sản xuất một số loại lúa mạch, vì thế cần kiểm tra thật cẩn thận nhãn của loại bánh mì và bánh qui yêu thích của bạn về kali bromat.

Tin tốt: Có rất nhiều các loại thực phẩm nướng khác đã thay thế kali bromat bằng những giải pháp thay thế an toàn hơn.

Phẩm màu thực phẩm

Mặc dù một số loại thực phẩm có màu từ các chất tự nhiên như beta-carotene và carmine, chừng 8 nghìn tấn phẩm màu thực phẩm (nhiều loại trong đó có nguồn gốc từ dầu mỏ) được tiêu thụ tại Mỹ, theo một khảo sát năm 2005 của Hiệp hội Feingold.

Tin tốt là 17 trong số 24 phẩm màu tổng hợp đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm của Mỹ. Vậy có gì không ổn với một ít màu còn lại?

Red#3, được sử dụng trong kẹo, bánh và các món tráng miệng nướng, đã được chứng minh là gây tổn thương nhiễm sắc thể và khối u tuyến giáp.

Red#40, có trong đồ uống, các món tráng miệng, bánh kẹo và thức ăn chăn nuôi, thúc đẩy khối u bạch huyết trong thí nghiệm.

Yellow#5 (tartrazine) và #6 có thể gây khối u tuyến giáp và thận, u lympho, và tổn thương nhiễm sắc thể.

dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cấm các phương tiện hoạt động trên sông Đáy, sông Cà Lồ, suối Yến và hồ Suối Hai

Cấm các phương tiện hoạt động trên sông Đáy, sông Cà Lồ, suối Yến và hồ Suối Hai

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, hiện nay do ảnh hưởng của cơn bão số 3, các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc tiếp tục xảy ra mưa lớn, các nhà máy thủy điện phải xả lũ dẫn đến mực nước tại các sông trên địa bàn thành phố Hà Nội dâng cao.
Cấm đường 427 qua huyện Thường Tín vì ngập sâu

Cấm đường 427 qua huyện Thường Tín vì ngập sâu

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa thông tin về phương án phân luồng, tổ chức giao thông, bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí bị ngập úng sau cơn bão số 3 trên tuyến đường 427 (71 cũ) thuộc địa bàn huyện Thường Tín.
Hạn chế phương tiện từ Quốc lộ 3 đến Bắc Giang vì ngập sâu

Hạn chế phương tiện từ Quốc lộ 3 đến Bắc Giang vì ngập sâu

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa thông tin về việc điều chỉnh tổ chức giao thông, hạn chế các phương tiện lưu thông trên đường 401 (đường tỉnh 296) đoạn từ Quốc lộ 3 đến cầu Vát, thành phố Hà Nội hướng đi thị trấn Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang vì ngập sâu.
Hà Nội: Đẩy nhanh biện pháp giải tỏa cây xanh gãy, đổ sau bão

Hà Nội: Đẩy nhanh biện pháp giải tỏa cây xanh gãy, đổ sau bão

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 2963/UBND-ĐT, về việc triển khai các biện pháp khắc phục, giải tỏa cây xanh gãy, đổ sau cơn bão số 3 (Yagi) trên địa bàn Thành phố.
Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trong quá trình lập quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc về không gian ngầm và việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố.
Thủy điện Thác Bà an toàn, lưu lượng nước về hồ đang giảm dần

Thủy điện Thác Bà an toàn, lưu lượng nước về hồ đang giảm dần

(LĐTĐ) Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thuỷ điện Thác Bà, đến 13h ngày 11/9, lưu lượng nước về hồ đạt 2.992 m3/s, lưu lượng xả 3.005 m3/s, hồ thuỷ điện bảo đảm an toàn.
TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

(LĐTĐ) Ngay sau khi công bố dịch sởi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổng lực tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1 - 10 tuổi. Đến nay, đã có 19.821 trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm vắc xin sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% và chiếm 15% trong nhóm trẻ từ 1 - 10 tuổi.

Tin khác

TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

(LĐTĐ) Ngay sau khi công bố dịch sởi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổng lực tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1 - 10 tuổi. Đến nay, đã có 19.821 trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm vắc xin sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% và chiếm 15% trong nhóm trẻ từ 1 - 10 tuổi.
Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

(LĐTĐ) Mặc dù đã được cảnh báo từ các chuyên gia y tế, nhưng tình trạng nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc… đang là một vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Đáng lo ngại, các bệnh nhân trên thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn và tốn kém hơn.
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

(LĐTĐ) Ăn tiết canh đầu tháng để lấy may, nam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng, hôn mê, rối loạn đông máu…
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Xem thêm
Phiên bản di động