Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

"Nở rộ" ứng dụng khai báo phòng chống Covid-19

(LĐTĐ) Để phát hiện sớm, ngăn ngừa dịch Covid-19, nhiều nền tảng công nghệ đã và đang được gấp rút xây dựng. Tuy nhiên, sự thiếu đồng bộ, chậm trễ trong cập nhật dữ liệu và thông tin đã gây không ít khó khăn cho người dân khi phải lựa chọn sử dụng.
Phòng, chống dịch Covid-19: Khác lạ từ việc ứng dụng sắc màu nghệ thuật đường phố Thanh Trì đã có 10.343 đoàn viên Công đoàn cài đặt ứng dụng Bluezone Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tiêm chủng

"Nở rộ" các ứng dụng

Hiện trong các ứng dụng công nghệ phòng chống dịch Covid-19 đang được Bộ Thông tin và truyền thông và Bộ Y tế cùng triển khai có 3 ứng dụng và 1 địa chỉ website gồm: ứng dụng VHD (VietNam Health Declaration) ứng dụng Bluezone; ứng dụng NCOVI và website: tokhaiyte.vn.

Trong đó, ứng dụng VHD và tokhaiyte.vn cho phép khai báo y tế (bắt buộc), ghi nhận người đến, người đi tại các địa điểm công cộng... Ứng dụng Bluezone thì cho phép ghi nhận các tiếp xúc gần giữa các điện thoại thông minh, cũng cho phép người dân khai báo y tế toàn dân, ghi nhận người đến, người đi tại các địa điểm công cộng.

Ứng dụng NCOVI cũng cho phép người dân khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hằng ngày (tự nguyện) và ghi nhận người đến, người đi tại các địa điểm công cộng. Ngoài ra, các nền tảng xã hội khác như Zalo cũng đã tham gia vào cuộc đua khai báo điểm đến, đi.

Người dân được hướng dẫn tải app NCOVI khi đến làm thủ tục tại khu Liên Cơ quan Võ Chí Công, Hà Nội.

Cùng với các ứng dụng nêu trên, mới đây Bộ Y tế cũng công bố thêm ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" nhằm phục vụ cho công tác tiêm chủng, quản lý sức khỏe người dân. Ứng dụng này cũng tích hợp thêm tính năng khai báo y tế phòng dịch Covid-19.

Bên cạnh các ứng dụng đang được triển khai sử dụng trên phạm vi toàn quốc, nhiều địa phương còn có các hệ thống, ứng dụng riêng tích hợp trên cổng thông tin chính quyền như Đà Nẵng, Quảng Nam. Tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương... dùng ứng dụng Zalo để trả mã QR cho người dân sau khi khai báo y tế.

Đặc biệt, cũng phải kể đến ứng dụng trên cổng thông tin của Bộ Giao thông vận tải để đăng ký thẻ nhận diện cho phương tiện ưu tiên hoạt động trên luồng xanh vận tải toàn quốc. Tuy nhiên, ứng dụng này cũng bộc lộ nhiều hạn chế và đã nhiều lần bị nghẽn mạng khi có quá nhiều người truy cập và đăng ký.

Bên cạnh các ứng dụng dùng chung, Bộ Công an cũng đang khuyến khích người dân khai báo online trên nền tảng để quản lý khai báo di chuyển nội địa.

Tương tự, Bộ Công an thì đang áp dụng để quản lý khai báo di chuyển nội địa. Theo đó, người tham gia giao thông khi đi qua các chốt kiểm soát dịch sẽ xuất trình các loại giấy tờ có liên quan (giấy đi đường, chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân), đồng thời nhân viên y tế tại đây sẽ quét mã QR code thay cho việc khai báo y tế tại chỗ. Sau khi xuất trình đầy đủ mã QR code và các loại giấy tờ, người tham gia giao thông có thể di chuyển đến địa điểm đã khai báo trên Website trên.

Nói như vậy để thấy, các cấp, các ngành và địa phương đã hết sức chủ động trong việc áp dụng công nghệ thông tin giúp ngăn ngừa, kịp thời phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, cũng vì có quá nhiều ứng dụng chạy song song đã dẫn đến thiếu sự đồng nhất. Việc này không những làm lãng phí nguồn lực mà còn tạo thêm cơn “đau đầu” với chính người sử dụng và nhà quản lý.

Vẫn chưa thành thói quen

Theo nguyên tắc, trên nền tàng kỹ thuật số, mỗi người dân sẽ được cung cấp 1 mã QRCode, đi đâu, làm việc gì thì đưa ra, không phải khai báo lại thông tin nhưng trên thực tế, mỗi ứng dụng khác nhau, người sử dụng lại phải làm lại các thao tác trên từ đầu. Quy trình này cứ thế lặp đi lặp lại kể cả khi người dân chỉ di chuyển trong 1 thành phố như Hà Nội.

Theo đó, để đến làm việc tại Khu Liên Cơ Võ Chí Công cũng như các cơ quan hành chính khác của Hà Nội người dân được hướng dẫn tải và khai báo y tế bằng ứng dụng NCOVI và quét QRCode. Các đơn vị này không chấp nhận ứng dụng khác.

Trong khi đó, nhiều cơ quan, doanh nghiệp Trung ương thì vốn đã quen sử dụng ứng dụng Bluezone, một số cơ sở y tế như Bệnh viện E, Bệnh viện Nhi Trung Ương... ngoài việc quét QRCode, còn yêu cầu khai báo thêm tại các cổng thông tin của mình...!

Người dân khai báo hướng dẫn y tế khi đến làm thủ tục tại huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Ngay cả Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ Đường sắt Công an thành phố Hà Nội cũng đang khuyến khích người dân sử dụng nền tảng suckhoe.dancuquocgia.gov.vn để thực hiện việc khai báo tại các chốt kiểm dịch tại cửa ngõ Thành phố. Theo đó, nhân viên y tế tại các chốt kiểm dịch sẽ quét mã QR code thay cho việc khai báo y tế tại chỗ. Sau khi xuất trình đầy đủ mã QR code và các loại giấy tờ, người tham gia giao thông có thể di chuyển đến địa điểm đã khai báo trên Website trên.

Nở rộ các ứng dụng khai báo như vậy, nhưng hiệu quả thực tế thu được lại chưa cao. Thống kê riêng trên địa bàn Hà Nội, số địa điểm đã đăng ký quét mã QR là 191.872 điểm nhưng lượt quét trung bình chỉ đạt mốc 141.869 lượt /ngày. Rõ ràng số lượng người đã quét là rất ít so với thực tế, chưa đáp ứng được yêu cầu truy vết nhanh theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.

Chờ sự đồng nhất

Theo anh Nguyễn Ngọc Tú, Trung Hòa, Hà Nội, cơ quan anh được tiêm hai mũi phòng Covid-19, mũi 1 tại Bệnh viện E được cập nhật trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, mũi 2 tại Trung tâm y tế dự phòng quận Đống Đa. Mũi tiêm này được cập nhật trên ứng dụng Bluezone.

“Cả hai ứng dụng đều chỉ thể hiện tôi mới tiêm một mũi phòng Covid-19, như vậy theo nguyên tắc tôi vẫn chưa đủ điều kiện để khai báo đã tiêm phòng đầy đủ. Điều này khiến tôi gặp nhiều khó khăn khi phải khai báo y tế” – anh Tú cho hay.

Tương tự, chị Hải Lý, Hà Nội cũng cho biết, chị đã tiêm hai mũi tại hai nơi là Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện E, đến nay, cả hai ứng dụng là Bluezone và Sổ Sức khỏe điện tử cũng mới chỉ cập nhật 1 mũi. Chị Lý cũng không biết bao giờ thông tin về mũi hai sẽ được cập nhật cũng như ứng dụng nào ưu việt hơn.

Về vấn đề này, theo đại diện Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch Covid Quốc gia, các nội dung được cập nhật đều do cơ sở dữ liệu quốc gia đưa lên. Hiện tại có cơ sở xét nghiệm, cơ sở tiêm đã dùng nền tảng, do đó dữ liệu đưa lên được luôn. Một số cơ sở khác do không dùng phần mềm, hoặc làm Excel rồi sau đó nhập dữ liệu vào sau thì kết quả sẽ không lên hoặc lên chậm.

Người dân được hướng dẫn khai báo cài đặt ứng dụng Bluezone để phòng chống Covid-19 (ảnh minh họa).

Ngoài ra, Trung tâm Công nghệ Covid phòng chống dịch Covid Quốc gia cũng đang làm việc với Bộ Công an để triển khai sử dụng chung mã QR, sử dụng chung form khai báo y tế để người dân khai trên Bluezone cũng được, đến điểm kiểm soát chỉ quét mã xong, không phải khai báo y tế lại 1 lần nữa trên trang web của Bộ Công an.

Từ thực tế này, nhiều chuyên gia về công nghệ cho rằng, việc có quá nhiều ứng dụng khai báo không chỉ không cần thiết mà còn gây lãng phí nguồn lực. Đặc biệt, do đây chủ yếu là các ứng dụng cập nhật thông tin. Do đó, chỉ cần 1 chỗ khai sai sẽ dẫn đến hậu quả là việc truy lại thông tin mất nhiều thời gian. Do vậy, nhiều chuyên gia công nghệ cho rằng nên nghiên cứu và áp dụng duy nhất một ứng dụng và liên thông dữ liệu.

Có thể nói, hiện nay người dân đang khá lúng túng trước việc có quá nhiều ứng dụng đang được áp dụng. Tuy nhiên, dẫu sao, để đảm bảo tốt cho công tác phòng chống Covid-19, rất cần sự chủ động khai báo thông tin từ phía người dân trên bất kỳ nền tảng nào. Việc khai báo đúng, chuẩn, sẽ giúp công tác truy vết được nhanh chóng, khoanh vùng chính xác, đúng đối tượng, kịp thời ngăn chặn lây lan dịch bệnh, qua đó gián tiếp bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hoàng Mai: Tổng lực khắc phục hậu quả do mưa bão, ngày 9/9 học sinh có thể đến trường

Hoàng Mai: Tổng lực khắc phục hậu quả do mưa bão, ngày 9/9 học sinh có thể đến trường

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 (Yagi) suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn quận Hoàng Mai đã nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, khẩn trương thu dọn, xử lý cây xanh bị đổ, gãy hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.
Tái cung cấp điện trở lại, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Tái cung cấp điện trở lại, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

(LĐTĐ) Lãnh đạo Bộ Công Thương đã có chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nhanh chóng triển khai các giải pháp tái cung cấp điện trở lại, trong đó tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm đó là đảm bảo cấp điện trở lại, nguồn cung xăng dầu và hàng hoá thiết yếu cho người dân sau cơn bão số 3.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

(LĐTĐ) Hôm nay (8/9) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Liên bang Nga.
Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ hoạt động Công đoàn cho 170 đồng chí là ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ủy ban Kiểm tra, Tổ Tư vấn pháp luật Công đoàn ngành và các Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hoài Đức tập trung khắc phục các hậu quả do bão số 3 gây ra

Hoài Đức tập trung khắc phục các hậu quả do bão số 3 gây ra

(LĐTĐ) Từ ngày 7/9 đến sáng 8/9, do chịu sự ảnh hưởng của cơn bão số 3 đổ bộ vào miền Bắc nước ta, trên địa bàn huyện Hoài Đức xảy ra mưa lớn, gây nhiều thiệt hại về tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Tin khác

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học

Bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động khắc phục hậu quả của bão số 3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường chủ động tổ chức tổng vệ sinh trường, lớp; có biện pháp phòng, ngừa dịch bệnh; bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học.
Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 8/9, công tác dọn dẹp vệ sinh, thu gom cành cây gãy đổ, khắc phục hâụ quả do bão số 3 gây ra đang được các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai để đảm bảo an toàn khi đón học sinh đi học trở lại.
672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, có 672 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

(LĐTĐ) Chiều 7/9, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới có hiệu lực từ năm 2018.
Tăng cường ứng phó với bão số 3

Tăng cường ứng phó với bão số 3

(LĐTĐ) Sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3, ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3 (bão YAGI).
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

(LĐTĐ) Chương trình "Vinh quang thầm lặng 2024" là lời tri ân sâu sắc, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 79 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2024).
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Quân chủng Hải quân huy động gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ người dân Hải Phòng, Quảng Ninh ứng phó bão số 3

Quân chủng Hải quân huy động gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ người dân Hải Phòng, Quảng Ninh ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chủ động đối phó với cơn bão số 3 (Yagi), Quân chủng Hải quân chỉ đạo các đơn vị đóng quân khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh chủ động theo dõi nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão; chủ động cấp bổ sung đủ cơ số, vật tư trang bị phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn cho các đơn vị; duy trì nghiêm chế độ trực các cấp và lực lượng tìm kiếm cứu nạn.
Xem thêm
Phiên bản di động