Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Phí đường bộ cho mô tô, xe máy: Tăng phí, tăng bức xúc

Thông tin về tăng kịch trần phí đường bộ đối với mô tô, xe máy tại Thông tư 133 của Bộ Tài chính gây xôn xao dư luận mấy ngày nay. Bên cạnh những ý kiến phàn nàn về việc tăng phí nhưng chất lượng đường kém, khá nhiều ý kiến đề nghị bỏ loại phí này bởi sự không công bằng.

Mấy ngày đầu tuần, nhiều báo đồng loạt đăng tin tăng phí sử dụng đường bộ đối với xe máy theo Thông tư số 133/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11, thay thế Thông tư số 197/2012/ TT-BTC). Cụ thể xe máy có dung tích xy lanh trên 100cm3 sẽ phải đóng 150 nghìn đồng/năm phí sử dụng đường bộ, thay vì 100 nghìn như trước đây. Đến khi Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đăng đàn thì người dân mới té ngửa rằng Bộ Tài chính đang… chơi chữ.

Theo Thông tư 197 thì đối với loại xe mô tô (không bao gồm xe máy điện) có dung tích xy lanh đến 100 cm3 có mức phí sử dụng đường bộ là từ 50 đến 100 nghìn đồng/năm, loại có dung tích xy lanh trên 100 cm3 có mức phí là từ trên 100 đến 150 nghìn đồng/năm. Trong khi Thông tư 133 quy định mức phí đối với xe mô tô loại có dung tích xy lanh đến 100 cm3 là tối đa 100 nghìn đồng/năm, loại có dung tích xy lanh trên 100 cm3 có mức phí tối đa là 150 nghìn đồng/năm. “Như vậy, về bản chất là không tăng phí đường bộ đối với xe máy… Mức phí vừa đưa ra trong Thông tư là mức phí tối đa theo khung trần, còn cụ thể thu bao nhiêu là do Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố quyết định, chứ không quy định thực thu tối đa là 100.000, 150.000 đồng” - ông Nguyễn Hồng Trường khẳng định.

Dù phí sử dụng đường bộ không tăng đều ở một mức thống nhất trên toàn quốc, mà chỉ tăng ở một vài tỉnh, thành phố khi Hội đồng Nhân dân địa phương đó quyết định tăng mức phí lên kịch khung, thì hầu hết nhân dân ở các địa phương trên cả nước đều có ý kiến tỏ ra không đồng tình, thậm chí đề nghị bỏ loại phí này và kiến nghị thu qua giá xăng. Những người chấp nhận nộp phí thì chất vấn về hiệu quả sử dụng quỹ bảo trì đường bộ, rằng cơ quan chức năng thu tiền của dân nhưng đường hỏng chậm sửa... LĐTĐ cuối tuần xin nêu một số ý kiến tiêu biểu.

Anh Nguyễn Bình An (Kiến Thụy, Hải Phòng): Thu, nộp, phạt còn nhiều vấn đề đáng bàn

Thông tư 133 quy định bắt đầu từ 1/11/2014, ai không nộp phí sử dụng đường bộ mới bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền phí phải nộp, thế nhưng Công an tỉnh Hải Dương đã phạt vi phạm hành vi này từ lâu rồi. Hồi đầu tháng 5 vừa qua, tôi bị công an Hải Dương phạt 750 nghìn đồng (gấp 7,5 lần số tiền phải nộp) vì không mang theo biên lai thu tiền phí sử dụng đường bộ đối với xe máy. Tôi là người nghiêm chỉnh nộp phí từ hồi năm ngoái ngay khi bác tổ trưởng tổ dân phố đến nhà bắt kê khai rồi đưa cho một tờ biên lai mỏng dính, không có dấu đỏ, có mỗi chữ ký của bác này. Sợ tờ biên lai rách và mất, tôi cất kỹ không mang theo nên mới bị phạt. Ở một số nơi lại có tình trạng nộp tiền đợt sau mới đưa biên lai thu tiền đợt trước, vậy thử hỏi nếu bị kiểm tra, người nộp tiền lấy gì để chứng minh mình đã nộp? Hoặc biên lai không có dấu chỉ có chữ ký của tổ trưởng tổ dân phố, liệu có bị lợi dụng? Tôi còn biết rất nhiều người không nộp phí này và khi họ cố tình không nộp người thu cũng bỏ qua luôn, như vậy liệu có công bằng cho những người chấp hành nộp phí?

Cô Nguyễn Thị Tự (Hải An, Hải Phòng): Thu chi bất minh

Dân không ngại nộp phí, mà chỉ sợ phí tăng nhưng chất lượng đường giao thông không tăng, thậm chí còn xuống cấp hơn. Tiền của dân bỏ ra thì không biết sử dụng vào mục đích gì? Mà tiền đó thu được bao nhiêu, chi tiêu ra sao, người nộp tiền không biết. Thu tiền mồ hôi nước mắt của người dân thì cũng phải đảm bảo đường sá có chất lượng cao chứ. Việc thu và nộp phí có thể coi như giao dịch mua bán, một bên trả tiền sử dụng đường, một bên có trách nhiệm xây dựng và bảo trì đường, thế nhưng đường xấu, toàn hố, đá, cát, bụi, đi hỏng xe thì bên thu có bồi thường không? Có phạt chậm nộp thì cũng phải phạt chậm sửa đường hư hỏng chứ. Có những con đường sửa thì cũng như kiểu vá một cái áo rách. Những người tôi quen biết ai cũng than kêu về tình trạng yếu kém của đường giao thông ở Việt Nam hiện nay. Đường nhiều sống trâu, điểm đen, cầu cống tạm bợ, hố ga không nắp che, đèn hiệu không có hoặc không phát huy hết tác dụng, gây tai nạn giao thông, chết người thì ai chịu trách nhiệm? Hay là đổ tội cho lỗi khách quan do thời tiết khí hậu Việt Nam và lỗi chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông? Nhiều nơi một cây cầu tạm cũng không có, để rồi người dân phải đu dây qua sông rồi rơi xuống sông chết. Đã có người nói vui rằng Bộ Tài chính nên trích phần trăm để đóng bảo hiểm phương tiện và bảo hiểm nhân thọ cho người tham gia giao thông.

Anh Trần Đình Định (An Dương, Hải Phòng): Phí chồng phí là không công bằng

Tôi thấy việc thu phí này không công bằng. Thứ nhất, cùng đóng phí như nhau nhưng người dân ở nông thôn đi đường đất, đường xấu trong khi dân thành thị được đi đường nhựa, đường đẹp, bởi đường sá được ưu tiên làm cho thành thị trước. Thứ hai, xe máy của tôi chỉ đi trong đường làng, cả năm mới ra phố một lần, mà đường làng thì trước kia toàn đường đất, khi làm đường bê tông, đường nhựa chúng tôi đã phải đóng góp khá nhiều rồi. Mới đây còn phải nộp phí xây dựng đường giao thông nội đồng. Nay lại phải nộp phí bảo trì đường bộ nữa là quá nhiều. Ai có ô tô lại còn phải nộp thêm phí cầu đường tại các trạm thu phí. Như vậy là phí chồng phí. Thứ ba, những người chở hàng bằng xe máy, người chạy xe ôm một ngày đi trăm cây số, trong khi có nhiều người cả tuần chỉ đi khoảng chục cây, cả hai đều nộp phí như nhau. Thử hỏi có công bằng không?

Theo tôi cứ thu phí bảo trì đường bộ qua giá xăng, xe nào đi nhiều thì nộp nhiều là công bằng nhất. Thứ tư, cả hai Thông tư đều quy định: Tại các phường, thị trấn, cơ quan thu phí được để lại tối đa không quá 10% số phí thu được; tại các xã, cơ quan thu phí được để lại tối đa không quá 20% số phí thu được để trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định. Con số 10% và 20% có nhiều quá không?

Sao không để người dân tự ra kho bạc nộp để quỹ được nhiều hơn, tránh tình trạng thất thoát tiền phí. Ủy ban nhân dân cấp xã để lại quá số phần trăm quy định, thu nhiều nhưng nộp ít hay ỉm đi rồi bảo thất thu thì cơ quan cấp trên có xử lý nổi không. Trong Thông tư 197 không có điều nào nói về việc xử lý vi phạm chủ phương tiện, cơ quan thu phí có hành vi vi phạm các quy định về khai, thu, nộp phí sử dụng đường bộ. Sang đến Thông tư 133 mới có quy định xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy tạo ra sự bất công giữa địa phương làm ăn nghiêm chỉnh với địa phương ăn gian làm dối, giữa người tự giác nộp đầy đủ phí với người chậm, trốn nộp phí hoặc gian dối số xe của gia đình. Ngô Quang Chính

Ông Vũ Hùng Vỹ (Hoàng Mai, Hà Nội): Xe tải, xe container mới là thủ phạm làm hỏng đường

Ai cũng biết xe máy có chạy đến mòn lốp, hỏng xe thì đường vẫn chưa hư, xe máy chạy cả trăm năm nữa cũng không thể hỏng đường. Thủ phạm chính làm hỏng đường là mấy ông xe tải, rơ moóc, nhất là xe ô tô đầu kéo có khối lượng trên 40 tấn. Hiện nay đi trên đường 5 đoạn Hưng Yên - Hải Phòng, các đường bao cảng Hải Phòng như Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ thấy la liệt xe container, xe tải đỗ trên làn dành cho xe máy, xe đạp, rồi tình trạng bán hàng tràn xuống lòng đường khiến cho hai loại xe này phải vượt qua vạch kẻ liền để đương đầu với sống trâu và những xe container phía sau vượt lên. Đã có không ít vụ tai nạn giao thông theo kiểu này. Bây giờ thu phí xe máy, có khi sau này thu cả phí xe máy điện, xe đạp điện, xe đạp, thậm chí đi bộ trên đường cũng phải mất phí?

Hoàng Thị Phượng (Bắc Từ Liêm, Hà Nội): Dẹp được tham nhũng không cần phải thu phí

Nhiều đoạn đường mới làm xong đã xuống cấp lại mất tiền tu bổ, vỉa hè xây xong lại bóc ra làm lại vì không đúng kỹ thuật. Làm ăn không đồng bộ nên đường xây xong lại đào lên để làm ống thoát nước, chôn cáp điện. Gạch vỉa hè vừa lát xong đã hỏng, chỗ chưa hỏng lại bóc lên lát gạch khác. Có phải phí bảo trì đường bộ để dùng vào những việc đó không? Hay để có tiền làm những con đường đắt nhất hành tinh? Nếu làm đường tốt ngay từ đầu, không để thất thoát, lãng phí thì tôi tin rằng sẽ không có chuyện tăng phí, thậm chí bỏ phí đường bộ đối với xe máy. Đó là còn chưa nói chuyện tham nhũng khi làm cầu đường, thì thừa tiền bảo trì cầu đường.

Ngô Quang Huy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn hỗ trợ từ 1-10 triệu đồng tới đoàn viên, người game bài uy tín
 bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn hỗ trợ từ 1-10 triệu đồng tới đoàn viên, người game bài uy tín bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Tổng Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) Việt Nam vừa yêu cầu LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành và Công đoàn các Tổng Công ty chủ động nắm bắt tình hình và hỗ trợ đoàn viên, người game bài uy tín bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 với tinh thần cao nhất, nhanh nhất, kịp thời nhất.
Ảnh hưởng của mưa lớn, 126 trường học Hà Nội tạm dừng học trực tiếp

Ảnh hưởng của mưa lớn, 126 trường học Hà Nội tạm dừng học trực tiếp

(LĐTĐ) Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vào 9h hôm nay (11/9), toàn Thành phố có 126 trường học tạm dừng đón học sinh học tập trực tiếp tại trường do ảnh hưởng của mưa lớn.
Huyện Ứng Hòa: Hơn 574,22ha diện tích hoa, rau màu bị thiệt hại do hoàn lưu bão

Huyện Ứng Hòa: Hơn 574,22ha diện tích hoa, rau màu bị thiệt hại do hoàn lưu bão

(LĐTĐ) Tính từ ngày 9/9 đến nay, trên địa bàn huyện Ứng Hòa (Hà Nội), hoàn lưu bão đã gây ra những thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu… Trong đó, số nhà bị tốc mái là 35, bị sập, đổ là 7; diện tích lúa bị ngập úng là 1.382,43ha, diện tích hoa màu, rau màu ngập úng, dập nát là 574,22ha…
Quận Bắc Từ Liêm: Đã di dời toàn bộ các hộ dân ngoài đê sông Hồng tới nơi an toàn

Quận Bắc Từ Liêm: Đã di dời toàn bộ các hộ dân ngoài đê sông Hồng tới nơi an toàn

(LĐTĐ) Tính đến 1h30 ngày 11/9, quận Bắc Từ Liêm đã di dời toàn bộ các hộ dân (836 hộ) ngoài đê sông Hồng (thuộc 4 phường: Đông Ngạc, Liên Mạc, Thụy Phương, Thượng Cát) đến nơi an toàn.
Hồ thủy điện Thác Bà vẫn an toàn

Hồ thủy điện Thác Bà vẫn an toàn

(LĐTĐ) Sáng 11/9, hồ thủy điện Thác Bà đang vận hành ổn định, lưu lượng nước về hồ ở mức hơn 3.100 m3/giây.
Hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70

Hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70

(LĐTĐ) Sáng 11/9, Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội cho biết, Sở Giao thông vận tải Hà Nội thông báo hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70, đoạn qua UBND phường Phúc La và nút giao Phúc La - Cầu Bươu, quận Hà Đông.
Nghệ An chung tay hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão lũ

Nghệ An chung tay hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Trước những mất mát, thiệt hại đau thương của người dân các tỉnh phía Bắc do bão, lũ, người dân Nghệ An đã và đang nhanh chóng chung tay hỗ trợ bằng những việc làm thiết thực nhất.

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân đã tới Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, từ ngày 10 - 13/9/2024.
Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và sẽ tiếp tục chia sẻ, hỗ trợ các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa to, tập trung trong ngày và đêm 7/9, để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các địa phương, ban, ngành tập trung theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai, tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão.
Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) sắp đổ bộ vào Việt Nam có thể ảnh hưởng đến 240 chuyến bay nội địa và 70 chuyến bay quốc tế. Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) quyết định tạm ngừng khai thác 4 cảng hàng không nằm trong vùng ảnh hưởng của bão trong ngày 7/9.
Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

(LĐTĐ) Tối 4/9, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”. Đây là hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/2024).
TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

(LĐTĐ) Tối 2/9, trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có một đêm sôi động khi hàng nghìn người dân từ khắp nơi đổ về khu vực trung tâm để vui chơi và chiêm ngưỡng màn pháo hoa rực rỡ chào mừng Quốc khánh 2/9.
Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

(LĐTĐ) Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là các ngày lễ, hội. Trong đó, riêng 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 – 2/9), doanh thu du lịch của địa phương này đã đạt gần 300 tỷ đồng.
Tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

(LĐTĐ) Đã 55 năm trôi qua kể từ ngày Bác kính yêu đi xa, nhưng những chỉ dạy, những lời dặn dò của Người vẫn luôn được các thế hệ người Việt Nam ghi nhớ và thực hiện, đặc biệt là bản Di chúc - một di sản vô giá, kết tinh tinh hoa tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.
Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”.
Khúc tráng ca bất tử của dân tộc Việt Nam

Khúc tráng ca bất tử của dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, có những khoảnh khắc đặc biệt, những lời tuyên ngôn như bản “thiên cổ hùng văn” về khẳng định chủ quyền hồn thiêng sông núi vang vọng suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân đồng bào vào sáng ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình có giá trị trường tồn cho muôn đời sau.
Xem thêm
Phiên bản di động