Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Phối hợp giải quyết ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đã tổ chức phiên họp lần thứ 11 và Lễ chuyển giao chức vụ Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy từ Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Ninh Bình sang UBND thành phố Hà Nội.  
phoi hop giai quyet o nhiem moi truong luu vuc song nhue song day Người dân Hà Nội đang “khát” không khí sạch
phoi hop giai quyet o nhiem moi truong luu vuc song nhue song day Tập trung làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm
phoi hop giai quyet o nhiem moi truong luu vuc song nhue song day Nên hạn chế phương tiện cá nhân theo lộ trình

Theo thông tin của Tổng cục Môi trường tại phiên họp, khoảng 85% các khu công nghiệp đóng trên địa bàn khu vực có hệ thống xử lý nước thải tập trung và tuân thủ khá tốt các quy định về bảo vệ môi trường; dưới 30% cụm công nghiệp đã và đang xây dựng trạm xử lý tập trung, trong đó riêng thành phố Hà Nội có trên 60%.

phoi hop giai quyet o nhiem moi truong luu vuc song nhue song day
Những bao tải phế liệu được xếp thành hàng dài ven bờ sông Nhuệ

Kết quả các đợt quan trắc trên lưu vực trong năm 2019 cho thấy tình trạng ô nhiễm nước thể hiện rõ nhất trên dòng chính sông Nhuệ và thượng nguồn sông Đáy đoạn chảy qua Hà Nội.

Các sông nội thành Hà Nội do tiếp nhận lượng lớn nước thải sinh hoạt đô thị và các cơ sở sản xuất, làng nghề nên chất lượng nước luôn ở mức thấp, ô nhiễm nặng và hầu như chưa được cải thiện.

Trên dòng chính sông Nhuệ, đoạn chảy qua Hà Nội, tại đầu nguồn (cống Liên Mạc) nước sông Nhuệ hầu như chưa bị ô nhiễm. Nước thải sông Tô Lịch - nguồn tiếp nhận nước thải chính của các quận nội thành Hà Nội là nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho sông Nhuệ, đặc biệt tại điểm Cầu Tó trở đi.

Chỉ số chất lượng nước vào mùa khô ở mức rất kém, nước sông bị ô nhiễm nặng; có cải thiện hơn trong mùa mưa nhưng vẫn ở mức kém, nước sông chỉ sử dụng được cho mục đích giao thông thủy.

Trước tình trạng trên, đại diện các bộ, ngành, một số địa phương cho rằng các vấn đề môi trường cấp bách cần được giải quyết liên vùng, liên tỉnh, cần có sự chung tay của nhiều bộ, ngành và kịp thời giải quyết các phản ánh từ thông tin báo chí, người dân.

Các đại biểu cũng đề xuất các giải pháp với nhiều hình thức phong phú, đa dạng trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức cho tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng nói chung, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác chủ động bảo vệ môi trường lưu vực sông của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương và cộng đồng xã hội; tìm kiếm thêm nguồn lực để giải quyết ô nhiễm như xã hội hóa, vốn vay; phương án ngăn vùng nước…

Ông Đinh Văn Điến, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy giai đoạn 2018-2019 đề nghị UBND các tỉnh thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy tập trung rà soát tiến độ và kết quả triển khai các nhiệm vụ, dự án đã được phê duyệt; điều tra, đánh giá, phân loại các nguồn nước thải trên địa bàn; xây dựng cơ sở dữ liệu các nguồn nước thải trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.

Đồng thời rà soát, đánh giá, khoanh vùng các nguồn nước thải lớn, tiềm ẩn rủi ro gây ra sự cố môi trường và áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ; quản lý và kiểm soát các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại mỗi địa phương; quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; tăng cường cơ chế phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh và đề xuất các dự án hoặc nhiệm vụ cấp thiết tại địa phương về xử lý chất thải để đảm bảo thực hiện những mục tiêu đề ra trong năm 2020.

Để tập trung bảo vệ môi trường, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh, kiên quyết không cho phép hoạt động đối với những khu công nghiệp không có khu xử lý nước thải tập trung; đẩy mạnh thanh tra đột xuất các cơ sở sản xuất, điều tra thống kê nguồn thải, các tỉnh cần đưa quy hoạch môi trường vào quy hoạch tổng thể trong xây dựng chiến lược quy hoạch môi trường 2021 - 2025; ưu tiên các nguồn vốn để xử lý nước thải tập trung.

PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hai Bà Trưng: An toàn tính mạng cho người dân là trên hết

Hai Bà Trưng: An toàn tính mạng cho người dân là trên hết

(LĐTĐ) Với hơn 4 nghìn dân sống ngoài khu vực đê phía bờ vở sông Hồng, quận Hai Bà Trưng đang chủ động các phương án “4 tại chỗ”, sẵn sàng di dời người và tài sản đến nơi an toàn.
Bí thư Quận ủy Hoàng Mai trực tiếp chỉ đạo công tác di dời người dân đến nơi an toàn

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai trực tiếp chỉ đạo công tác di dời người dân đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, tối 10/9, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Xuân Linh đã trực tiếp đi chỉ đạo công tác di dời người dân ở những vùng có nguy cơ ngập lụt đến các địa điểm an toàn trên địa bàn quận.
Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

(LĐTĐ) Chiều ngày 10/9, quận Bắc Từ Liêm đã di dời hơn 1.000 hộ dân ở vùng ảnh hưởng của ngập úng tới nơi an toàn, đồng thời yêu cầu các đơn vị, phường chủ động kịp thời chuẩn bị nhu yếu phẩm cho người dân sơ tán.
Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

(LĐTĐ) Đến 22h ngày 10/9, quận Ba Đình đã hoàn thành di dời 276 hộ dân với 1.059 nhân khẩu dọc bờ vở sông Hồng, thuộc phường Phúc Xá.
Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

(LĐTĐ) Chiều nay (10/9), do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên một số đoạn đê thuộc thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì (Hà Nội) nước dâng cao, có nguy cơ bị tràn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân. Để kịp thời ứng phó với thiên tai, các lực lượng cơ động và dân quân đã tích cực phối hợp với nhân dân địa phương dầm mưa đắp đê ngăn lũ.
Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) sau bão số 3 (Yagi), BHXH Việt Nam tiếp tục chỉ đạo cơ quan BHXH các cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế, cử cán bộ thường trực tại cơ sở khám chữa bệnh để giải quyết ngay những khó khăn vướng mắc, có phương án linh hoạt để đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh cho người dân.
Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

(LĐTĐ) Ngày 10/9, nước sông Hồng dâng cao nhanh, gây ngập lụt, cuộc sống tại các khu dân cư ven sông trên địa bàn Hà Nội bị đảo lộn. Trong đêm 10/9, khi nước dâng cao hơn, nhiều người dân hối hả, tất bật sơ tán tài sản, gia súc, gia cầm tới nơi an toàn.

Tin khác

Nước sông Hồng lên xấp xỉ báo động 2, nhiều khu vực ven sông có thể bị ngập sâu

Nước sông Hồng lên xấp xỉ báo động 2, nhiều khu vực ven sông có thể bị ngập sâu

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong khoảng từ 12 đến 24 giờ tới, mực nước sông Hồng, đoạn qua Hà Nội sẽ có thể lên mức xấp xỉ báo động 2. Vì thế, những khu vực ven sông như Phúc Xá, Phúc Tân, Bồ Đề... sẽ có thể bị ngập sâu.
Công an quận Đống Đa: Chủ động ứng phó bão, lũ ở mức cao nhất

Công an quận Đống Đa: Chủ động ứng phó bão, lũ ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Với tinh thần chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa bão, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống bão, lũ, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản.
Lũ trên sông Thao tại Lào Cai xuống chậm, lũ trên sông Hồng đang lên

Lũ trên sông Thao tại Lào Cai xuống chậm, lũ trên sông Hồng đang lên

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, lũ trên sông Thao tại thành phố Lào Cai tiếp tục xuống chậm; tại Yên Bái đang lên chậm. Lũ trên sông Lô (Tuyên Quang, Phú Thọ), sông Cầu (Bắc Ninh), sông Thương (Bắc Giang), sông Hồng (Hà Nội), sông Hoàng Long (Ninh Bình) đang lên.
Cập nhật mới nhất diễn biến mưa tại vùng núi và trung du Bắc Bộ trong chiều 10/9

Cập nhật mới nhất diễn biến mưa tại vùng núi và trung du Bắc Bộ trong chiều 10/9

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều tối 10/9 đến chiều 11/9, có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, cục bộ có nơi trên 120mm; riêng Lào Cai, Yên Bái có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm, cục bộ có nơi trên 200mm.
Huyện Chương Mỹ: Huy động hơn 5.000 người và 357 phương tiện ứng trực phòng, chống thiên tai

Huyện Chương Mỹ: Huy động hơn 5.000 người và 357 phương tiện ứng trực phòng, chống thiên tai

(LĐTĐ) Ngày 10/9, Chính quyền các địa phương cùng đoàn thể đã huy động tối đa lực lượng và phương tiện ứng trực phòng, chống thiên tai 24/24h; tích cực, khẩn trương hỗ trợ người dân sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.
Hà Nội phát lệnh báo động lũ cấp 1 trên sông Đuống

Hà Nội phát lệnh báo động lũ cấp 1 trên sông Đuống

(LĐTĐ) 12h30 ngày 10/9, ông Nguyễn Xuân Đại - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội, đã ký ban hành Lệnh báo động lũ cấp 1 trên sông Đuống tại địa phận quận Long Biên và các huyện Đông Anh, Gia Lâm.
Khẩn trương đóng cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình và Tuyên Quang

Khẩn trương đóng cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình và Tuyên Quang

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình và Tuyên Quang đóng 1 của xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình và đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào hồi 12h hôm nay (10/9).
Phường Phúc Xá (Ba Đình) sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn cho người dân vùng ven sông

Phường Phúc Xá (Ba Đình) sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn cho người dân vùng ven sông

(LĐTĐ) Phường Phúc Xá là địa bàn duy nhất của quận Ba Đình nằm hoàn toàn ngoài đê sông Hồng, do đó công tác bảo đảm an toàn cho người dân, phòng, chống lũ lụt được phường đặt lên hàng đầu. Các lực lượng chức năng đang nỗ lực ứng phó với mưa lớn, úng ngập để bảo đảm an toàn cho người dân.
Dồn lực khôi phục sản xuất sau bão

Dồn lực khôi phục sản xuất sau bão

(LĐTĐ) Thời điểm này, ảnh hưởng của cơn bão số 3 khiến nhiều diện tích lúa và hoa màu tại các huyện ngoại thành Hà Nội đã bị ngập úng, thiệt hại. Đáng chú ý, hiện các địa phương ngoại thành Hà Nội đã nhanh chóng thống kê thiệt hại, tập trung mọi nguồn lực, phương tiện, thiết bị, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Thành phố Hồ Chí Minh: Chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 3

Thành phố Hồ Chí Minh: Chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tăng cường các biện pháp chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 3.
Xem thêm
Phiên bản di động