Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Nỗ lực đảm bảo nhu cầu nước sạch mùa hè

(LĐTĐ) Nắng nóng khiến nhu cầu sử dụng nước của người dân tăng cao, tình trạng này gây ra hiện tượng quá tải, thiếu nước cục bộ. Để chủ động ứng phó, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị cung cấp và phân phối thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu sử dụng nước của người dân.
Đề nghị đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc cung cấp nước sạch Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nguy cơ thiếu nước cục bộ

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tình trạng nắng nóng mùa hè năm 2024 rất phức tạp, nhiệt độ phổ biến cao hơn cùng kỳ các năm từ 1,0 - 1,5 độ C. Do đó, dự kiến, nhu cầu sử dụng nước trung bình của năm 2024 tăng khoảng 3,6% so với năm 2023, mùa hè tăng khoảng trên 6,5% so với trung bình năm 2023. Đặc biệt, vào thời gian cao điểm nắng nóng mùa Hè nhu cầu sử dụng nước tăng cao so với nhu cầu trung bình (khoảng 5 - 10%) gây ra tình trạng thiếu nước cục bộ tại những khu vực cuối nguồn, cốt địa hình cao, khu vực chỉ có một nguồn cấp...

Nỗ lực đảm bảo nhu cầu nước sạch mùa hè
Công nhân Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội thi công đường ống phân phối nước sạch, đảm bảo cấp nước đầy đủ cho người dân.

Về cơ bản, hiện tại các đơn vị cấp nước Thành phố có thể cung cấp tổng công suất khoảng 1.434.985m3/ ngày - đêm đến 1.611.600m3/ngày - đêm, tuy nhiên nguồn cấp này chưa được phân bổ đều toàn bộ địa bàn. Thực tế cho thấy, hệ thống truyền dẫn kết nối Nhà máy nước mặt sông Đà, sông Đuống với hệ thống cấp nước do các đơn vị kinh doanh phân phối gồm: Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông và Công ty cổ phần Viwaco đang quản lý tuyến D600 đường trục phía nam cùng tuyến D700 nút Yên Duyên chưa được hoàn thiện kết nối.

Trong khi đó, với các đơn vị kinh doanh nước sạch như Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội dù là đầu mối điều tiết chung hệ thống cấp nước của Thành phố nhưng cũng phải chịu cảnh cắt giảm nguồn cung. Dự tính, nguồn cung của đơn vị sẽ bị giảm từ 100.000 - 200.000m3/ngày đêm do phải bù đắp nguồn thiếu hụt cho khu vực Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông và Công ty cổ phần Viwaco quản lý.

Những yếu tố này dẫn đến tổng sản lượng nước cấp vào mạng chỉ đạt khoảng 740.500m3/ngày - đêm, dự báo sẽ thiếu 10.000 - 40.000 m3/ngày - đêm (cao điểm có thể thiếu tới 60.000m3/ngày - đêm). Do đó, tại địa bàn quản lý, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội cũng đã cảnh báo một số khu vực có thể xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ như tại quận Ba Đình có khu vực ngoài đê An Dương, Phúc Xá, Hoàng Hoa Thám, Vĩnh Phúc... Quận Tây Hồ có khu vực Đê Quai, Âu Cơ, Tứ Liên, Quảng An. Quận Hai Bà Trưng có điểm Nguyễn Khoái, cuối phố Tạ Quang Bửu...

Còn theo đại diện Công ty cổ phần Viwaco (đơn vị cấp nước cho khoảng 150.000 khách hàng khu vực Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy...), mùa hè 2024 sẽ là năm khó khăn trong cấp nước. Cụ thể, lượng nước sông Đà không tăng sản lượng nhưng phía đầu nguồn bị chia sẻ cho các đơn vị cấp nước ở Hoài Đức, Quốc Oai... Trong khi đó, lượng nước sông Đuống bổ sung cũng bị san sẻ do Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông lấy một phần nguồn nước này cấp cho Khu đô thị Thanh Hà (huyện Thanh Oai). Đặc biệt, nguy cơ lớn nhất đối với nguồn nước của Viwaco vẫn là các “sự cố” của đường ống nước truyền dẫn. Mặc dù, đơn vị sản xuất, cung ứng nước đã có các giải pháp ứng phó, song khi nào tuyến ống số 2 vẫn chưa đi vào vận hành thì nguy cơ vẫn hiển hiện.

Đảm bảo điều tiết hài hòa

Để đảm bảo cung cấp nước sạch ổn định, an toàn và ứng phó với các tình huống thiếu nước cục bộ có thể xảy ra, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024. Thành phố Hà Nội hướng đến mục tiêu phân bổ điều tiết nguồn nước đảm bảo hài hòa giữa nguồn cấp và nhu cầu cũng như khả năng tiếp cận nguồn nước của từng khu vực, ưu tiên nguồn cấp cho khu vực chỉ có 1 nguồn cấp, không để xảy ra mất nước kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.

Theo đó, UBND Thành phố chỉ đạo Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội sẵn sàng triển khai phương án cấp nước dự phòng, bổ sung 100.000 - 110.000m3/ngày - đêm từ nguồn nước ngầm trong công suất dự kiến giảm. Đơn vị cũng được yêu cầu sẵn sàng bổ sung nguồn nước mặt từ Nhà máy Bắc Thăng Long với công suất 150.000 - 160.000m3/ ngày - đêm và có thể tăng lên 180.000m3/ngày - đêm.

Công ty Cổ phần Viwaco đảm bảo duy trì an toàn hệ thống cấp nước với sản lượng trung bình ngày 315.265m3/ngày - đêm, đồng thời xem xét bổ sung giải pháp kỹ thuật phương án quy trình vận hành nhà máy với hệ số K=1,2, tức là nâng nguồn cấp lên khoảng 360.000m3/ngày - đêm nếu có đủ điều kiện. Viwaco cần duy trì vận hành Trạm điều tiết Tây Mỗ ổn định, thực hiện điều tiết nguồn cấp đồng bộ với các khách hàng. Đặc biệt, Thành phố chỉ đạo các đơn vị cấp nguồn và đơn vị kinh doanh phối hợp điều tiết nguồn cấp trên toàn hệ thống đảm bảo ổn định. Lắp đặt trạm bơm cục bộ khi áp lực yếu. Đồng thời, triển khai các giải pháp cấp nước cục bộ bằng xe téc.

Để hoàn thiện mạng lưới cấp nước theo Quy hoạch cấp nước đã được duyệt trong giai đoạn 2024 - 2025, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở ngành phối hợp hoàn thành các dự án nguồn tập trung, gồm: Nhà máy nước mặt sông Hồng; Nhà máy nước sạch sông Đà giai đoạn 2; Nhà máy nước mặt Xuân Mai; nâng công suất nhà máy nước Bắc Thăng Long - Vân Trì. Bên cạnh đó, hoàn thiện mạng cấp nước truyền dẫn kết nối các Nhà máy nước mặt (sông Đà - sông Hồng - sông Đuống) với hệ thống cấp nước do Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông và Công ty cổ phần Viwaco đang quản lý, tuyến D600 đường trục phía Nam và đoạn tuyến D700 tại nút Yên Duyên...

Đối với các dự án nguồn, cần tập trung nguồn lực, khẩn trương triển khai, trong đó phấn đấu đưa Nhà máy Nước mặt sông Hồng công suất 300.000m3/ngày - đêm vào vận hành trong quý IV - 2024; nâng công suất Nhà máy Nước sạch sông Đà lên 600.000m3/ngày - đêm trong giai đoạn 2024 - 2025; hoàn thiện thủ tục đầu tư nâng công suất Nhà máy Nước Bắc Thăng Long lên 200.000m3/ngày - đêm, hoàn thành trong giai đoạn 2024-2025… Đối với các dự án mạng cấp nước cho ngoại thành, thành phố cũng dồn lực, khẩn trương triển khai tại 124 xã trên địa bàn 12 huyện đã được chấp thuận phân vùng. Trong năm 2024, dự kiến hoàn thành ở 54 xã, với khoảng 59.110 hộ, 236.440 người được cung cấp nước sạch.

Nhiều ý kiến cho rằng, nước sạch là nhu cầu thiết yếu của người dân, việc cung cấp nước sạch cho người dân còn mang ý nghĩa xã hội to lớn, giúp ổn định cuộc sống và trật tự đô thị. Trong bối cảnh Hà Nội đang có những điều chỉnh về quy hoạch, các cơ quan quản lý cũng cần hoàn thiện sớm có những điều chỉnh về quy hoạch mạng lưới cấp nước cho phù hợp nhằm tạo điều kiện, đảm bảo thị trường nước sạch được hoạt động một cách công khai, minh bạch.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Trì: Nỗ lực để ít thiệt hại nhất khi cơn bão tới

Thanh Trì: Nỗ lực để ít thiệt hại nhất khi cơn bão tới

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của của cơn bão số 3, từ sáng sớm ngày 7/9, thành phố Hà Nội có mưa to và dông. Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, huyện Thanh Trì đã chủ động các biện pháp, nỗ lực nhằm ứng phó kịp thời với cơn bão, giảm thiểu ít thiệt hại nhất về người và tài sản cho nhân dân.
"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

(LĐTĐ) Chương trình "Vinh quang thầm lặng 2024" là lời tri ân sâu sắc, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 79 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2024).
Tin bão mới nhất: Bão số 3 vào đất liền, gió giật cấp 16

Tin bão mới nhất: Bão số 3 vào đất liền, gió giật cấp 16

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 14h ngày 7/9, bão số 3 áp sát đất liền, trên vùng ven bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng. Ở khu vực phía Đông Bắc Bộ đã có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to như: Cửa Ông (Quảng Ninh) 113mm, Cẩm Phả (Quảng Ninh) 110mm, Cát Bà (Hải Phòng) 86mm,…
Bão Yagi bắt đầu vào đất liền: Gió cực mạnh, mưa như trút, cây đổ la liệt; Hải Phòng- Quảng Ninh mất điện diện rộng

Bão Yagi bắt đầu vào đất liền: Gió cực mạnh, mưa như trút, cây đổ la liệt; Hải Phòng- Quảng Ninh mất điện diện rộng

(LĐTĐ) Đến 13h chiều nay (7/9), tâm bão số 3 đã nằm ngay trên vùng ven bờ biển các tỉnh Hải Phòng - Quảng Ninh, với sức gió mạnh nhất: Cấp 12-13 (118-149km/h), giật cấp 16. Kịch bản xấu nhất đã xảy ra khi bão vẫn giữ cường độ rất mạnh, đồng thời vùng ảnh hưởng mở rộng ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Quận Hai Bà Trưng: Chủ động các phương án ứng phó bão số 3

Quận Hai Bà Trưng: Chủ động các phương án ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Ứng phó với bão số 3, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Quang Trung yêu cầu các đơn vị căn cứ tình hình thời tiết, thiên tai, chủ động rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, phù hợp chức năng, nhiệm vụ, địa bàn phụ trách.
Quận Tây Hồ chủ động các phương án ứng phó với bão số 3

Quận Tây Hồ chủ động các phương án ứng phó với bão số 3

(LĐTĐ) Ứng phó với bão số 3, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm phương châm “4 tại chỗ”, “3 sẵn sàng”, đảm bảo nguồn cung hàng hoá, lương thực thực phẩm, kiên quyết xử lý nghiêm các trường lợi dụng mưa bão để ép giá…
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.

Tin khác

Tin bão mới nhất: Bão số 3 vào đất liền, gió giật cấp 16

Tin bão mới nhất: Bão số 3 vào đất liền, gió giật cấp 16

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 14h ngày 7/9, bão số 3 áp sát đất liền, trên vùng ven bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng. Ở khu vực phía Đông Bắc Bộ đã có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to như: Cửa Ông (Quảng Ninh) 113mm, Cẩm Phả (Quảng Ninh) 110mm, Cát Bà (Hải Phòng) 86mm,…
Tin bão mới nhất: Bão Yagi giật cấp 15 - 16 đang tiến gần vào đất liền

Tin bão mới nhất: Bão Yagi giật cấp 15 - 16 đang tiến gần vào đất liền

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 3 đang tiến gần vào khu vực giữa Hải Phòng và Quảng Ninh. Gió mạnh đã ghi nhận hồi 10h20 ngày 7/9/2024): Cô Tô (Quảng Ninh) cấp 12, giật cấp 15; Cửa Ông (Quảng Ninh): cấp 12, giật 14; thành phố Hải Phòng: cấp 7, giật cấp 9; Thái Bình cấp 7, giật cấp 10; Hải Dương cấp 6, giật cấp 8.
Tin bão mới nhất: Khoảng hơn 3 giờ nữa bão số 3 sẽ đổ bộ vào đất liền, Hà Nội mưa lớn từ 200-350mm

Tin bão mới nhất: Khoảng hơn 3 giờ nữa bão số 3 sẽ đổ bộ vào đất liền, Hà Nội mưa lớn từ 200-350mm

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 3 đang tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, trong khoảng chiều nay 7/9 sẽ có khả năng đi vào đất liền, bão sẽ gây ra gió mạnh cấp 10, 11,12 ở khu vực Quảng Ninh, Thái Bình và Nam Định, gió mạnh cấp 8, cấp 10 ở khu vực Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa... và các tỉnh sâu hơn ở phía trong đất liền như: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang.
Tin bão mới nhất 8h ngày 7/9: Bão số 3 cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng 132km, đề phòng dông lốc và gió giật mạnh

Tin bão mới nhất 8h ngày 7/9: Bão số 3 cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng 132km, đề phòng dông lốc và gió giật mạnh

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 12, giật cấp 14. Đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 7, giật cấp 11. Móng Cái (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 6, giật cấp 9. Cửa Ông (Quảng Ninh) cấp 8, giật cấp 9.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 7/9: Mưa to, gió giật từ cấp 6 đến cấp 10

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 7/9: Mưa to, gió giật từ cấp 6 đến cấp 10

(LĐTĐ) Dự báo ngày 7/9, khu vực Hà Nội có mưa to đến rất to. Gió bắc đến tây bắc cấp 4-5, sau tăng lên cấp 6-7, giật cấp 9-10.
Chiều ngày 6/9: Cảnh sát tiếp nhận nhiều tin báo cứu nạn, cứu hộ do sự cố cây đổ

Chiều ngày 6/9: Cảnh sát tiếp nhận nhiều tin báo cứu nạn, cứu hộ do sự cố cây đổ

(LĐTĐ) Theo Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) - Công an thành phố Hà Nội, chỉ tính riêng trong khoảng 2 giờ đồng hồ chiều 6/9, đơn vị đã tiếp nhận ít nhất 11 tin báo cứu nạn, cứu hộ liên quan đến sự cố cây đổ trên các tuyến phố Thủ đô. Ngay sau khi nhận được tin báo, cán bộ, chiến sĩ khẩn trương tới hiện trường thực hiện các giải pháp cứu nạn, cứu hộ.
Tin bão mới nhất 20h ngày 6/9: Bão số 3 đã giảm đi 1 cấp

Tin bão mới nhất 20h ngày 6/9: Bão số 3 đã giảm đi 1 cấp

(LĐTĐ) Tối 6/9, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, trong 3 giờ vừa qua, bão số 3 đã giảm đi 1 cấp. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Địa phương nào chịu tác động đầu tiên của siêu bão số 3?

Địa phương nào chịu tác động đầu tiên của siêu bão số 3?

(LĐTĐ) Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, bão số 3 sẽ gây gió mạnh. Dự báo rạng sáng mai 7/9, trên khu vực đất liền, ven biển sẽ bắt đầu vào cám nhận của gió mạnh của bão số 3. Nhiều khả năng khu vực chịu tác động đầu tiên của gió mạnh sẽ là khu vực Móng Cái (Quảng Ninh).
Nghệ An đề phòng mưa to, ngập úng

Nghệ An đề phòng mưa to, ngập úng

(LĐTĐ) Theo bản tin lúc 17h00 ngày 6/9 của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Bắc Trung Bộ về tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3, tại khu vực Nghệ An từ đêm 6/9 đến ngày 8/9 có khả năng mưa to, có nơi mưa rất to.
Các phương án ứng phó siêu bão Yagi của Công an Hà Nội

Các phương án ứng phó siêu bão Yagi của Công an Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 6/9, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống thiên tai, cũng như phương án cứu nạn cứu hộ, kịp thời ứng phó với cơn bão số 3.
Xem thêm
Phiên bản di động