Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Do áp lực từ chính sách hạn chế hoặc cấm nhập khẩu một số phế liệu, chất thải rắn để tái chế của Trung Quốc và một số nước trên thế giới dẫn đến việc dịch chuyển lượng phế liệu vào khu vực ASEAN có xu hướng tăng dần trong đó có Việt Nam.
Container hàng phế liệu tồn đọng tại các cảng giảm đáng kể Tái diễn tình trạng tập kết rác dưới chân đường sắt Cát Linh – Hà Đông Nhếch nhác nạn đổ rác thải ven đường

Theo số liệu thông tin quản lý, theo dõi hoạt động nhập khẩu phế liệu các năm 2016, 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2016 tổng khối lượng các loại phế liệu được phép nhập khẩu vào Việt Nam khoảng 3,5 triệu tấn thì sang năm 2017 tổng khối lượng phế liệu đã tăng lên khoảng 7,9 triệu tấn. Việc gia tăng nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất cũng góp phần làm gia tăng chất thải phát sinh từ lượng tạp chất đi kèm phế liệu trong quá trình sử dụng, tái chế phế liệu.

Phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường

Các phế liệu, rác thải nhựa được chất đống ven bờ sông ở làng tái chế xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến tháng 6/2020 số hàng hóa tồn đọng là phế liệu trên 90 ngày tại các cảng biển còn khoảng hơn 3.000 container. Như vậy so với cùng thời điểm năm 2019, số lượng container hàng phế liệu tồn đọng tại các cảng biển đã giảm nhiều.

Thực trạng công tác quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu cho thấy lợi dụng kẽ hở của pháp luật về hàng hải, thương mại và quản lý nhập khẩu phế liệu, một số tổ chức, cá nhân vô trách nhiệm, thiếu ý thức bảo vệ môi trường đã nhập khẩu các phế liệu không đúng quy định, đưa chất thải nguy hại vào Việt Nam, hành động nhập khẩu chất thải trái phép dưới danh nghĩa phế liệu làm nguyên liệu sản xuất làm tăng đáng kể lượng chất thải rắn và chất thải nguy hại ở một số khu vực đô thị, nông thôn theo đó đã làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường tới mức nghiêm trọng.

Do đó thời gian qua đã có những chính sách điều chỉnh về nhập khẩu phế liệu qua đó đã tạo ra những thay đổi trong lĩnh vực này. Ông Nguyễn Thành Lam, đại diện vụ quản lý chất thải Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết trong những năm qua, bên cạnh việc tái chế chất thải, tận dụng phế liệu phát sinh trong nước làm nguyên liệu sản xuất, để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của một số ngành sản xuất, Chính phủ đã cho phép nhập khẩu phế liệu với các điều kiện quy định cụ thể tại Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP).

Trước thực tế một số nước (là thị trường nhập khẩu phế liệu lớn của thế giới) đã hạn chế, cấm nhập khẩu một số loại phế liệu tạo nên sự dịch chuyển lượng lớn phế liệu nhập khẩu vào các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và việc kiểm soát quy trình nhập khẩu, trung chuyển, quá cảnh hàng hoá là phế liệu chưa chặt chẽ dẫn đến tồn đọng lượng lớn lô hàng phế liệu nhập khẩu không xác định được chủ hàng tại các cảng biển nước ta, nhất là tại các cảng biển ở Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh.

Để giảm thiểu tình trạng nhập khẩu phế liệu không đúng quy định, giảm số lượng container hàng phế liệu tồn đọng tại các cảng biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp bộ ngành rà soát số lượng phế liệu tồn đọng. Trong đó Chính phủ đã có những chỉ thị ngăn chặn từ xa việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất vào Việt Nam, hướng dẫn luật bảo vệ môi trường đã quy định rõ ràng về phòng ngừa từ xa như là yêu cầu các đơn vị phải có thông tin khai báo rõ ràng và phải ký quỹ trước khi đưa hàng vào Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành quy chuẩn về các mặt hàng phế liệu được phép nhập khẩu.

Gần đây nhất, Thủ tướng ban hành Quyết định 28/2020/QĐ-TTg về danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, theo đó chỉ cho phép nhập khẩu 24 mã thay vì 36 mã như Quyết định 73/2014/QĐ-TTg trước đây. Cụ thể, bỏ mã phế liệu có nguy cơ ảnh hưởng môi trường cao, một số phế liệu chưa đảm bảo được điều kiện tái chế.

N. Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.
Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Triển khai công tác phòng, chống bão số 3, huyện Thạch Thất đã chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão. Do có sự chủ động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn huyện đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.
Báo động lũ cấp III trên sông Tích

Báo động lũ cấp III trên sông Tích

(LĐTĐ) 18h50 phút tối nay (8/9), mực nước trên sông Tích đã đạt 8,41m, vượt mức báo động lũ cấp III là 0,01m. Các xã ven đê thuộc các huyện Thạch Thất, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây cần chủ động ứng trực, sẵn sàng triển khai kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, bảo đảm an toàn về người, giảm thiệt hại về tài sản, không để xảy ra các tình huống bị động, bất ngờ...

Tin khác

Khẩn trương dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả sau bão

Khẩn trương dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả sau bão

(LĐTĐ) Từ sáng sớm 8/9, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đã huy động 100% cán bộ, công nhân và máy móc tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3.
Nỗ lực khắc phục, sớm ổn định đời sống nhân dân Thủ đô sau bão

Nỗ lực khắc phục, sớm ổn định đời sống nhân dân Thủ đô sau bão

(LĐTĐ) Với hơn 16.400 cây xanh đô thị bị gãy, đổ sau bão số 3, các đơn vị chức năng của thành phố Hà Nội đang nỗ lực xử lý sự cố. Mục tiêu trước mắt là ưu tiên giải tỏa các cây đổ chắn ngang đường, đảm bảo an toàn giao thông, sau đó sẽ tiếp tục triển khai công tác xử lý thu dọn cây đổ.
Hoài Đức tập trung khắc phục các hậu quả do bão số 3 gây ra

Hoài Đức tập trung khắc phục các hậu quả do bão số 3 gây ra

(LĐTĐ) Từ ngày 7/9 đến sáng 8/9, do chịu sự ảnh hưởng của cơn bão số 3 đổ bộ vào miền Bắc nước ta, trên địa bàn huyện Hoài Đức xảy ra mưa lớn, gây nhiều thiệt hại về tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Huyện Ứng Hòa: Khoảng trên 2.000ha lúa mùa bị đổ do ảnh hưởng của bão số 3

Huyện Ứng Hòa: Khoảng trên 2.000ha lúa mùa bị đổ do ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Sau bão số 3, theo thống kê, huyện Ứng Hòa không có thiệt hại về người do mưa bão. Tuy nhiên, có khoảng 50 cây xanh bị đổ, gây ảnh hưởng đến giao thông; về sản xuất nông nghiệp, ước khoảng trên 2.000ha lúa mùa bị đổ.
Huyện Đan Phượng khắc phục hậu quả sau bão, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống

Huyện Đan Phượng khắc phục hậu quả sau bão, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống

(LĐTĐ) UBND huyện Đan Phượng cho biết, tính đến sáng 8/9, trên địa bàn huyện chưa xảy ra tình trạng úng ngập cũng như sự cố đê điều. Tuy nhiên, mưa bão đã gây ra sự cố về điện, đổ 23 cột điện, 199 cây xanh bị gãy, đổ, nghiêng... Huyện đã huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống, sinh hoạt...
Đường phố Hà Nội ngổn ngang sau bão số 3

Đường phố Hà Nội ngổn ngang sau bão số 3

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đi qua đã gây ra nhiều thiệt hại về cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Ghi nhận sáng 8/9 tại một số tuyến phố trên địa bàn Hà Nội, nhiều tuyến đường tắc nghẽn do cây cối gãy đổ và các công trình công cộng bị hư hại.
Sau bão số 3, Thanh Trì có 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái

Sau bão số 3, Thanh Trì có 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái

(LĐTĐ) May mắn không có thiệt hại về người, sau cơn bão số 3 quét qua vào đêm 7/9, toàn huyện Thanh Trì có 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái. 52 hộ dân với 189 người đã được di chuyển tới nơi an toàn.
Hà Nội báo động lũ trên Sông Tích

Hà Nội báo động lũ trên Sông Tích

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, ngày 8/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã ban hành lệnh báo động lũ trên địa bàn Hà Nội.
Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, bão số 3 (bão Yagi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 8/9: Mưa to đến rất to, nhiều khu vực cảnh báo úng ngập

Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 8/9: Mưa to đến rất to, nhiều khu vực cảnh báo úng ngập

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 3, ngày 8/9, khu vực Hà Nội có mưa to đến rất to, nhiều nơi cảnh báo úng ngập.
Xem thêm
Phiên bản di động